Kết quả phẫu thuật

Một phần của tài liệu Điều trị phẫu thuật động kinh thùy thái dương (Trang 92 - 101)

3.5.1. Kết quả phẫu thuật

Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật theo bảng phân loại theo Engel và cộng sự 1993

Bảng 3.13: Kết quả phẫu thuật phân loại cơn động kinh sau phẫu thuật

Phân loại theo Engel Số bệnh nhân Tỉ lệ %

Hết cơn động kinh (Class I) Ít cơn động kinh (Class II)

Cải thiện cơn động kinh (Class III) Không cải thiện (Class IV)

51 4 3 0 87,9 6,9 5,2 0 Tổng cộng 58 100%

Qua phân tích bảng trên, chúng tôi ghi nhận sau phẫu thuật, có 51/58 bệnh nhân (87,9%) hết cơn động kinh. Có 4 bệnh nhân ít cơn động kinh sau mổ, chiếm tỉ lệ 6,9% và 3 bệnh nhân cải thiện cơn động kinh sau mổ, chiếm tỉ lệ 5,2%. Không ghi nhận trường hợp nào không cải thiện cơn sau phẫu thuật.

3.5.2. Kết quả phẫu thuật theo phân loại của Engel và các yếu tố liên quan

3.5.2.1. Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và kết quả phẫu thuật

Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và kết quả phẫu thuật như sau: Bảng 3.14: Liên quan giữa các nhóm tuổi và kết quả phẫu thuật.

Nhóm tuổi Class I Class II Class III Class IV Fisher’s ANOVA

< 20 tuổi 7 0 0 0 p = 0,024 p = 0,013 20 – 29 10 1 0 0 30 – 39 15 0 1 0 40 – 49 12 0 0 0 50 – 59 3 1 0 0 > 60 tuổi 4 2 2 0 Tổng cộng 51 4 3 0

Qua phân tích bảng trên, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa tuổi phẫu thuật và kết quả sau phẫu thuật (kiểm định Fisher’s, p < 0,05) và nhóm tuổi > 60 tuổi có kết quả sau phẫu thuật kém so với nhóm tuổi còn lại mang ý nghĩa thống kê (Kiểm định ANOVA, p < 0,05).

3.5.2.2. Liên quan giữa thời gian động kinh và kết quả phẫu thuật

Mối liên quan giữa thời gian động kinh và kết quả phẫu thuật

Bảng 3.15: Liên quan giữa thời gian động kinh và kết quả phẫu thuật

Thời gian động kinh Class I Class II Class III Class IV Fisher’s

0 – 10 năm ≥ 10 năm 33 18 3 1 3 0 0 0 p = 0,68 Tổng cộng 51 4 3 0

Chúng tôi nhận thấy chưa có sự liên quan về thời gian động kinh với kết quả phẫu thuật (p > 0,05).

3.5.2.3. Liên quan giữa tuổi khởi phát và kết quả phẫu thuật

Mối liên quan giữa tuổi khởi phát và kết quả phẫu thuật như sau: Bảng 3.16: Liên quan giữa tuổi khởi phát và kết quả phẫu thuật.

Nhóm tuổi Class I Class II Class III Class IV Fisher’s ANOVA

< 20 tuổi 17 1 0 0 p = 0,014 p = 0,003 20 – 29 9 0 0 0 30 – 39 9 0 1 0 40 – 49 9 0 0 0 50 – 59 4 1 0 0 > 60 tuổi 3 2 2 0 Tổng cộng 51 4 3 0

Qua phân tích bảng trên, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa tuổi khởi phát cơn động kinh đầu tiên và kết quả sau phẫu thuật (Kiểm định Fisher’s, p < 0,05) và nhóm tuổi > 60 tuổi có sự khác biệt và kết quả sau phẫu thuật so với nhóm tuổi còn lại (kiểm định ANOVA, p < 0,05).

3.5.2.4. Mối liên quan giữa tuổi khởi phát và tuổi phẫu thuật

Bảng 3.17: Liên quan giữa tuổi khởi phát và tuổi phẫu thuật

Nhóm tuổi Tuổi khởi

phát Tuổi phẫu thuật T-test ANOVA < 20 tuổi 18 7 p = 0,0001 p = 0,0001 20 – 29 9 11 30 – 39 10 16 40 – 49 9 12 50 – 59 5 4 > 60 tuổi 7 8 Tổng cộng 58 58

Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về tuổi khởi phát cơn động kinh đầu tiên với tuổi phẫu thuật có ý nghĩa thống kê qua kiểm định T-test và ANOVA, p < 0,001).

3.5.2.5. Liên quan giữa loại cơn động kinh và kết quả phẫu thuật

Mối liên quan giữa loại cơn động kinh và kết quả phẫu thuật theo phân loại của Engel

Bảng 3.18: Liên quan loại cơn động kinh và kết quả phẫu thuật.

Phân loại cơn Class

I ClassII ClassIII ClassIV Fisher’s ANOVA

CB còn ý thức 11 4 0 0 p = 0,007 p = 0,63 CBSGYT khởi phát không

vận động 21 0 2 0

CBSGYT chuyển thành 19 0 1 0 CCCG 2 bên

Khởi phát có tiền triệu 25 1 1 0 p = 0,715 Khởi phát không tiền triệu 26 3 2 0

Tổng cộng 51 4 3 0

− Qua phân tích bảng trên, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa loại cơn động kinh với kết quả sau phẫu thuật (Kiểm định Fisher’s, p < 0,05). Chúng tôi không ghi nhận loại cơn động kinh nào có ảnh hưởng nhất đến kết quả sau phẫu thuật (Kiểm định ANOVA, p > 0,05).

− Qua phân tích bảng trên, chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa cơn khởi phát có tiền triệu hay không tiền triệu và kết quả sau phẫu thuật (Kiểm định Fisher’s, p > 0,05).

3.5.2.6. Liên quan giữa tần suất cơn động kinh và kết quả phẫu thuật

Bảng 3.19: Liên quan tần suất cơn động kinh và kết quả phẫu thuật.

Tần suất cơn Class

I Class II Class III Class IV Fisher’s

Cơn hàng ngày (> 30 cơn/tháng) 10 1 1 0 p = 1 Cơn hàng tuần (5-30 cơn/tháng) 19 1 1 0

Cơn hàng tháng (1-4 cơn/tháng) 22 2 1 0

Qua phân tích bảng trên, chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa tần suất cơn và kết quả sau phẫu thuật (Kiểm định Fisher’s, p > 0,05).

3.5.2.7. Liên quan giữa biến đổi trên điện não đồ và kết quả phẫu thuật

Mối liên quan giữa biến đổi trên điện não đồ và kết quả phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi như sau:

Bảng 3.20: Liên quan biến đổi trên điện não đồ và kết quả phẫu thuật.

Biến đổi trên EEG Class

I Class II Class III Class IV Fisher’s

Khu trú thùy thái dương 43 3 1 0 p = 0,17

Khu trú 1 bán cầu 7 1 2 0

Lan tỏa 2 bán cầu, ưu thế 1 bên 1 0 0 0

Tổng cộng 51 4 3 0

Qua phân tích bảng trên, chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa biến đổi điện não đồ và kết quả sau phẫu thuật (Kiểm định Fisher’s, p > 0,05).

3.5.2.8. Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện theo thang điểm Karnofsky và kết quả sau phẫu thuật

Mối liên quan giữa tình trạng bệnh nhân trước mổ và kết quả phẫu thuật Bảng 3.21: Liên quan về tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện và kết quả.

Karnofsky trước mổ Class I Class II Class III Class IV Fisher’s

50 – 70 3 2 3 0 p = 0,001

80 – 100 47 2 0 0

Tổng cộng 51 4 3 0

Qua phân tích bảng trên, chúng tôi nhận thấy rằng có mối liên quan rõ rệt giữa tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật và kết quả sau phẫu thuật (Kiểm định Fisher’s, p < 0,001).

Biểu đồ 3.9: Liên quan tình trạng nhập viện và kết quả phẫu thuật

3.5.2.9. Liên quan giữa phân loại tổn thương theo giải phẫu bệnh và kết quả sau phẫu thuật

Mối liên quan giữa kết quả giải phẫu bệnh và kết quả sau phẫu thuật trong nghiên cứu này

Bảng 3.22: Liên quan tổn thương theo giải phẫu bệnh và kết quả phẫu thuật.

Đặc điểm Class I Class II Class III Class IV Fisher’s

U thần kinh đệm độ ác thấp 7 0 0 0 p = 0,27 Tổn thương dạng mạch máu 13 0 0 0 U màng não 7 1 0 0 U sao bào 11 2 3 0 HS và FCD 13 1 0 0 Tổng cộng 51 4 3 0 bào.

- Tất cả 3 trường hợp có kết quả Class III sau mổ có giải phẫu bệnh là u sao

- Trong 4 trường hợp có kết quả Class II sau mổ có 1 trường hợp là xơ hóa hải mã, 2 trường hợp là u sao bào và 1 trường hợp u màng não.

- Qua số liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng không có mối liên quan rõ rệt giữa thương tổn giải phẫu bệnh và kết quả sau phẫu thuật (Kiểm định Fisher’s, p > 0,05).

3.5.2.10. Liên quan các yếu tố trước mổ và kết quả phẫu thuật

Qua những yếu tố liên quan trước phẫu thuật (biến cố độc lập) và kết quả sau phẫu thuật theo Engel (biến cố kết cục), chúng tôi sử dụng phép kiểm Multivariate có kết quả như sau:

Bảng 3.23: Sự liên quan giữa các nhóm trong yếu tố liên quan trước phẫu thuật và kết quả sau phẫu thuật theo Engel

Các yếu tố F P < 0,05

Tuổi phẫu thuật 4,5 0,015

Tuổi khởi phát 4,9 0,011

Karnofsky 22,1 0,0001

Qua bảng trên nhận thấy, những nhóm trong các yếu tố liên quan trước phẫu thuật (tuỗi phẫu thuật, tuổi khởi phát, Karnofsky) có liên quan đến kết quả sau phẫu thuật theo Engel có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Trong những biến số liên quan (biến độc lập) với kết quả phẫu thuật (biến phụ thuộc) được trình bày ở trên trong chương 2, chúng tôi sử dụng phân tích tương quan (correlation) và hồi qui (regression) đánh giá mức độ tương quan tuyến tính và đưa vào phương trình hồi quy.

Bảng 3.24: Phân tích tương quan giữa các yếu tố trước phẫu thuật và kết quả phẫu thuật

Các yếu tố Tương quan Pearson P (2-tailed)

Tuổi phẫu thuật 0,361 0,005

Tuổi khởi phát 0,380 0,003

Karnofsky 0,667 0,0001

Qua bảng trên, chúng tôi nhận thấy tuổi phẫu thuật, tuổi khởi phát, tình trạng trước phẫu thuật theo Karnofsky có tương quan với kết quả phẫu thuật theo Engel. Karnofsky tương quan mạnh nhất với kết quả phẫu thuật (Pearson = 0,667), kế đến

là tuổi khởi phát và tuổi phẫu thuật (Pearson lần lượt là 0,380 và 0,361), với p < 0,001.

Dựa vào kết quả sau phẫu thuật và các biến trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy đa biến nhận thấy có mối liên hệ độc lập giữa tuổi khởi phát, tình trạng lúc nhập viện và tần suất ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật (R = 0,741, p = 0,0001).

Phương trình hồi quy: Kết quả phẫu thuật theo Engel = 0,601*F_Karnofsky + 0,358*F_Tuổi khởi phát + 0,219*F_Tần suất cơn động kinh.

Một phần của tài liệu Điều trị phẫu thuật động kinh thùy thái dương (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w