Đặc điểm lâm sàng

Một phần của tài liệu Điều trị phẫu thuật động kinh thùy thái dương (Trang 107 - 110)

4.2.1. Triệu chứng động kinh thùy thái dương

Hai mươi bảy trong số 58 bệnh nhân cho biết có tiền triệu và 34 người không ghi nhận có tiền triệu, chiếm tỉ lệ lần lượt là 46,6% và 53,4%. Phổ biến nhất là cơn động kinh cục bộ suy giảm ý thức, chiếm tỉ lệ 74,1%, cơn động kinh cục bộ còn ý thức, có tỉ lệ 25,9%. Có thể có nhiều hơn một loại hoặc kết hợp động kinh ở bệnh nhân. Không có sự khác biệt nào về kiểu cơn được phát hiện giữa những bệnh nhân có tổn thương u não và những người không có tổn thương. Chúng tôi ghi nhận những cơn cục bộ suy giảm ý thức khởi phát không vận động hoặc cơn cục bộ suy giảm ý thức chuyển thành cơn co cứng co giật hai bên không có sự khác biệt theo từng loại sang thương não [35], [85].

Cơn động kinh khởi phát cục bộ xảy ra ở 100% bệnh nhân của chúng tôi, như những nghiên cứu khác đã ghi nhận [90], [97], [149]. Cơn cục bộ suy giảm ý thức chuyển thành co cứng co giật hai bên được thấy ở 34,4% bệnh nhân của chúng tôi. Jeong và cộng sự [90] thấy rằng sự hiện diện của GTCS sẽ là một yếu tố tiên

lượng tốt sau phẫu thuật. Mặt khác, Spencer và cộng sự [161] cho rằng không có GTCS sẽ là một yếu tố tiên lượng tốt sau cắt thùy thái dương trước. GTCS có liên quan đến sóng điện não lan rộng, có lẽ phản ánh sự lan truyền nhanh chóng của phóng điện một vùng biểu mô lớn hoặc đa ổ, mặc dù có tổn thương đã được xác định, những tổn thương này không lớn hơn so với vùng có cơn động kinh cục bộ trên lâm sàng [97], [116], [148].

Tiền triệu là một hiện tượng chủ quan và khách quan xảy ra trước các cơn động kinh có thể quan sát được. Đánh giá tiền triệu trong các cơn động kinh, các cơn động kinh khu trú cụ thể có thể hữu ích để xác định vị trí các vùng biểu sinh. Kuan và cộng sự [97] trên 331 bệnh nhân TLE cho thấy 36,4% bệnh nhân có cảm giác tiền triệu ở bụng và tỉ lệ này ở bệnh nhân MTS là 77,3%. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 46,6% trường hợp có tiền triệu, tập trung nhiều ở bệnh nhân MTS, phù hợp với các báo cáo [27], [97].

Zare và cộng sự [183] không thấy có mối quan hệ đáng kể giữa tiền triệu và số cơn động kinh sau phẫu thuật. Những phát hiện của nghiên cứu này trái ngược với các nghiên cứu tương tự khác. Asadi-Pooya và cộng sự [27] đánh giá mối liên quan giữa loại tiền triệu và kết quả sau phẫu thuật, báo cáo rằng cơ hội không bị động kinh ở bệnh nhân có tiền triệu thượng vị cao hơn, những bệnh nhân có cảm giác cồn cào ở thượng vị có cơ hội đáng kể để có kết quả sau phẫu thuật tốt hơn. Vài nghiên cứu khác nhận định tương tự với nghiên cứu của chúng tôi cho biết tiền triệu không thể dự đoán kết quả sau phẫu thuật ở bệnh nhân TLE. Dupont và cộng sự [61] nghiên cứu trên 400 bệnh nhân động kinh thái dương trong ghi nhận 876 tiền triệu, thành 12 loại khác nhau. Nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa những bệnh nhân có hoặc không có tiền triệu về kết quả sau phẫu thuật. Chúng tôi cũng nhận thấy không có sự liên quan giữa có hay không tiền triệu sẽ ảnh hưởng đến kết quả sau phẫu thuật TLE qua kiểm định Fisher’s, p > 0,05. Tiền triệu không phải là yếu tố cung cấp thông tin hữu ích về kết quả phẫu thuật.

4.2.2. Tần suất cơn

Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tần suất cơn động kinh hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng chiếm tỉ lệ lần lượt là 20,7%, 36,2% và 43,1%. Trong nhóm bệnh nhân có cơn động kinh hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng xuất hiện của IED chiếm tỉ lệ lần lượt là 72%, 47,6% và 32%. Theo Javidan và cộng sự [87] tần suất cơn động kinh giảm, tỉ lệ IED cũng giảm tương ứng. Ngoài ra, tỉ lệ xuất hiện trong nhóm “hàng ngày” cao hơn tỉ lệ xuất hiện trong nhóm “hàng tuần” hoặc nhóm “hàng tháng”. Tần số cơn động kinh càng thấp đi kèm với điện não đồ bình thường càng cao. Các nghiên cứu trước đây báo cáo rằng thời gian động kinh dài hơn và tần số cơn động kinh cao có liên quan độc lập với tần số tăng đột biến IED cao hơn trong bệnh động kinh thùy thái dương [47], [87]. Các nghiên cứu này gợi ý rằng ở những bệnh nhân có thời gian cơn động kinh lâu hơn hoặc tần suất động kinh cao hơn, IED từ thùy tổn thương có xu hướng lan truyền đến thùy thái dương hoặc đến các vùng não khác. Chúng tôi cũng ghi nhận kết quả tương tự, tần suất cơn động kinh càng nhiều thì tỉ lệ phát hiện IED càng cao. Lí do có thể xảy ra cho hiện tượng này có thể bao gồm việc xây dựng lại các mạng lưới thần kinh mới (bệnh lý) hoặc những bất thường về độ dẫn điện. Hơn nữa, độ dẫn điện đã được báo cáo là có tương quan thuận với thời gian dài hơn của bệnh động kinh ở một nhóm nhỏ bệnh nhân động kinh. Theo Fordvary và cộng sự [70] tần suất cơn động kinh trước phẫu thuật cao sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả sau mổ. Nhận định này chưa đồng thuận trong nhiều báo cáo gần đây, chưa ghi nhận mối tương quan thuận giữa tần suất cơn động kinh và kết quả sau phẫu thuật. Chúng tôi cũng chưa ghi nhận mối liên quan giữa tần suất cơn động kinh và kết quả sau phẫu thuật theo kiểm định Fisher’s, p = 0,96, phù hợp với đa số tác giả [26], [138], [139].

4.2.3. Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện

Qua bảng 3.5 trang 65, phần lớn bệnh nhân (86,2%) có thể tự chăm sóc bản thân, cơn động kinh kiểm soát kém, không thể tiếp tục được công việc, học tập phải đến khám và nhập viện điều trị. Ghi nhận 8/58 bệnh nhân (13,8%) cần phải có sự chăm sóc và điều trị tích cực do rối loạn tri giác, cơn động kinh khó kiểm soát hoặc

liệt vận động. Những tổn thương vận động hoặc chức năng vận động được bảo tồn tương quan trực tiếp với chức năng điều hành hoặc khả năng nhận thức chung. Thang điểm Karnofsky (KPS) là thang điểm được sử dụng thường xuyên đánh giá bệnh nhân trên cơ sở mức độ suy giảm chức năng của họ, chẳng hạn như khả năng làm việc hoặc chăm sóc bản thân. Các yếu tố nguy cơ chính đối với các chức năng nhận thức thần kinh kém hơn được xác định trong nhóm nghiên cứu này là tuổi cao hơn và giảm KPS. Nhấn mạnh kết quả của một nghiên cứu trước đây, tuổi và KPS là những yếu tố nguy cơ quan trọng hơn vị trí và kích thước khối u; những kết quả này cũng được xác nhận trên nhóm bệnh nhân có tổn thương nội sọ lành tính [66], [73], [75], [132].

Một phần của tài liệu Điều trị phẫu thuật động kinh thùy thái dương (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w