Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu nhân tố ảnh hưởng của giãn cách xã hội đến sức khỏe tâm lí và hành vi lối sống của sinh viên trong đại dịch covid 19 (Trang 47)

Tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS26 thông qua các giai đoạn:

- Kiểm tra độ tin cậy của thang đo:

+ Độ tin cậy thang đo được đánh giá thông qua tính nhất quán

nội tại của các biến đo lường bằng cách sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha kiểm tra độ tin cậy của các thang đo trong mô hình. Qua đó trước khi việc phân tích nhân tố EFA được diễn ra nhóm có thể loại bỏ các biến không phù hợp có thể tạo ra các nhân tố giả.

+ Hệ số Cronbach’s Alpha theo lý thuyết từ 0.6 trở lên thì có thể sử dụng được và. Hệ số đạt giá trị càng cao càng tốt tuy nhiên nếu α>0.95 nên được xem xét lại (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

+ Sau khi kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, nhóm nghiên cứu quyết định loại các biến có hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0.3, cũng như các yếu tố có hệ số tin cậy bé hơn 0.6.

- Phân tích nhân tố khám phá:

+ Sau khi được đánh giá độ tin cậy thang đo được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

+ Kiểm định Barlett để xem xét các biến có tương quan với nhau hay không. Nếu p-value < 5% hay Sig. < 0.05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

+ Kiểm định KMO là chỉ số dùng để để so sánh giá trị của hệ số tương quan giữa hai biến với giá trị của hệ số tương quan từng phần.. Điều kiện để sử dụng được EFA thì KMO phải tối thiểu lớn hơn 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

- Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính:

+ Thông qua hệ thống ma trận hệ số tương quan đánh giá sự tương quan giữa các biến.

+ Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy.

+ Kiểm tra vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy.

Tóm tắt chương 3

Ởchương 3, nhóm đã trình bày chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu. Trong đó, quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua thu thập câu trả lời phỏng vấn từ 20 sinh viên thuộc đối tượng tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính giúp hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu hình thành nên mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi thu thập từ nghiên cứu định tính trên thang đo Likert 5. Chương 3 cũng trình bày các phần liên quan đến quá trình nghiên cứu định lượng như: thiết kế mẫu, thu thập dữ liệu, đưa ra cách thực hiện cho việc phân tích dữ liệu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát online đối với các sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM. Có tới 644 sinh viên tham gia khảo sát, tuy nhiên nhóm đã học và loại bỏ 21 bảng câu hỏi không hợp lệ và thu về 623 mẫu đạt chuẩn.

Phần mở đầu của bảng khảo sát là các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên bao gồm: giới tính, năm sinh viên, tình trạng dịch bệnh khu vực sinh sống và tình trạng tiêm vaccine.

Giới tính

Năm sinh viên

Tình trạng dịch bệnh khu vực đang sinh sống trong quá khứ và hiện tại

Tình trạng tiêm chủng vaccine

Về giới tính, tỉ lệ sinh viên nữ của trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tham gia khảo sát cao vượt trội hơn so với sinh viên nam, cụ thể nữa chiếm đến 71,1% trong khi nam chỉ chiếm 15,1%

Dựa vào bảng thống kế có thể thấy đa số đối tượng tham gia khảo sát là sinh viên năm nhất (chiếm 49.1%) kế tiếp lần lượt là sinh viên năm hai, năm ba và năm tư. Qua đó có thể nhận thấy mức độ quan tâm của sinh viên năm nhất dành cho sức khỏe tâm lý của bản thân.

Về tình trạng dịch bệnh khu vực sinh sống, hơn một nửa các sinh viên tham gia khảo sát đều đã từng hoặc đang sinh sống trong vùng dịch (chiếm 66.9%), trong khi đó số sinh viên chưa từng sinh sống trong vùng dịch chiếm 19.2%.

Về tình trạng tiêm chủng vaccine phòng ngừa virus Corona, đa số các sinh viên tham gia khảo sát đã được tiêm ít nhất 1 mũi, cụ thể tiêm 1 mũi chiếm 44.3% và tiêm mũi 2 chiếm 37.3%. Số sinh viên chưa tiêm mũi nào chỉ chiếm 4.6%.

4.2. Kiểm định đánh giá thang đo

Các thang đo được đánh giá qua hai công cụ: (1) Hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha và (2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha

Thang đo 7 yếu tố tác động đến tâm lý sinh viên trường Đại học Quốc gia TPHCM có kết quả đánh giá độ tin cậy như sau:

Cronbach’s Alpha = 0.848

Bảng 4.1.2 Cronbach’s Alpha của thang đo “yếu tố lo lắng”

Tất cả ba biến quan sát của thang đo “yếu tố lo lắng” đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, cụ thể giao động từ 0.699 đến 0.754. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo cũng đạt giá trị 0.848 > 0.6. Vì vậy các biến quan sát của “yếu tố lo lắng” đều có thể sử dụng ở các bước phân tích kế tiếp.

GN2 GN3 GN4

Cronbach’s Alpha = 0.746

Bảng 4.1.3 Cronbach’s Alpha của thang đo “yếu tố giấc ngủ”

Bốn biến quan sát của thang đo “yếu tố giấc ngủ” đều đạt hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và biến thiên từ 0.446 đến 0.704, đồng thời hệ số Cronbach's Alpha của thang đo cũng đạt yêu cầu nhóm nghiên cứu đề ra (lớn hơn 0.6) với giá trị đạt được là 0.746. Vậy có thể sử dụng tiếp các biến quan sát

“yếu tố giấc ngủ” cho các phân tích tiếp theo.

Cronbach’s Alpha = 0.791

Bảng 4.1.4 Cronbach's Alpha của thang đo “yếu tố ăn uống”

Thang đo “yếu tố ăn uống” với bốn biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu đề ra (lớn hơn 0.3), đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo có giá trị 0.791>0.6. Vì vậy có thể sử dụng tiếp các biến quan sát của thang đo “yếu tố ăn uống” cho bài nghiên cứu.

MX4 0.602 0.831

MX5 0.677 0.810

Cronbach’s Alpha = 0.847

Bảng 4.1.5 Cronbach's Alpha của thang đo “yếu tố môi trường và xã hội”

Thang đo “yếu tố môi trường” gồm năm biến MX1 đến MX5 với hệ số tương quan biến tổng biến thiên từ 0.602 đến 0.749 và hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.847. Cả hai hệ số của thang đo đều đạt yêu cầu, cụ thể hệ số tương quan biến tổng từng biến lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Vì vậy nhóm nghiên cứu có thể tiếp tục sử dụng các biến thuộc thang đo “yếu tố môi trường và xã hội” cho bước phân tích tiếp theo

Cronbach’s Alpha = 0.873

Bảng 4.1.6 Cronbach's Alpha của thang đo “yếu tố tài chính”

Thang đo “yếu tố tài chính” gồm ba biến quan sát TC1, TC2, TC3 với hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0.758, 0.727, 0.787 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.873>0.6. Vì vậy thang đo “yếu tố tài chính” đạt yêu cầu

Cronbach’s Alpha = 0.883

Bảng 4.1.7 Cronbach's Alpha của thang đo “yếu tố quá tải công việc”

Thang đo “yếu tố quá tải công việc” với bốn biến QT1 đến QT4 đều cho kết quả hệ số tương quan lớn hơn 0.3. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đạt 0.883>0.6. Cả hai hệ số đều thỏa mãn yêu cầu nhóm nghiên cứu đề ra nên các biến sẽ tiếp tục được sử dụng ở bước phân tích tiếp theo.

Cronbach’s Alpha = 0.904

Bảng 4.1.8 Cronbach's Alpha của thang đo “sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên trong thời gian giãn cách xã hội”

Thang đo đo “sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên trong thời gian giãn cách xã hội” gồm năm biến TL1 đến TL5 đều cho kết quả của hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Vì vậy các biến của thang đo đều đạt độ tin cậy.

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một thang đo phụ thuộc và 6 thang đo độc lập sau khi tiến hành phân tích đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha đều cho kết quả đạt đủ độ tin cậy. Vì vậy tất cả thang đo đều được giữ nguyên và tiến hành phân tích nhân tố EFA.

