Từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng của giãn cách xã hội đến sức khỏe tâm lý và hành vi lối sống của sinh viên trong thời kỳ Covid-19, nhóm có đề xuất một số giải pháp cho đối tượng nghiên cứu một số giải pháp sau:
● Giảm thiểu rủi ro từ yếu tố môi trường và xã hội
Về giả yếu tố môi trường và xã hội thì đây là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tâm lý và hành vi lối sống của sinh viên. Với giả thuyết H2 được chấp nhận là yếu tố môi trường và xã hội tác động ngược chiều đến sức khỏe tâm lý và hành vi lối sống của sinh viên. Sinh viên sẽ dễ bị các vấn đề tâm lý khi bị ảnh hưởng bởi những vấn đề như: (1) giảm tương tác với người thân khi bản thân đang trong thời gian giãn cách xã hội, (2) dễ phát sinh những hiểu lầm không đáng có khi thời gian dài không thể gặp mặt trực tiếp với bạn bè người thân, (3) những người hướng ngoại thường xuyên đi giao lưu tham gia các hoạt động ngoại khóa phải thay đổi thói quen của mình trong thời gian dài,
(4) những lo lắng phơi nhiễm với môi trường nguy cơ ở các cơ sở lâm sàng khi tình hình học tập trở lại bình thường. Do đó để giảm thiểu những rủi ro từ vấn đề môi trường sống cũng như từ xã hội, sau thời gian giãn cách nhà nước nên có những hoạt động và chính sách khác hiệu quả hơn để ngăn ngừa dịch bệnh, hạn chế thực hiện giãn cách xã hội để tránh gây áp lực lên tâm lý của người dân nói chung và sinh viên nói riêng.
Để giảm thiểu rủi ro từ môi trường sống và xã hội đến sức khỏe tâm lý của sinh viên, sau thời gian đại dịch, nhà trường cũng như các tổ chức giáo dục nên tạo điều kiện cho sinh viên tham gia kết nối ở các hoạt động ngoại khóa nhưng vẫn đảm bảo các quy tắc phòng dịch để lấy lại sự bình thường của xã hội.
Giải pháp:
- Gia đình, người thân, bạn bè nên quan tâm đến các sinh viên nhiều hơn bằng những hành động hoặc lời nói, lời cổ vũ, động viên
- Sinh viên nên tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài (Nhưng vẫn phải tuân thủ quy tắc 5K phòng chống dịch)
- Bên cạnh đó, nhà trường nên để nước xịt khuẩn, máy đo thân nhiệt, khẩu trang ở nhiều nơi trong trường để sinh viên có thể phòng chống dịch tốt
nhất.
● Giảm thiểu rủi ro từ yếu tố ăn uống:
Yếu tố thay đổi trong thói quen ăn uống cũng tác động lớn đến sức khỏe tâm lý và được ghi nhận có sự thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt và hành vi của sinh viên. Với giả thuyết H3 được chấp nhận là yếu tố ăn uống tác động ngược chiều đến vấn đề nghiên cứu. Mặc dù giãn cách xã hội giúp chúng ta có nhiều thời gian để tự nấu ăn song bởi sự hạn chế đi lại và các lệnh phân bổ thời gian mua sắm đã khiến giỏ hàng của người tiêu dùng nghiên về những thực phẩm đóng hộp hơn là các thực phẩm tươi như rau thịt cá(Berta Vidal-Mones và cộng sự,2021). Lý do về việc thay đổi trong thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý có thể đến từ vấn đề dinh dưỡng. Khi nhóm nghiên cứu ghi nhận tăng mức độ tiêu thụ đồ ăn vặt, nước có ga. Một lý do nữa là việc ăn
uống không điều độ. Sinh viên thừa nhận rằng lúc thì họ ăn rất nhiều nhưng có lúc lại chẳng ăn gì. Việc một số sinh viên ăn uống theo cảm xúc và ăn rất nhiều bởi có thời gian rảnh cũng là một vấn đề đáng lưu ý khi nó có thể làm gia tăng tỷ lệ thừa cân ở người trẻ.
Giải pháp:
- Các sinh viên nên xây dựng cho mình một chế độ ăn, uống lành mạnh:
+ Ăn ít nhất 400g rau củ quả mỗi ngày
+ Giảm lượng chất béo xuống dưới 30% tổng năng lượng nạp vào mỗi ngày; dùng chất béo thực vật và loại bỏ các món chiên xào
+ Giảm mức tiêu thụ muối xuống dưới 5g một ngày
+ Giảm lượng đường nạp thêm xuống dưới 10% (đường từ bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống đóng gói…)
- Các sinh viên nên chọn thực phẩm tươi và sạch để ăn, ngoài ra sinh viên cũng nên ăn, uống đúng giờ, đúng bữa để có một sức khỏe tốt.
● Giảm thiểu rủi ro từ yếu tố giấc ngủ:
Yếu tố giấc ngủ có tác động đến sức khỏe tâm lí và hành vi lối sống của sinh viên. Với giả thuyết H1 được chấp nhận là yếu tố tác động ngược chiều với vấn đề nghiên cứu. Bài nghiên cứu ghi nhận một tỉ lệ lớn sinh viên tham gia khảo sát thức khuya và có thói quen ngủ bất thường trong suốt thời gian giãn cách xã hội . Họ cũng thừa nhận rằng việc học online khiến họ chủ quan hơn về vấn đề giờ giấc khi họ chỉ cần mở máy tính lên và ghi hình lại bài giảng là đã có thể dùng thời gian học cho việc ngủ bù.Thói quen mới này không những gây hại cho cơ thể, nội tạng mà còn gây tổn hại không nhỏ lên tâm sinh lí.
Do đó để giảm thiểu những rủi ro từ vấn đề giấc ngủ điều quan trọng là sinh viên tạo được tinh thần tự giác. Nhận thức được những tiêu cực mà vấn đề này mang lại sinh viên nên tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Ngủ đúng giờ và trước nửa đêm sẽ giúp cơ thể sản xuất và kiểm soát được chất serotonin - chất được sản sinh trong não và có khả năng điều tiết cảm xúc của mỗi người.
● Giảm thiểu rủi ro từ yếu tố tài chính:
Yếu tố tài chính cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lí và hành vi lối sống của sinh viên trong đại dịch. Với giả thuyết H4 được chấp nhận là yếu tố tài chính tác động ngược chiều đến vấn đề nghiên cứu. Sinh viên sẽ dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý với những vấn đề như: đại dịch làm gián đoạn công việc làm thêm và gây ảnh hưởng đến kỳ thực tập, tài chính gia đình khó khăn và tài chính bản thân khó khăn. Do đó để giảm thiểu rủi ro từ vấn đề tài chính, nhà nước cần tạo nhiều cơ hội việc làm thêm cho sinh viên. Bên cạnh đó, nhà trường cần hỗ trợ một ít học phí cho sinh viên và gia hạn thêm thời gian nộp học phí cho sinh viên.
● Giảm thiểu rủi ro từ yếu tố quá tải công việc
Yếu tố quá tải là yếu tố gây ảnh hưởng nhỏ nhất trong các yếu tố thỏa mãn phương trình hồi quy.Với giả thuyết H5 được chấp nhận là yếu tố tác động ngược chiều đến sức khoẻ tâm lý và hành vi của sinh viên. Việc giảng viên cho nhiều bài tập nhóm và bài thuyết trình vô hình chung đã gây ra áp lực tâm lý
không nhỏ lên sinh viên. Nhóm nghiên cứu ghi nhận được một lượng lớn phản hồi về việc sinh viên cảm thấy khó khăn để hoàn thành bài tập nhóm tốt. Sự thiếu tương tác trực tiếp với bạn cùng nhóm cộng thêm khối lượng bài tập và bài thuyết trình lớn khiến sinh viên dễ trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Lý do thứ hai là sinh viên cảm thấy khó bắt kịp tiến độ học tập online. Khi họ thường xuyên phải xem lại bản ghi hình buổi học, điều này nghĩa là thời gian học của họ bị đôn lên gấp đôi.
Vì vậy để giảm thiểu rủi ro từ việc quá tải công việc, giảng viên nên điều chỉnh lại lượng bài tập về nhà cho sinh viên và lượng bài trên lớp để sinh viên có đủ thời gian để tiếp thu bài một cách đầy đủ nhất.
● Giảm thiểu rủi ro từ yếu tố lo lắng
Yếu tố lo lắng tuy không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và hành vi của sinh viên khi bị loại khỏi phương trình hồi quy. Nhưng theo những nghiên cứu của tổ chức Mind về tác động của Covid-19 lên sức khoẻ tâm lý thì vấn đề lo lắng nhất là lo lắng người thân bạn bè vẫn là nhân tố chính dẫn đến sự sụt giảm sức khỏe tâm thần ở người trẻ. Nghiên cứu của Eugene Koh Boon Yau và công sự (2020) cũng chỉ ra rằng lo lắng cũng gây nên một số thay đổi trong hành vi của những người sống dưới lệnh giãn cách như ghi nhận hành vi mua hàng tích trữ, di chuyển hàng loạt dù trong thời gian hạn chế di chuyển và thậm chí là trốn khỏi các cơ sở điều trị. Bởi vậy chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ rủi ro từ yếu tố lo lắng.