Kết quả từ phiếu khảo sát

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG học tập tự điều CHỈNH với sự hỗ TRỢ của CÔNG NGHỆ THÔNG TIN và TRUYỀN THÔNG để NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo của SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH tại TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại (Trang 34 - 43)

7. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Kết quả từ phiếu khảo sát

2.2.1.1. Các phương tiện công nghệ thông tin được sử dụng

Biểu đồ 2.1. Phương tiện công nghệ thông tin được dùng trong hoạt động học tập tự điều chỉnh

Biểu đồ 1 cho thấy sinh viên khoa Tiếng Anh, Đại học Thương mại có sử dụng công nghệ thông tin vào việc học nhưng việc sử dụng này còn nhiều hạn chế. Nhóm phương tiện được dùng nhiều nhất bao gồm các ứng dụng học Tiếng Anh (80.9%), mạng xã hội (78.7%) và các công cụ trực tuyến như từ điển trực tuyến, dịch thuật trực tuyến (57.4%). Trong đó yếu tố mạng xã hội được rất nhiều sinh viên lựa chọn sử dụng cho mục đích học tập. Theo Swanson và Walker (2015), mạng xã hội như Facebook gần như không dành cho mục đích học tập. Tuy nhiên với tình hình như Việt Nam, kênh học này cần được xem xét lại ở tiềm năng giáo dục.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Ứng dụng học Tiếng Anh Công cụ quản lý Công cụ trực tuyến Công cụ đánh giá Công cụ truyền thông đa phương tiện Mạng xã hội Công cụ đánh dấu trang cộng đồng Công cụ lưu trữ Công cụ giao tiếp

Cũng ở bảng trên, nhóm phương tiện được dùng ở mức độ không quá thường xuyên nhưng cũng không quá ít bao gồm công cụ truyền thông đa phương tiện như Podcast, Video (42.6%), công cụ giao tiếp như Skype, Zalo (27.7%) và công cụ lưu trữ như Dropbox, Google Drive (21.3%). Nhóm phương tiện rất ít khi được dùng, chiếm dưới 5% lựa chọn là công cụ đánh dấu trang cộng đồng, công cụ đánh giá và công cụ quản lý. Như vậy có thể thấy sinh viên dành ưu ái cho các kênh mang tính giải trí, giao tiếp xã hội, giao lưu trong khi các kênh thuần túy hỗ trợ việc học lại có sự hạn chế. Nguyên do có thể đến từ sự thiếu hiểu biết về cách thức sử dụng và sự không phổ biến trong cộng đồng. Hơn thế nữa theo Lai et al. (2012) để sử dụng hiệu quả các phương tiện này cần có sự ủng hộ, động viên và lời khuyên cũng như chỉ dẫn từ phía giáo viên.

2.2.1.2. Các hoạt động học tập tự điều chỉnh có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Dưới đây là 9 bảng kết quả tổng hợp mức độ sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các hoạt động học tập tự điều chỉnh. Mỗi bảng gồm các hoạt động học tập có chung một mục đích. Từ đây ta có thể thấy rõ hơn bức tranh sử dụng các hoạt động học tập tự điều chỉnh của sinh viên trong khoa.

STT Hoạt động học tập tự điều chỉnh Thang đo

1 2 3 4 5

1 Khi thiết kế bài thuyết trình, tôi chia sẻ nó qua các kho lưu trữ ví dụ như Slideshare.

21.3% 14.9% 27.7% 29.8% 6.4%

2 Tôi chuyển các ghi chép và bài tập của mình thành e-book/pdf để dễ lưu chuyển hơn.

23.4% 27.7% 25.5% 8.5% 14.9%

3 Tôi sử dụng công cụ đánh dấu trang để truy cập thông tin trên mạng nhanh và tiện hơn.

10.6% 17% 25.5% 19.1% 27.7%

4 Tôi sử dụng blog và có đưa bình luận phản hồi. 53.2% 23.4% 19.1% 0% 4.3% 5 Trước khi nộp bài, tôi có sử dụng phần mềm

chống đạo nhái để kiểm tra đạo văn.

59.6% 19.1% 12.8% 2.1% 6.4%

6 Tôi dùng phần mềm tạo bản đồ tư duy khi học. 38.3% 38.3% 14.9% 6.4% 2.1%

Các hoạt động học tập trong bảng 2.1 thể hiện sự quan tâm của sinh viên về việc chia sẻ thông tin hay tài liệu mà các em chuẩn bị cho việc học của mình. Các tài liệu này có sự đa dạng về hình thức ví dụ như ở dạng bài thuyết trình, sách, hay blog. Khi quyết định chia sẻ tài liệu số, các em sinh viên thể hiện một mức độ nhất định của việc học tập tự điều chỉnh bởi tài liệu các em chia sẻ có thể đến tay nhiều người và các em không tránh khỏi nhận được nhiều bình luận hay phản hồi khác nhau. Điều này thể hiện rõ nhất khi sinh viên dùng blog để thể hiện nhìn nhận cá nhân và đây là nơi mọi người có thể đưa ra các bình luận trao đổi hồi đáp.

Từ bảng 2.1 có thể thấy 3 hoạt động đầu tiên tuy sinh viên không sử dụng nhiều (mức độ thường xuyên từ 23.4% đến 46.8%) nhưng các em cũng có ý thức và có áp dụng vào việc học tập tự điều chỉnh. 76.6% các em không dùng blog có thể do hoạt động này không phổ biến với các em hoặc do các em chưa sẵn sàng thể hiện ý cá nhân và nhận phản hồi từ độc giả. Có đến 95,7% các em không quan tâm đến kiểm tra đạo văn và 91.5% không dùng bản đồ tư duy. Đây là những con số lớn đáng quan tâm cho thấy sinh viên không quan tâm đến cái gì và không sử dụng hiệu quả công nghệ vào việc gì.

STT Hoạt động học tập tự điều chỉnh Thang đo

1 2 3 4 5

1 Tôi tham gia mạng xã hội để thảo luận, trao đổi thông tin về các chủ đề học tập quan tâm.

8.5% 6.4% 27.7% 34% 23.4%

2 Tôi tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học trên mạng xã hội.

0% 6.4% 17% 27.7% 48.9%

3 Tôi chia sẻ hình ảnh liên quan đến bài học lên mạng xã hội.

21.3% 31.9% 23.4% 8.5% 14.9%

4 Tôi dùng các công cụ giao tiếp như Zalo, Facebook Messenger để thảo luận, trao đổi thông tin liên quan đến bài học.

0% 4.3% 10.6% 23.4% 61.7%

Các hoạt động ở bảng 2.2 thể hiện sự tham gia tích cực trong học tập của người học trên mạng. Như chúng ta đã biết website không chỉ là thư viện khổng lồ để tìm kiếm thông tin, nó cũng là nơi để giao tiếp phục vụ việc học. Mạng xã hội đã chứng tỏ rằng đây là phương tiện giao tiếp mới cho việc học khác nhiều kiểu học truyền thống nghiêm túc trên lớp. Các em sinh viên có thể sử dụng các nguồn tài liệu số để học tâp và thảo luận chủ đề mà các em đang học trên lớp, để chuẩn bị cho các kì kiểm tra đánh giá. Việc trao đổi học liệu và chia sẻ thông tin rất có ích cho tư duy phản biện, học tương tác, nhận phản hồi và học hỏi từ bạn bè và từ những người giỏi khác (Nosko & Wood, 2011). Như bảng trên ta thấy, sinh viên chuyên Tiếng anh ở Đại học Thương mại rất quen với việc dùng các công cụ giao tiếp như Zalo hay Facebook Messenger. Có 85.1% các em thường xuyên sử dụng công cụ này. Mạng xã hội tưởng như chỉ là nơi giao lưu kết nối bạn bè nhưng cũng là nơi các em tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học (76.6%). Tuy nhiên trên mạng xã hội các em thực hiện việc tìm kiếm thông tin nhiều hơn là thảo luận trao đổi bài. Đặc biệt các em không thường xuyên dùng kênh này để chia sẻ nội dung liên quan đến bài. Chỉ có 23.4% dùng nó để chia sẻ với các bạn khác. Có lẽ các em chưa sẵn sàng với việc nhận phản hồi từ người khác.

STT Hoạt động học tập tự điều chỉnh

Thang đo

1 2 3 4 5

1 Tôi tìm kiếm các ấn phẩm khoa học

liên quan đến nội dung học trên các trang dữ liệu chuyên ngành như Google scholar, Dialnet.

29.8% 19.1% 27.7% 10.6% 12.8%

2 Tôi sử dụng công cụ quản lý trích dẫn như RefWorks, Mendeley khi cần viết nháp báo cáo hoặc bài luận.

56.5% 32.6% 2.2% 4.3% 4.3%

Bảng 2.3 là các hành động thuộc nhóm tìm kiếm và phân loại tài liệu. Tìm kiếm và phân loại các tài liệu, các thông tin là một phần quan trọng của việc học đại học. Ngày nay sinh viên quen hơn với việc sử dụng công cụ để giúp họ lưu trữ, sắp xếp và khôi phục thông tin họ cần. Tuy nhiên việc tin dùng và dùng đúng với sinh viên vẫn là câu hỏi. Sinh viên thích dùng các tài liệu số sẵn có trên mạng. Khi cần tài liệu, các em nghĩ đến việc tìm kiếm trên mạng trước khi nghĩ tới các cách tìm kiếm truyền thống khác. Cũng như cách tìm và tìm đúng tài liệu, sinh viên còn cần biết cách trích dẫn nguồn tài liệu mình tham khảo được. Điều này được minh chứng qua kết quả khảo sát. Chỉ 23.4% sinh viên tìm kiếm thông tin trên các trang đáng tin cậy với tần suất cao và 8.6% lưu trữ và phân loại nguồn học liệu có sử dụng công cụ quản lý trích dẫn.

STT Hoạt động học tập tự điều chỉnh

Thang đo

1 2 3 4 5

1 Tôi sử dụng công cụ dịch trực tuyến để hiểu nội dung bài học.

6.4% 8.5% 12.8% 34% 38.8%

2 Tôi sử dụng Wikipedia hoặc bất kì từ

điển trực tuyến nào khi cần làm rõ một khái niệm hay chủ đề liên quan đến nội dung học.

4.3% 2.1% 17% 29.8% 46.8%

Bảng 2.4. Xử lý thông tin

Với việc xử lý thông tin, ở bảng 2.4 có thể thấy hơn 2/3 số sinh viên tham gia khảo sát dùng thường xuyên công cụ dịch trực tuyến và cũng khoảng đó sử dụng các loại từ điển trực tuyến để làm rõ một khái niệm hay chủ đề liên quan đến nội dung học. Rõ ràng là khi tìm kiếm định nghĩa về một từ sinh viên thích tra cứu trên mạng hơn là dùng bản cứng truyền thống.