4.2.2.1. Phân tích nhân tố EFA biến độc lập Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin

Kiểm định Bartlett

Bảy thang đo độc lập với 29 biến quan sát sau khi kiểm định KMO và Bartlett cho kết quả KMO=0.898 > 0.5 và Sig < 0.05. Thông qua kết quả kiểm định có thể thấy các biến có tương quan với nhau và đủ điều kiện để phân tích nhân tố. MX2 MX5 MX1 MX4 MX3 QT4 QT3 QT2 QT1 AU4 AU3 AU2 AU1 TC3 TC1 TC2 LL1 LL2 LL3 download by : skknchat@gmail.com

GN2 GN1 GN3 GN4 0.767 0.706 0.693 0.609 Bảng 4.2.2 Bảng ma trận xoay biến độc lập

Tổng phương sai trích của 23 biến độc lập ở bảng trên đạt 69.218% > 50%, cho thấy 6 nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên giải thích được 70.111% biến thiên của dữ liệu. Trị số eigenvalue đạt giá trị 1.113

>1 và tất cả hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 ,vì vậy đạt yêu cầu về kiểm định, các biến quan sát được giữ lại để phân tích.

Quan sát bảng 4.2.2 còn có thể thấy các biến quan sát của từng nhân tố đều hội tụ tương ứng với 6 thang đo độc lập ban đầu bao gồm: (1) Yếu tố lo lắng,

(2)Yếu tố giấc ngủ, (3) Yếu tố xã hội, (4) Yếu tố ăn uống, (5) Yếu tố môi trường và xã hội, (6) Yếu tố quá tải công việc, (7) Yếu tố tài chính. Do đó mô hình phân tích vẫn sẽ giữ nguyên theo mô hình nhóm nghiên cứu đề xuất ban đầu

4.2.2.2. Phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc

Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin Kiểm định Bartlett

Bảng 4.2.3. Bảng kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc

TL2 TL3 TL4 Component 1 0.903 0.887 0.874

TL1 TL5

Phương sai trích Chỉ số Eigenvalue

Bảng 4.2.4. Bảng ma trận xoay biến phụ thuộc

Năm biến TL1, TL2, TL3, TL4, TL5 thuộc biến phụ thuộc “sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên UEL” đều hội tụ vào một nhân tố duy nhất. Bảng 4.2.3 và 4.2.4 cho thấy kết quả hệ số KMO của biến đạt 0.885 > 0.5, tổng phương sai trích có giá trị 72.385% > 50%, Sig lớn hơn 0.05 cho thấy các biến có tương quan chặt với nhau. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 nên không biến nào bị loại. Kết quả phân tích nhân tố EFA đều cho kết quả phù hợp với điều kiện để tiếp tục tiến hành phân tích.

4.3. Phân tích thực trạng

4.3.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏetâm lý và hành vi của sinh viên trong thời gian giãn cách xã hội tâm lý và hành vi của sinh viên trong thời gian giãn cách xã hội

Mức độ ảnh hưởng “Yếu tố lo lắng” đến sức khỏe và hành vi sinh viên LL1

LL2 LL3

Mức độ ảnh hưởng “Yếu tố giấc ngủ” đến sức khỏe và hành vi sinh viên GN1

GN2 GN3 GN4

Mức độ ảnh hưởng “Yếu tố ăn uống” đến sức khỏe và hành vi sinh viên AU1

AU2 AU3

AU4

Mức độ ảnh hưởng “Yếu tố môi trường xã hội” đến sức khỏe và hành vi sinh viên MX1 MX2 MX3 MX4 MX5

Mức độ ảnh hưởng “Yếu tố tài chính” đến sức khỏe và hành vi sinh viên TC1

TC2 TC3

Mức độ ảnh hưởng “Yếu tố quá tải công việc” đến sức khỏe và hành vi sinh viên QT1

QT2 QT3 QT4

Bảng 4.3.1. Bảng thống kê mô tả về các Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý sinh viên trong thời gian giãn cách xã hội

Thang đo của 7 yếu tố được xây dựng theo thang đo Likert 5 mức độ với mức thấp nhất là 1 tương đương với việc yếu tố đó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên, ngược lại mức cao nhất là 5 đồng nghĩa với việc yếu tố đó hoàn toàn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi sinh viên. Qua cột Trung bình (Mean) nhóm nghiên cứu có một số nhận xét về 7 yếu tố:

- Cả 3 biến của thang đo “yếu tố lo lắng” đều có mức ảnh hưởng khá cao. Cụ thể LL1 là biến quan sát có mức ảnh hưởng mạnh nhất (4.29) và LL3 có mức ảnh hưởng thấp nhất (4.11) và không quá chênh lệch so với biến LL1. Qua đó cho thấy “yếu tố lo lắng” có sự tác động mạnh mẽ

đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên. Sự lo lắng của sinh viên chủ yếu đến từ sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân và nhất là gia đình trước sự lây nhiễm nhanh chóng của virus SARS-CoV-2. Tất cả các biến quan sát của yếu tố này đều có độ lệch chuẩn dưới 1 và thấp nhất là 0.754, chứng minh các câu trả lời khảo sát từ sinh viên chênh lệch nhau không nhiều.

- Trong 4 biến của thang đo “yếu tố giấc ngủ” thì GN1 là biến quan sát có độ ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên (4.06), điều đó cho thấy việc thức khuya có ảnh hưởng khá mạnh đến tâm lý và hành vi của sinh viên. Ba biến còn lại GN2, GN3 và GN4 đều không có mức độ ảnh hưởng vượt quá mức 4 trong đó biến GN4 có sự tác động yếu nhất với trung bình đạt 3.30, tức đa số sinh viên đều cho rằng họ không gặp phải hiện tượng khó ngủ, ngủ chập chờn hoặc hiện tượng đó không ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của họ. Đa số các biến quan sát của thang đo này có độ lệch chuẩn trên 1, vì vậy câu trả lời khảo sát của các sinh viên chênh lệch nhiều. Riêng biến GN1 có độ lệch chuẩn 0.912

< 1 cho thấy câu trả lời đối với biến này chênh lệch không nhiều.

- Đa số các biến thuộc “yếu tố môi trường và xã hội” có mức độ ảnh hưởng dưới 4. Biến MX1 là biến duy có mức độ ảnh hưởng trên 4 (4.11). Điều này chứng tả việc tăng thời gian ở nhà lâu hơn do lệnh giãn cách ảnh hưởng khá mạnh đến sức khỏe và tâm lý của sinh viên. Bốn biến quan sát còn lại của yếu tố có mức độ ảnh trung bình khá gần nhau, trong đó biến MX4 có giá trị thấp nhất (3.66). Điều này cho thấy các yếu tố như giảm tương tác, đóng của trường học, đóng cửa các dịch vụ giải trí và hạn chế các hoạt động ngoài trời không quá ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi sinh viên. Độ lệch chuẩn của cả 5 biến của thang đo đều dưới 1 cho thấy không nhiều sự chênh lệch giữa các câu trả lời khảo sát.

- Cả 4 biến của thang đo “yếu tố ăn uống” có mức độ ảnh hưởng khá tốt, tất cả các biến quan sát đều trên mức trung gian là 3 đồng thời cũng không có biến nào vượt mức độ 4. Biến AU2 là biến quan sát có độ ảnh hưởng thấp nhất (3.11) tuy nhiên không quá chênh lệch so với biến có độ ảnh hưởng cao nhất là biến AU4 (3.57). Tuy nhiên tất cả các biến của thang đo này đều có độ lệch chuẩn lớn hơn 1 thể hiện sự chênh lệch nhiều giữa các câu trả lời khảo sát của sinh viên. Nhìn chung thông qua giá trị mức độ ảnh hưởng trung bình của 4 biến quan sát có thể thấy mức

độ ảnh hưởng của “yếu tố ăn uống” ở mức vừa phải không ảnh hưởng quá mạnh hay quá yếu đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên.

- “Yếu tố tài chính” gồm 3 biến TC1, TC2 và TC3 đều có kết quả mức độ ảnh hưởng trung bình khá tốt ở mức 3 và không có biến nào lên tới mức 4. Trong tất cả các biến thì TC2 có mức độ ảnh hưởng cao nhất

Một phần của tài liệu nhân tố ảnh hưởng của giãn cách xã hội đến sức khỏe tâm lí và hành vi lối sống của sinh viên trong đại dịch covid 19 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w