ICT hỗ trợ cho hoạt động học tập tự điều chỉnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG học tập tự điều CHỈNH với sự hỗ TRỢ của CÔNG NGHỆ THÔNG TIN và TRUYỀN THÔNG để NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo của SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH tại TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại (Trang 29 - 31)

7. Nội dung nghiên cứu

1.2.4.ICT hỗ trợ cho hoạt động học tập tự điều chỉnh

Ngay từ khi ra đời, ICT đã được trông mong là làm thay đổi bộ mặt giáo dục (Sinko & Lehtinen, 1999). ICT được cho là có thể cải thiện cả kết quả học tập và sự hoàn thiện mỗi cá nhân, dẫn tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi người nhờ làm việc hiệu quả hơn.

Vai trò của ICT trong việc thúc đẩy tính tự chủ đã được ngợi ca nhiều năm với nhiều tuyên bố ưu ái việc học có công nghệ hỗ trợ (Healey, 2002). Những tuyên bố này bao gồm ICT đặc biệt là các kênh đa phương tiện hỗ trợ cho nhiều phong cách học khác nhau; máy tính và Internet cung cấp nguồn dồi dào cho người học độc lập; các gói phần mềm có để đưa ra chương trình học hoàn chỉnh. Kết quả là các nghiên cứu trước đó đều thiết lập mối quan hệ giữa việc sử dụng ICT ở nhà và kết quả học tập. Cũng theo Healey (2002), tự học được hỗ trợ bởi ICT có thể giúp người học nhận ra rằng việc đóng góp của họ cho quá trình dạy và học là quan trọng và khuyến khích họ nắm lấy vai trò chủ động trong việc học của chính mình.

Cùng chia sẻ, theo Lai (2013) và McLoughlin & Lee (2010), với sự phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm SRL trong học ngoại ngữ đã có những thang đo/tiêu chí đánh giá mới bởi công nghệ đã trao cho người học nguồn học liệu khổng lồ hỗ trợ việc học của họ. Tiềm năng của các thiết bị công nghệ là vô cùng to lớn có thể làm giàu cả môi trường học tập nghiêm túc chính thống trên lớp và ngoài lớp. Khi sử dụng sức mạnh công nghệ bên ngoài lớp học, sinh viên có thể tự do sử dụng công nghệ để điều chỉnh và sắp xếp quá trình học ngoại ngữ của mình.

Trong nghiên cứu của Hirata (2011) tiến hành điều tra sự nhìn nhận của sinh viên Nhật với SRL thông qua các website học tiếng Anh. Qua nghiên cứu thực nghiệm, việc học dựa trên nền tảng web có kết quả tích cực trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá các kĩ năng của người học, do đó có đóng góp vào việc học tự điều chỉnh. Lin và Lin (2012) cho rằng việc tích hợp SRL vào hướng dẫn học trên WebQuest cũng thúc đẩy sự thường xuyên của hành vi SRL trong người học ngoại ngữ.

Nghiên cứu của Zang (2010) chỉ ra rằng sinh viên Trung Quốc sử dụng công nghệ để hỗ trợ việc học (trung bình 13.23 tiếng mỗi tuần) tuy nhiên việc sử dụng cộng nghệ còn rất hạn chế. Rất ít sinh viên (dưới 25%) nhận ra tiềm năng của các công nghệ khác nhau họ sử dụng thường xuyên trong đời sống hằng ngày đóng góp cho việc học của mình.

Bổ sung thêm vào các nghiên cứu trước đó, Yot-Dominguez và Marcelo (2017) đã tiến hành khảo sát các sinh viên ở khu vực Andalusia, Tây Ban Nha. Kết quả cho thấy sinh viên dù thường xuyên sử dụng công nghệ vẫn không có khuynh hướng sử dụng những công nghệ này để điều chỉnh quá trình học của chính mình. Trong tất cả các công nghệ được dùng, tìm kiếm thông tin trên Internet và các công cụ phục vụ mục đích giao tiếp được dùng thường xuyên. Phương pháp học tự điều chỉnh được dùng nhiều nhất là các phương pháp liên quan đến sự trợ giúp của mọi người.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG học tập tự điều CHỈNH với sự hỗ TRỢ của CÔNG NGHỆ THÔNG TIN và TRUYỀN THÔNG để NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo của SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH tại TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại (Trang 29 - 31)