STT Hoạt động học tập tự điều chỉnh Thang đo

1 2 3 4 5

1 Tôi theo dõi các kênh Youtube có liên quan đến chủ đề học.

2.1% 4.3% 31.9% 19.1% 42.6%

2 Tôi tìm kiếm video có liên quan đến nội dung học trên các kênh như Youtube, Vimeo.

4.3% 2.1% 23.4% 25.5% 44.7%

3 Tôi theo dõi các tài khoản của các chuyên gia hoặc những người xuất sắc trong lĩnh vực tôi đang học trên mạng.

4.3% 14.9% 25.5% 25.5% 29.8%

Bảng 2.5. Mở rộng và đào sâu thông tin

Các hoạt động ở bảng 2.5 thể hiện động thái của sinh viên khi kiến thức mà giáo viên cung cấp trên lớp là chưa đủ với các em. Sinh viên luôn muốn chủ động hơn trong việc học và việc làm giàu kiến thức của mình. Nhất là trong môi trường học tiếng Anh như ở Việt Nam, lên mạng là cách nhanh nhất và dễ nhất để tiếp cận nguồn học liệu đa dạng gần với thực tế nhất. Ở bảng 5, 61.7% thường xuyên theo dõi các kênh Youtube có liên quan đến chủ đề học, 70.2% thường xuyên tìm kiếm nội dung này và hơn một nửa các em theo dõi kênh của các những người chuyên về mảng kiến thức đó.

STT Hoạt động học tập tự điều chỉnh Thang đo

1 2 3 4 5

1 Tôi thu âm podcast của chính mình và sử dụng chúng khi học.

27.7% 27.7% 14.9% 17% 12.8%

2 Tôi ghi lại bài giảng của giáo viên bằng thiết bị di động.

19.1% 19.1% 23.4% 27.7% 10.6%

3 Tôi nghe podcast có liên quan đến bài trên iTunes, iVoox…

32.6% 28.3% 15.2% 10.9% 13%

4 Khi chuẩn bị bài thuyết trình hoặc kiểm tra, tôi ghi hình bài chuẩn bị của mình.

17% 29.8% 23.4% 21.3% 8.5%

Bảng 2.6. Kiểm soát và tự nhận xét

Không giống các yếu tố trước, bảng 2.6 bao gồm các hoạt động được dùng để thu nhận kiến thức thông qua việc nghe. Việc nghe và tạo ra sản phẩm để nghe lại, xem lại có lợi ích nhất định khi người học muốn nâng cao hiệu quả việc học của mình. Hành động ghi âm hoặc ghi hình cũng thể hiện sự quan tâm của người học với việc giao tiếp và chia sẻ thông tin với người khác (Heilesen, 2010). Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy sự hạn chế của sinh viên với các hoạt động này. 32.6% nói chưa bao giờ nghe podcast, 27.7% chưa bao giờ tự ghi podcast và dưới 20% không ghi âm bài giảng của giáo viên cũng như ghi lại sự chuẩn bị của chính mình cho kì kiểm tra.

STT Hoạt động học tập tự điều chỉnh Thang đo

1 2 3 4 5

1 Tôi dùng chương trình như Google Calendar, EverNote … để ghi và theo dõi lịch học.

26.1% 21.7% 34.8% 6.5% 10.9%

2 Tôi tải tài liệu học thông qua kho lưu trữ online của trường tôi hoặc từ các thư viện học liệu mở như Universia.

26.1% 13% 30.4% 10.9% 19.6%

3 Tôi dùng Really simple syndication (RSS) để được thông báo về nội dung mới và thay đổi của trang web tôi quan tâm.

56.5% 21.7% 8.7% 10.9% 2.2%

4 Tôi dùng các ứng dụng di động (app) để giải quyết các khó khăn gặp phải khi học và khi bài tập.

8.5% 8.5% 23.4% 23.4% 36.2%

Bảng 2.7. Quản lý thông tin

Các hoạt động trong nhóm số 8 đề cập đến việc quản lý thông tin và quản lý thời gian học của sinh viên. Sinh viên thường có nhu cầu tiếp cận nhanh với nguồn học liệu, tiếp cận với nguồn tài liệu giáo viên đề cập đến, muốn giải quyết các vấn đề gặp phải khi học ngoại ngữ và muốn phân bổ thời gian hiệu quả cho tất cả các hoạt động. Thực tế bảng 7 cho thấy chỉ có các ứng dụng di động là thường xuyên được sinh viên sử dụng khi muốn nâng cao kĩ năng tiếng của mình (gần 60%) trong khi các kênh khác gần như là thấp. 26% sinh viên được khảo sát chưa bao giờ dùng công nghệ thông tin để quản lý thời gian và tìm kiếm tài liệu trên các kho học liệu. Có đến 78.2% chưa bao giờ hoặc rất ít dùng RSS để cập nhật thông tin quan tâm.

STT Hoạt động học tập tự điều chỉnh Thang đo

1 2 3 4 5

1 Tôi tìm kiếm bài tập tự đánh giá liên quan đến nội dung học trên mạng và dùng chúng để chuẩn bị cho bài kiểm tra.

8.5% 21.3% 25.5% 12.8% 31.9%

2 Tôi tạo mẫu bài kiểm tra online (ExamTime, Google Forms…) và chia sẻ nó với các bạn trong lớp khi chuẩn bị thi.

48.9% 23.4% 10.6% 10.6% 6.4%

Bảng 2.8. Tự đánh giá

Tự đánh giá là một hoạt động quan trọng của quá trình học tập tự điều chỉnh. Đánh giá là hoạt động mà qua đó sinh viên xác định được trình độ học của mình. Để tự đánh giá qua các kênh công nghệ thông tin, sinh viên có thể tiến hành làm bài tập tự chữa và bài test trên mạng. Các em cũng có thể tự tạo bài kiểm tra và chia sẻ với bạn bè. Tuy nhiên hoạt động này không thật sự phổ biến với các em sinh viên tham gia khảo sát. Có 44.7% thường xuyên tìm kiếm nguồn kiểm tra trên mạng để chuẩn bị cho bài kiểm tra và 17% thường xuyên tạo mẫu kiểm tra và chia sẻ cho bạn bè.

STT Hoạt động học tập tự điều chỉnh Thang đo

1 2 3 4 5

1 Tôi chia sẻ tài liệu với bạn học qua Dropbox, Google Drive

8.7% 23.9% 30.4% 15.2% 21.7%

2 Tôi tương tác với bạn cùng lớp ngoài giờ học bằng các ứng dụng như WhatsApp, Line

45.7% 19.6% 10.9% 15.2% 8.7%

3 Tôi liên hệ với bạn học thông qua Videoconference (Skype, Google talk…) để giải quyết và thảo luận các chủ đề liên quan đến bài học.

36.2% 27.7% 19.1% 6.4% 10.6%

Nhóm hoạt động cuối cùng trong bảng 2.9 là các hoạt động học hợp tác hoặc có tương tác với các bạn trong lớp. Mặc dù học tập tự điều chỉnh là một hoạt động mang tính cá nhân nhưng môi trường học với những người bạn học ở quanh cũng đóng vai trò quan trọng với hoạt động học tập này. Nhờ việc quan sát và nhận phản hồi cũng như giúp đỡ, bạn bè giúp người học điều chỉnh được hoạt động học của mình một cách đúng đắn hơn. Công nghệ thông tin đã rất ưu ái đối với hoạt động học này, nhất là với việc học tiếng Anh đòi hỏi có sự tương tác lớn. Tuy nhiên kết quả khảo sát lại thấy sinh viên chưa khai thác triệt để công nghệ cho việc học hợp tác. 17% sinh viên thường xuyên gọi có hình ảnh cho bạn để học, việc tương tác không hình ảnh cũng rất hạn chế với mức độ thường xuyên là 23.9% và chia sẻ tài liệu với bạn bè qua phương tiện công nghệ cũng không cao (chỉ 36.9% số người hỏi thường xuyên chia sẻ học liệu với bạn qua các kênh như Dropbox hay Google Drive).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG học tập tự điều CHỈNH với sự hỗ TRỢ của CÔNG NGHỆ THÔNG TIN và TRUYỀN THÔNG để NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo của SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH tại TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)