• Môi trường sống
Môi trường sống là sự quan tâm hàng đầu đối với hầu hết chúng ta khi chúng ta chọn nơi sinh sống làm việc cũng như nghỉ ngơi. Môi trường ảnh hướng đến sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần của chúng ta. Sự thay đổi của môi trường sống có thể dẫn đến tình trạng rối nhiễu hành vi ở con người
Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến hành vi con người đã được một số nhà tâm lý học đề cập đến. Ví dụ như, Kurt Lewin đã thừa nhận rằng con người bị ảnh hưởng bởi môi trường tâm lý của họ, môi trường này bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Robert Baker và Herbt cũng cho rằng hành vi của chúng ta bị tác động bởi hoàn cảnh xuất hiện hành vi đó. Nhà tâm lý học người Nga Ivan M.Sechennov cũng cho rằng các kích thích của môi trường bên ngoài kiến tạo nên hành vi của con người.
Vào năm 1913, John B. Watson đưa ra thuyết hành vi của mình và cho rằng hành vi là những phản ứng có điều kiện của cơ thể đối với tác động ngoại cảnh mà chúng ta có thể quan sát và ghi nhận được. Ông sử dụng mô hình kích thích và phản hồi hay còn gọi tắt là mô hình S-R để phân tích hành vi con người. Theo mô hình này phản ứng R xuất hiện khi có tác động của một kích thích S. Với mô hình này Waston khẳng định rằng hành vi là những phản ứng máy móc nhằm đáp ứng kích thích, giúp cơ thể thích nghi được với môi trường xung quanh, con người thụ động và chịu sự tác động, chi phối hoàn toàn của hoàn cảnh ngoại cảnh.
Hình 2.1 Mô hình kích thích và phải hồi S - R
Có thể thấy việc giãn cách xã hội đã làm thay đổi môi trường sống của các sinh viên. Các sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với trường lớp, khu vui chơi giải
trí, hàng quán… thì sau giản cách họ bị bắt buộc ở nhà toàn thời gian khiến cho môi trường sống của họ bị thay đổi.
Ví dụ: Trong nghiên cứu của Suksatan và cộng sự (2021) đã chỉ ra sinh viên khi trở nên thiếu tập trung hơn khi đổi từ môi trường học trên lớp sang môi trường học trực tuyến
• Sự tương tác với xã hội
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều có những mối quan hệ với gia đình và xã hội. Trong mối quan hệ đó con người chịu sự chi phối của các hệ thống cấu trúc xã hội phức tạp. Cấu trúc này định hướng cho hoạt động, cũng như hành vi của con người
Lý thuyết của học tập xã hội của Albert Bandura đã chỉ ra rằng qua quan sát của người khác con người có thể thay đổi hành vi của mình. Từ đó lượng giá giá ứng xử của bản thân theo các chuẩn mực của cá nhân và tự điều chỉnh hành
vicủa bản thân. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân. Theo Bandura, phần lớn hành vi của con người được hình thành từ quan sát và bắt chước hành vi của người khác. Bandura lập luận rằng trong các tình huống xã hội, mọi người thường học nhanh hơn nhiều chỉ đơn giản bằng cách quan sát hành vi của người khác. Con người dường như tiếp thu một lúc nhiều hành vi mới, chỉ thông qua quan sát. Điều này cho thấy, việc hình thành hành vi không chỉ nhờ củng cố trực tiếp các phản ứng có kết quả, mà có thể học qua kinh nghiệm của người khác bằng cách củng cố gián tiếp khi quan sát hành vi và kết quả của những hành vi đó.
• Nhận thức của mỗi bản thân con người
Thuyết hành vi cổ điển của Watson có một đóng góp vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu hành vi của con người, thế nhưng thuyết của ông là có hai vấn đề tồn đọng. Thứ nhất chính là tính tự phát của hành vi, một số hành vi của con người có thể xảy ra mà không cần có sự kích thích của tác nhân bên ngoài. Vấn đề thứ hai chính là sự đa dạng về hành vi của mỗi cá nhân, dù cho trong cùng một hoàn cảnh kính thích thì mỗi người cũng sẽ cho ra mỗi phản ứng khác nhau. Để giải quyết hai vấn đề này, các nhà tâm lý học nổi tiếng như Edward C. Tolman, Clark. Hull đã xây dựng nên thuyết nhận thức hành vi, đồng thời thêm yếu tố O (organismic hay còn gọi là chủ thể) xen giữa mô hình S-R và tạo thành S-O-R
Theo thuyết nhận thức và hành vi biểu đạt bản chất của lý thuyết này là việc tách biệt ý thức và hành vi. Chính tư duy quyết định hành vi chứ không phải ngoại cảnh. Sở dĩ con người có những hành vi khác nhau trong cùng một hoàn cảnh là do nhận thức của mỗi người là khác nhau. Như vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai và lý giải sai.. Theo mô hình S-O-R, các kích thích từ ngoại cảnh sẽ tác động đến nhận thức, suy nghĩ và tâm lý của chủ thể từ đó chủ thể sẽ đưa ra phản ứng thích hợp dựa trên nhận thức của mình. Nhờ lý thuyết nhận thức và hành vi ta có thể lý giải vì sao đôi khi không có kích thích hành vi của con người vẫn có thể diễn ra bởi vì con người có những suy nghĩ và nhận thức riêng của bản thân, đồng thời bởi vì mỗi người đều có một nhận thức riêng nên hành vi của mỗi người sẽ là khác nhau trong cùng một hoàn cảnh.
Hình 2.2 Mô hình S - O - R
• Kinh nghiệm của mỗi cá nhân
Theo L.X.Vưgootxki, hành vi người có cấu trúc khác hẳn về chất so với hành vi của động vật. Cấu trúc hành vi của con người bao gồm kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm kép. Những kinh nghiệm này đều xuất phát từ lao động, trong quá trình truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người này sang người khác và trong quá trình lĩnh hội kinh nghiệm, biến cái chung thành cái riêng có của mỗi cá nhân. (Sách Tuyển Tập Tâm Lý Học - L. X. Vưgốtxki)
• Nhu cầu cá nhân
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...Tuy nhiên, tuỳ theo nhận thức, kiến thức, hoàn cảnh, thứ bậc các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn.