7. Nội dung nghiên cứu
2.1.4. Các bước tiến hành thực nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên trải qua các bước sau:
Bước 1: Làm quen với các bước và các chiến lược của học tự điều chỉnh do Zimmerman (2002) giới thiệu. Sau khi thảo luận nội dung này trên lớp, sinh viên được phát bản in và gửi tài liệu qua email để lưu tâm hơn. Sinh viên cũng được giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các công cụ công nghệ thông tin có thể sử dụng cho học tập tự điều chỉnh. Các công cụ gợi ý này được đề xuất bởi Yot-Dominguez và Marcelo (2017).
Bước 2: Sinh viên áp dụng học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. Theo các bước của tự điều chỉnh, sau khi được giao nhiệm vụ sinh viên là người chủ động đặt ra mục tiêu học tập, lên kế hoạch các chiến lược cần sử dụng, nắm rõ yêu cầu của giáo viên, chủ động phân công và phối hợp công việc, tự đánh giá sản phẩm trước khi nộp và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. Nguồn công nghệ thông tin cũng khá đang dạng nên sinh viên cũng là người chủ động
lựa chọn công cụ phù hợp với điều kiện của mình trên lớp và tại nhà. Vì thực tiễn lớp học đông nên hoạt động nhóm được lựa chọn để các em sinh viên có sự hỗ trợ tối đa từ phía các bạn học và từ phía giáo viên.
Bước 3: Sinh viên nhận sự hỗ trợ từ phía giáo viên. Kết thúc mỗi bài tập nhóm ở mỗi tuần, giáo viên là người đánh giá sản phẩm và đưa ra những đóng góp cho sinh viên về mặt kiến thức và về hoạt động học tự điều chỉnh. Phần tự đánh giá của sinh viên là yếu tố để giáo viên điều chỉnh hoạt động nhóm của sinh viên và bổ sung hướng dẫn thêm cho sinh viên.
Bước 4: Sinh viên làm bài kiểm tra cuối học phần để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phương pháp học tập tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Sinh viên cũng tham gia khảo sát để giáo viên nắm được thực tiễn sinh viên đã dùng công cụ công nghệ thông tin nào và hoạt động học tập tự điều chỉn nào, từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp.