HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ Bài 3.1 đến 3.13 (SBT)

Một phần của tài liệu PTNL TIN HỌC 11( BỘ 2) (Trang 83 - 88)

- Bài 3.1 đến 3.13 (SBT) V. RÚT KINH NGHIỆM. Ngày 8 tháng 11 năm ... TTCM ký duyệt 83

Tiết theo PPCT: 14 Ngày soạn : 13/11/... Ngày giảng: / 11/... ---★★★---

BÀI 10: CẤU TRÚC LẶP (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Hiểu thế nào là lặp và cấu trúc lặp;

- Hiểu rõ cấu trúc lặp với số lần biết trước;

- Hiểu rõ cú pháp, hoạt động của câu lệnh For – do dạng lặp tiến và dạng lặp lùi; - Biết ý nghĩa của câu lệnh lặp for – do

2. Về kĩ năng:

- Làm quen và bước đầu sử dụng được câu lệnh for – do để giải một số bài tập đơn giản

3. Về thái độ:

- Kích thích học sinh thêm yêu thích lập trình; - Học tập chủ động, tích cực

4. Năng lực hướng tới:

- Diễn đạt được câu lệnh lặp với số lần biết trước For - do;

- Mô hình hóa các dạng bài toán có sử dụng cấu trúc lặp với số lần biết trước.

II. PHƯƠNG PHÁP.

- Thuyết trình và Đàm thoại gợi mở.

- Nhóm nhỏ, nêu VĐ và PHVĐ.

III. PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên.

- KHBD, SGK, SGV

- Tổ chức hoạt động nhóm.

2.Học sinh.

- SGK, vở ghi. Đọc bài trước…

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

*/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

1. Mục tiêu: Học sinh nhớ được kiến thức. 2. Phương pháp, kỹ thuật: Vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: Câu hỏi tự luận.

5. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Nội dung hoạt động:

Câu hỏi: Một số câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức câu lệnh rẽ nhánh if – then. Câu 1. Cú pháp câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2. Sơ đồ hoạt động câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, dạng đủ Câu 3. Cú pháp câu lệnh ghép

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

*/ Hoạt động 2: Lặp

1. Mục tiêu: HS nắm vững khái niệm lặp 2. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm

4. Phương tiện dạy học: KHBD, máy tính, máy chiếu. 5. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi.

Nội dung hoạt động

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

1. Lặp

* Một số khái niệm:

Lặp là quá trình thực hiện đi thực hiện lại một công việc nào đó cho đến khi đủ số lần thực hiện đã xác định hoặc thỏa mãn điều kiện cho trước. Cấu trúc mô tả thao tác lặp là cấu trúc lặp

Có 2 dạng cấu trúc lặp : Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa biết trước

* Bài toán

với a là số nguyên và a >2

Bài toán 1. Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng

- Chú ý, ghi chép - Quan sát văn bản - Trả lời - Trả lời - Chú ý, ghi chép - Chú ý, quan sát - Trả lời GV: Đưa ra ví dụ đặt vấn đề

Đổ nước từ bể nước vào bình nước 20lit

Phát vấn: Nếu sử dụng ca 1lit thì ta phải đổ bao nhiêu lần?

Nếu sử dụng ca không biết dung tích thì ta phải đổ bao nhiêu lần?

Kết luận:

lặp, các dạng lặp GV: giới thiệu bài toán GV: phát vấn

Bài toán 2. Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng

Cho đến khi

+ Giống nhau:

● Xuất phát, S←1/a; ● Tiếp theo, S được cộng thêm một giá trị 1/a+N, với N =1,2,…

+ Khác nhau:

● Bài toán 1: việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc khi cộng vào s giá trị 1/a+100

● Bài toán 2: việc cộng vào tổng S kết thúc khi 1/a+N <0,0001

- Chú ý, lắng nghe và trả lời

Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau của 2 bài toán trên?

GV: phân tích bài toán để học sinh nhận thấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

● Bài toán 1: bài toán lặp với số lần biết trước

● Bài toán 2: bài toán lặp với số lần chưa biết trước

GV: Phát vấn xây dựng thuật toán giải bài toán 1, từ các phân tích bài toán đã thực hiện

GV: thuyết trình giới thiệu câu lệnh for- do dạng lặp tiến và dạng lặp lùi

GV: phát vấn

Câu lệnh là câu lệnh nào trong Pasal?

*/ Hoạt động 3: Lặp với số lần biết trước và câu lệnh For –do.

1. Mục tiêu: HS nhận biết câu lệnh For-do 2. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm

4. Phương tiện dạy học: KHBD, máy tính, máy chiếu. 5. Sản phẩm: HS lấy được ví dụ cho câu lệnh For-do Nội dung hoạt động

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

2. Lặp với số lần biết trước và câu lệnh For –do* Thuật toán Tong_1a * Thuật toán Tong_1a

Bước 1. S←1/a ; N←0; Bước 2. N←N+1;

Bước 3. Nếu N>100 thì chuyển đến bước 5; Bước 4. S←S+1/(a+N) rồi quay lại

+ Bước 2, 3, 4 + N = 1

+ N = 100 + 100 lần

GV: Phát vấn xây dựng thuật toán giải bài toán 1, từ các phân tích bài toán đã thực hiện

Trong thuật toán Tong_1a, quá trình lặp diễn ra ở những bước nào?

Khi bắt đầu tham gia quá trình lặp N nhận giá trị là bao nhiêu?

Khi kết thúc quá trình lặp N nhận giá trị bằng bao nhiêu?

bước 2;

Bước 5. Đưa S ra màn hình rồi kết thúc.

* Thuật toán Tong_1b

Bước 1. S←1/a ; N←101; Bước 2. N←N-1;

Bước 3. Nếu N<1 thì chuyển đến bước 5; Bước 4. S←S+1/(a+N) rồi quay lại

bước 2;

Bước 5. Đưa S ra màn hình rồi kết thúc.

* Nhận xét: có 2 dạng cấu trúc lặp với số lần biết trước là: Dạng lặp tiến và dạng lặp lùi

* Câu lệnh for-do dạng lặp tiến và dạng lặp lùi:

+ Dạng lặp tiến: For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <Câu lệnh>; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dạng lặp lùi: For <biến đếm>:= <giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <Câu lệnh>;

Trong đó: Biến đếm là biến đơn, thường có kiểu nguyên hoặc kiểu kí tự

Giá trị đầu, giá trị cuối: là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm và giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Nếu giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp không được thực hiện.

* Chú ý – SGK - 44

Giá trị của biến đếm được điều khiển tự động, câu lệnh sau Do không được thay đổi giá trị biến đếm

* Hoạt động của câu lệnh

Dạng lặp tiến: câu lệnh viết sau từ khóa Do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị đầu đến giá trị cuối.

- Nghe giảng, ghi bài - Suy nghĩ, trả lời

+ Bước 2. N←N - 1;

+ N = 1

+ N = 0 (N<1)

- Nghe giảng, ghi bài - Nghe giảng, ghi bài - Suy nghĩ, trả lời

+ Câu lệnh đơn: Câu lệnh gán..

+ Câu lệnh ghép

- Nghe giảng, ghi bài - Suy nghĩ, trả lời For N:= 1 to 100 do S:=S+1.0/(A+N); For N:= 100 downto 1 do S:=S+1.0/(a+N); - Chú ý, quan sát - Chú ý

Vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?

GV: Kết luận

GV: phát vấn xây dựng thuật toán Tong_1b

Nếu bước 1 gán biến tổng S = 1/a; và N = 101, theo em, biến đếm N sẽ thay đổi giá trị như thế nào ở bước 2, để đảm bảo quá trình lặp diễn ra đúng 100 lần và N nhận các giá trị 1,2, …,100?

Quá trình lặp sẽ kết thúc khi nào? Khi N có giá trị bằng bao nhiêu thì S được đưa ra màn hình?

GV: kết luận

GV: thuyết trình giới thiệu câu lệnh for- do dạng lặp tiến và dạng lặp lùi

GV: phát vấn

Câu lệnh là câu lệnh nào trong Pasal?

GV: thuyết trình chú ý – SGK - 44 GV: Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận

Viết câu lệnh lặp cho bài toán đã xét

GV: phát vấn

Nêu hoạt động của câu lệnh For – do?

GV: Minh họa bài toán trên PASCAL GV: giới thiệu bài toán

Viết chương trình in ra màn hình 10 lần xâu “xin chao” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu cầu học sinh quan sát hai chươn Rút ra ý nghĩa của câu lệnh lặp for-do

Dạng lặp lùi: câu lệnh viết sau từ khóa Do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp giảm từ giá trị cuối đến giá trị đầu.

C. CỦNG CỐ

- Cấu trúc lặp và các dạng cấu trúc lặp;

- Cú pháp và hoạt động của câu lệnh For-do dạng lặp tiến và dạng lặp lùi; - Ý nghĩa của câu lệnh;

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ

- Về nhà làm các bài tập trong sách bài tập và bài tập trong SGK Tin học 11. - Học bài, đọc trước nội dung tiếp theo.

Một phần của tài liệu PTNL TIN HỌC 11( BỘ 2) (Trang 83 - 88)