kỳ giãn các xã hội:
• Giáo dục và tự giáo dục:
Việc thay đổi hình thức dạy học từ trực tiếp trên lớp sang trực tuyến online đã làm rối loạn tâm lý và hành vi thường nhật của giới trẻ. Họ phải làm quen với cách học mới và phương pháp học thụ động trước đây hoàn toàn vô dụng. Giờ đây để hiểu rõ bài học, họ cần tập trung đọc và học trước hơn.Việc tìm kiếm tài liệu cũng trở nên khó khăn hơn làm cho quá trình tự học tự rèn luyện bây giờ được đặt lên hàng đầu. Họ sẽ phải học mà không có sự giám sát sát sao từ phía nhà trường điều này thường dễ dẫn đến tâm lý lười nhác, chán nản khi học tập.
Lý do mà người trẻ dễ bị sao nhãng khi học trực tuyến bởi vì họ không cảm thấy bị áp lực giám sát từ giáo viên. Họ dễ bị cuốn vào những thứ thú vị hơn trên mạng như game online, phim ảnh, âm nhạc,… Và thường có tâm lí xem nhẹ bài giảng mà giáo viên đang giảng bởi họ biết sẽ không một ai biết được họ có đang thực sự nghe giảng hay không.
Một lí do khác nữa là khi giãn cách quá lâu người trẻ dần đánh mất mục tiêu phấn đấu. Họ trở nên lười biếng, trì trệ trong công việc và cảm thấy thiếu động lực.
• Thời gian
Nghiên cứu của L Hawryluk và cộng sự (2004) và nghiên cứu của DL Reynolds và cộng sự (2008) đều cho thấy thời gian giãn cách lâu cũng là một nguyên nhân gây nên sự kém đi của sức khỏe tâm thần ở người trẻ. Cụ thể là các biểu hiện như stress, lo âu và tức giận. Mặc dù thời gian cách ly không giống nhau, nhưng L Hawryluk và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng những người bị cách ly hơn 10 ngày có các triệu chứng căng thẳng tâm lý cao hơn đáng kể so với những người bị cách ly dưới 10 ngày.
• Giao tiếp và hoạt động:
Giao tiếp và hoạt động là hai nhân tố không thể thiếu góp phần hình thành và ổn định tâm lý của một con người. Giao tiếp giúp con người kết nối chia sẻ tâm tư tình cảm với nhau. Hoạt động giúp con người gắn kết lại với nhau.Việc bị nhốt ở nhà khiến hai nhân tố này bị hạn chế và người trẻ là người chịu tác động hơn cả. Sự gò bó khi ở nhà; giảm tiếp xúc xã hội và tiếp xúc vật lý với những người khác dẫn đến buồn chán; thất vọng và cô đơn. Người trẻ sẽ dễ cảm thấy lo lắng và mệt mỏi hơn do không có ai để chia sẻ. Cuối cùng họ cảm thấy thất vọng và sự thất vọng ngày càng trầm trọng hơn khi họ không thể thực hiện sinh hoạt thường ngày, chẳng hạn như mua sắm nhu yếu phẩm( L Hawryluk và cộng sự, 2004) hoặc tham gia các hoạt động xã hội (H Jeong và cộng sự, 2016).
• Yếu tố gia đình:
Hệ thống lý thuyết gia đình của Murray Bowen: Bowen cho rằng sự thay đổi hành vi chức năng hoặc tình cảm của một cá nhân trong gia đình có khả năng ảnh hưởng đến hành vi và phản ứng tâm lý của các thành viên khác.
Dựa trên lý thuyết trên ta phân tích được một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến tâm lý của một cá nhân như sau. Việc một gia đình có người nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19 có thể làm gia tăng các cảm xúc tiêu cực trong nội bộ gia đình và gây ra căng thẳng quá mức. Nếu một người lo lắng thì nỗi lo đó sẽ được lan truyền giữa các thành viên trong gia đình. Khi sự lo lắng gia tăng, sự liên hệ tình cảm của các thành viên trong gia đình trở nên căng thẳng hơn là an toàn. Cuối cùng thì một hoặc nhiều thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy quá sức chịu đựng, bị cô lập hoặc mất kiểm soát. Họ có thể chìm trong đau khổ, lo âu triền miên và đôi khi là trầm cảm.
Phải ở trong nhà quá lâu cũng được chứng minh là gây ra các ảnh hưởng về mặt cảm xúc như cáu kỉnh, chán nản. Việc phải ở nhà và gặp gỡ gần như 24/24 h với nhau cha mẹ của họ chẳng những không giúp tình cảm khắng khít mà còn khiến các xung đột trong các mối quan hệ gia đình hiện ra rõ ràng hơn. Đó là mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, bất đồng quan điểm và xung đột trong các thói quen,sở thích của nhau. Đỉnh điểm của mâu thuẫn có thể là bạo lực gia đình, bạo lực tinh thần.
• Các yếu tố về nhu cầu:
Đối đầu với đại dịch Covid-19, hàng triệu người trẻ đã phải thực hiện dãn cách xã hội trong hàng tháng trời và dựa trên kim tự tháp nhu cầu của Maslow ta có thể hiểu thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của họ:
• Thiếu hụt về nhu cầu sinh lý:
Cụ thể hơn là thiếu hụt về nhu yếu phẩm. Quá trình cách ly với xã hội việc không được đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản (đồ ăn, thức uống, chỗ ở,…) là một nguồn cơn gây nên thất vọng (RJ Blendon và cộng sự, 2004) và gián tiếp gây ra lo lắng và giận dữ (H Jeong và cộng sự, 2016).
Gặp vấn đề về tài chính gây ảnh hưởng lớn lên cuộc sống người trẻ. Họ là đối tượng vẫn còn bấp bênh trong công việc và phần lớn vẫn đang phụ thuộc vào gia đình. Trong nghiên cứu của U Pellecchia và cộng sự (2015) xem xét tác động của giãn cách xã hội lên vấn đề tài chính đã chỉ ra sự gia tăng của tình trạng khủng hoảng trầm trọng cho nền kinh tế. Đây được coi là một yếu tố gây ra các triệu chứng rối loạn tâm lý (M Mihashi và cộng sự, 2009) cả tức giận và lo lắng (H Jeong và cộng sự, 2016).
• Nhu cầu an toàn:
Các nghiên cứu của H Jeong và cộng sự(2016) và L Hawryluk và cộng sự(2004) nhận thấy sự gia tăng nỗi lo cho sức khỏe bản thân và cho các thành viên trong gia đình ở những người cách ly xã hội do đại dịch lớn hơn rất nhiều so với những người không phải dãn cách xã hội. Họ cũng trở nên đặc biệt lo lắng đối với các triệu chứng thể chất như: sốt, ho và sợ rằng mình có thể đã nhiễm bệnh.
• Nhu cầu xã hội:
Bị cách li hoàn toàn với bên ngoài, chỉ giao tiếp trực tuyến thôi là chưa đủ. Cho dù người đó là người hướng nội hay là người hướng ngoại thì con người cần được giao lưu tình cảm trực tiếp. Họ cảm thấy an toàn khi hòa mình vào một đám người, mong muốn được xã hội chấp nhận và yêu thương, mong muốn được gần gũi với bạn bè, gia đình. Con người cần yêu và được yêu nếu không hậu quả về tâm lý sẽ là cô đơn, lo lắng dẫn đến trầm cảm, lo âu, tự kỷ và tự hủy hoại bản thân. Đôi khi việc không tiếp xúc với xã hội trong thời gian dài cũng sẽ sinh ra chứng trầm cảm.