Những biểu hiện tâm lý con người trong thời gian giãn cách xã hội:

Một phần của tài liệu nhân tố ảnh hưởng của giãn cách xã hội đến sức khỏe tâm lí và hành vi lối sống của sinh viên trong đại dịch covid 19 (Trang 25 - 26)

Căng thẳng và sợ hãi: Khi bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội đầu tiên phản ứng cảm xúc của người trẻ có thể bao gồm sợ hãi tột độ và căng thẳng. Theo sau đó là các hành vi xã hội tiêu cực thường bị thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi và nhận thức sai lệch. (Julio Torres và cộng sự, 2020) Cụ thể là tích trữ quá mức, thử nhiều biện pháp phòng bệnh không chính thống, nhạy cảm với thay đổi trong xã hội, bối rối trong điều chỉnh sinh hoạt và gặp khó khăn trong việc học online.Số liệu của UNICEF cũng cho thấy 27% cho biết cảm thấy lo lắng và 15% trầm cảm sau 7 ngày cách ly xã hội, và đặc biệt có 43% phụ nữ so với 31% nam giới cảm thấy bi quan về tương lai.

Lo lắng: Lo lắng là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi con người đối mặt

với căng thẳng hoặc sợ hãi điều gì đó.Việc lo lắng trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần và dễ khiến con người ta bị mắc chứng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm. Nghiên cứu của Tang và các đồng nghiệp về ảnh hưởng của giãn cách xã hội với chứng lo âu năm 2021 đã nhận thấy 80% người trả lời chỉ ra một đặc điểm lo lắng và các đặc điểm có xu hướng nhiều lên và tệ đi khi thời gian giãn cách càng kéo dài. Chủ yếu là lo lắng về sức khỏe của bản thân và người thân gia đình.

Tức giận, cáu kỉnh: Tức giận, cáu kỉnh cũng là một trong những biểu

hiện đầu tiên trong giới trẻ khi thực hiện giãn cách. Do thói quen sinh hoạt bị đảo lộn, thiếu tiếp cận với nhu yếu phẩm và bị hạn chế giao tiếp trực

tiếp với xã hội cộng thêm việc bị nhốt trong nhà quá lâu khiến họ trở nên nhạy cảm và dễ bực bội. Căng thẳng kéo dài dẫn đến bức bối và thành viên trong gia đình thường sẽ là người phải gánh chịu những cơn tức giận bất thường này.

Chán nản: Chán nản là biểu hiện tâm lý khi con người bị mất động lực

và dần từ bỏ mọi thứ.Khi chán nản con người ta sẽ ở trong trạng thái không quan tâm đến môi trường xung quanh, lười biếng, cảm thấy không có gì để làm cả. Việc trạng thái này ngày được ghi nhận nhiều hơn ở người trẻ trong thời kỳ giãn cách là bởi họ không thể đi làm, đi học một cách bình thường và việc ở nhà quá lâu khiến họ không biết làm gì để giết thời gian.Theo nghiên cứu của UNICEF về Tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên đã chỉ ra rằng giãn cách xã hội tác động lớn đến cuộc sống thường nhật của giới trẻ khi 46% cho biết họ có ít động lực trong việc làm các hoạt động mà họ thường làm và 36% cảm thấy ít có động lực hơn để làm việc nhà thường xuyên.

Stress: Trong mỗi cuộc khủng hoảng cộng đồng, mọi người thường tìm kiếm thông tin liên quan đến sự kiện để được cập nhật về những gì đang xảy ra. Tuy nhiên, khi thông tin từ các kênh chính thức bị thiếu hoặc được phổ biến không thường xuyên, mọi người có thể tiếp xúc với một số thông tin sai lệch trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông.Điều này có thể làm tăng nguy cơ Stress và gây ra tâm lý bất ổn lâu dài cho người dân(Purgato và cộng sự, 2018).

Trầm cảm: Nghiên cứu của Laura Hawryluk và công sự (2004) cũng

ghi nhận xu hướng gia tăng các triệu chứng trầm cảm ở những người có thu nhập thấp đặc biệt là người trẻ khi họ thường là đối tượng dễ bị tổn thương khi thực hiện cách ly xã hội do thất nghiệp và nguồn cung tài chính bị sụt giảm.Việc không được giao tiếp với mọi người và rối loạn trong hoạt động sống cũng khiến các triệu chứng trầm cảm trở nên nặng hơn.

Một phần của tài liệu nhân tố ảnh hưởng của giãn cách xã hội đến sức khỏe tâm lí và hành vi lối sống của sinh viên trong đại dịch covid 19 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w