B. PHẦN NỘI DUNG
1.4. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.4.1. Vị trí địa lý
Thành phố Kon Tum là trung tâm tỉnh lỵ Kon Tum, nằm trên ngã ba đƣờng Hồ Chí Minh và Quốc lộ 24 đi tỉnh Quãng Ngãi. Thành phố Kon Tum nối liền với khu công nghiệp Liên Chiểu (Thành phố Đà Nẵng), thành phố Pleiku (Gia Lai) bằng đƣờng Hồ Chí Minh, nối với khu công nghiệp Dung Quất (Quãng Ngãi) bằng Quốc lộ 24. Thành phố Kon Tum thuộc lƣu vực sông Đăk Bla, Krông Pôkô trong hệ thống sông Sê San là đầu nguồn các con sông lớn của Miền Trung và Tây nguyên nên tiềm năng về thuỷ lợi, thuỷ điện rất phong phú có hai thuỷ điện lớn đƣợc xây dựng là thuỷ điện Ya Ly và thuỷ điện PleiKrông, do đó việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái có vị trí rất quan trọng.
- Phía Bắc giáp huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum. - Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum - Phía Tây giáp huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum Thành phố Kon Tum có tọa độ, địa lý nhƣ sau: + Vĩ độ Bắc: 14017’ 00” đến 150
01’ 58” + Kinh độ Đông: 107042’12” đến 108010’00”
26
1.4.2. Điều kiện tự nhiên
1.4.2.1. Địa hình
Thành phố có địa hình miền núi, nhƣng có thung lũng tƣơng đối bằng phẳng và rộng trên nền một trong những đá cổ nhất Việt Nam - “Địa khối Kon Tum”. Độ cao trung bình 520 - 530m so với mực nƣớc biển. Phía Nam có ngọn Chƣ’hreng cao 1.152m, nối liền với dãy Chƣ Pao, Chƣ Thoi (953m), rừng Lâm Tùng và núi Chƣ Gret (727m) là ranh giới giữa Kon Tum và Gia Lai. Phía Đông có dãy Kon Ghen cao 845m là ranh giới với huyện Kon Rẫy. Phía Bắc có dãy Ngok Kuan (751m) là ranh giới với huyện Đăk Hà.
Địa hình chủ yếu là đồi thấp, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với 3 dạng địa hình chủ yếu:
- Địa hình đồi núi thấp (600-1000m) phân bố bao quanh Thành phố nhƣng tập trung chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông, Đông Nam gồm các xã Đăk Cấm, Đăk Blà, Đăk Rơ Wa với diện tích khoảng 13.279 ha, chiếm 31,7% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.
- Địa hình thềm đồi núi với độ cao 530-600m nằm tiếp giáp và xen kẽ với vùng đồng bằng trũng với diện tích khoảng 21.225ha, chiếm 50,7% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực địa hình thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây màu lƣơng thực, đồng cỏ và nông lâm kết hợp.
27
- Địa hình đồng bằng trũng (500- 530m) phân bố dọc 2 bên bờ sông Đắk Blà và hệ thống suối nhỏ với diện tích khoảng 7.335 ha, chiếm 17,6% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực thuận lợi cho việc sản xuất cây ngắn ngày, cây lƣơng thực và đặc biệt là lúa nƣớc. Tuy nhiên do địa hình thấp nên rất dễ xảy ra ngập úng trong mùa mƣa. Vì vậy, cần có các biện pháp thích ứng, phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại.
1.4.2.2. Khí hậu
Thành phố Kon Tum nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên đặc trƣng với nền nhiệt cao và hai mùa mƣa - mùa khô:
- Nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng 22 - 230C; Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn (8- 90C). Trong năm có hai tháng (tháng 12 và tháng 1) có tính chất của mùa đông với nhiệt độ trung bình khoảng 200C.
- Lƣợng mƣa trung bình 2.121mm/năm xong phân bố rất không đều (85 - 90% lƣợng nƣớc tập trung vào mùa mƣa, tháng có lƣợng mƣa cao nhất là tháng 8). Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình 78-87%.
- Độ ẩm không khí, bốc hơi: Độ ẩm không khí phụ thuộc vào chế độ mƣa, tháng mƣa nhiều thì độ ẩm cao và ngƣợc lại. Tại thành phố khu vực Trung tâm có lƣợng mƣa thấp ít hơn, do vậy độ ẩm không khí cũng thấp hơn so với các khu vực khác. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các tháng 2, 3 phổ biến từ 67-68%, cao nhất xảy ra vào các tháng 7,8,9 phổ biến là 86 - 87%.
- Tổng số giờ nắng: Các tháng mùa khô trời quang mây do vậy có số giờ nắng cao và ngƣợc lại các tháng mùa mƣa do trời mƣa, nhiều mây nên có số giờ nắng thấp. Khu vực thành phố là nơi có số giờ nắng cao nhất tỉnh, phổ biến từ 2440 - 2480 giờ trong 01 năm.
1.4.2.3. Thủy văn
Trên địa bàn thành phố Kon Tum có 02 con sông lớn chảy qua và nhiều suối nhỏ đƣợc phân bố khắp trên địa bàn toàn thành phố.
* Hệ thống sông ngòi:
- Sông ĐakBla là nhánh trái của sông Sê San có diện tích lƣu vực 3507 km2, phần cuối của sông thuộc thành phố Kon Tum. Lƣu vực thuộc thành phố là 342,2 km2, có chiều dài khoảng 46,5 km, hiện nay sông cung cấp nƣớc cho toàn thành phố. Sông bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Cơ Rinh cao 2025m, phía Bắc giáp với hệ thống sông Thu Bồn, phía Đông giáp với hệ thống sông Ba, phía Nam là hạ lƣu sông Sê San. Sông Đak Blà chảy theo hƣớng Đông Bắc Tây Nam và hợp với sông Sê San cách Ya Ly 16km về phía hạ lƣu. Từ phần trung lƣu đến chỗ hợp lƣu với Krông PôKô sông chảy trên cao nguyên cổ Kon Tum với độ dốc khoảng 1,3%, lòng sông uốn khúc, nhiều ghềnh, thung lũng có nhiều lòng cũ và bãi bồi, mang nét điển hình của sông đồng bằng. Tốc độ chảy trung bình của sông vào khoảng 0.2 - 0.5m/s với độ rộng lòng sông thay đổi từ 15 - 20m trong mùa kiệt và 1.5-3m/s với độ rộng lòng sông thay đổi từ 100 - 200m trong mùa lũ, với những năm lũ lớn mặt nƣớc rộng đến trên 400m.
28
- Sông Krông PôKô: Dòng chính Sê san từ chỗ nhập lƣu với sông Đak Blà lên phía thƣợng nguồn dòng chính sông có tên là Krông PôKô có diện tích lƣu vực là 3530km2 với chiều dài là 121km (Phần thuộc thành phố Kon Tum là phần cuối của sông có diện tích lƣu vực là 90,17km2
với chiều dài là 11 km, đoạn chảy qua thành phố thuộc lòng hồ thuỷ điện Plei Krông). Sông bắt nguồn từ vùng núi cao Ngọc linh có đỉnh cao 2598m. Đoạn thƣợng nguồn dài khoảng 21.5 km mang đặc điểm sông miền núi chảy trong thung lũng hẹp dạng chữ V với độ dốc khoảng 3.3%. Đoạn trung lƣu thoải hơn có độ rộng lòng sông khoảng 20-30 m trong mùa kiệt và 50-70 m trong mùa lũ đoạn này dài 144 km, có độ dốc khoảng 1.8%. Độ cao nguồn sông là 2000m và giảm dần tới chỗ hợp lƣu.
Ngoài ra, Thành phố cũng có hệ thống sông suối nhỏ (Yachim, Đăk Tía, Đăk La) phân bố rộng khắp, nhiều sông suối có lƣu vực rộng có thể làm đập thủy lợi. Nhờ đó mà giữ đƣợc một lƣợng nƣớc khá lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp nƣớc sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
1.4.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả chƣơng trình điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000-1/100.000 các tỉnh vùng Tây Nguyên (tỉnh Kon Tum tỷ lệ 1/100.000) do phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền trung thực hiện năm 2004 toàn thành phố có 02 nhóm đất với 09 đơn vị đất (không kể nhóm đất khác gồm: đất ở, đất chuyên dùng, sông suối,..):
Bảng 1.2. Diện tích các loại đất chính toàn thành phố so với toàn tỉnh
TT Tên đất Ký hiệu Diện tích toàn tỉnh (ha) Diện tích toàn thành phố (ha) Tỷ lệ so với DTTN toàn T.phố (%) Tỷ lệ so với cùng loại đất toàn tỉnh (%) I. NHÓM ĐẤT PHÙ SA P 16.663,00 4.650,00 10,76 27,91 1 Đất phù sa đƣợc bồi chua Pbc 912,00 912,00 2,11 100,00 2 Đất phù sa không đƣợc bồi chua Pc 205,00 - - -
3 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 4.039,00 3.458,00 8,00 85,62 4 Đất phù sa ngòi suối Py 11.507,00 280,00 0,65 2,43 II. NHÓM ĐẤT XÁM VÀ BẠC MÀU X;B 5.066,00 - - -
29 TT Tên đất Ký hiệu Diện tích toàn tỉnh (ha) Diện tích toàn thành phố (ha) Tỷ lệ so với DTTN toàn T.phố (%) Tỷ lệ so với cùng loại đất toàn tỉnh (%) 5 Đất xám trên phù sa cổ X 1.527,00 - - - 6
Đất xám trên đá Macma axít và đá
cát Xa 3.539,00 - - -
III. NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG F 579.788,00 33.488,00 77,50 5,78
7 Đất nâu đỏ trên đá Bazan Fk 10.850,00 3.858,00 8,93 35,56 8 Đất nâu vàng trên đá Bazan Fu 266,00 79,00 0,18 29,70
9
Đất đỏ vàng trên đá Sét và biến
chất Fs 276.563,00 7.719,00 17,86 2,79
10 Đất vàng đỏ trên đá Macma axít Fa 251.985,00 8.584,00 19,86 3,41 11 Đất vàng nhạt trên đá Cát Fq 2.064,00 1.214,00 2,81 58,82 12 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 38.060,00 12.034,00 27,85 31,62
IV. NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ
TRÊN NÚI H 343.228,00 - - -
13 Đất mùn nâu đỏ trên đá Bazan Hk 16.286,00 - - -
14 Đất mùn đỏ vàng trên đá Sét và biến chất Hs 248.985,00 - - - 15 Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axít Ha 77.957,00 - - - V. NHÓM ĐẤT THUNG LŨNG D 1.679,00 - - - 16 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 1.679,00 - - - CỘNG 946.424,00 38.138,00 88,26 4,03 Đất khác (sông, suối, ao hồ…) 22.536,64 5.074,49 11,74 22,52 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 968.960,64 43.212,49 100,00 4,46
Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung
Nhóm đất phù sa (P)
30
Phân bố dọc theo các triền sông, suối lớn chủ yếu là hai bên sông Đắk Blà, tập trung ở các phƣờng, xã có sông Đắk Blà chảy qua nhƣ: Thắng Lợi, Thống Nhất, Quang Trung, Lê Lợi, Nhuyễn Trãi, Đắk Đắk Rơ Wa, Đoàn Kết, Ngọk Bay, Kroong và Đắk Năng...
- Căn cứ vào hình thái phẫu diện, tầng chuẩn đoán, các đặc trƣng chuẩn đoán. Nhóm đất phù sa đƣợc phân thành 03 loại sau:
+ Đất phù sa không đƣợc bồi chua (Pbc): Diện tích 912,0 ha, chiếm 2,11% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Diện tích 3.450,0 ha, chiếm 8,0% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích 280,0 ha, chiếm 0,65% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Phân bố ở xã Hoà Bình, xã Vinh Quang và phƣờng Ngô Mây.
Nhóm đất đỏ vàng
Diện tích: 33.488,0 ha, chiếm 77,5% diện tích toàn thành phố. Phân bố ở tất cả các xã, phƣờng của thành phố. Nhóm đất đỏ vàng của thành phố đƣợc phân thành 06 loại sau:
- Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk): Diện tích 3.858,0 ha, chiếm 8,93% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Phân bố tập trung ở xã Ya Chim (>90%), còn lại phân bố ở các xã Đắk Năng, Hoà Bình và Ngọk Bay.
- Đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu): Diện tích 79,0 ha, chiếm 0,18% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Diện tích 7.719,0 ha, chiếm 17,86% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
- Đất vàng đỏ trên đá Macma axit (Fa): Diện tích 8.584,0 ha, chiếm 19,86% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 1.214,0 ha, chiếm 2,81% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Phân bố ở các xã Ngọk Bay, Vinh Quang và Đắk Cấm.
- Đất nâu vàng trên đá phù sa cổ (Fp): Diện tích 12.034,0 ha, chiếm 27,85% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Phân bố tập trung ở các phƣờng nội thành và các xã Vinh Quang, Đoàn Kết, Đắk Năng, Ya Chim...
Nhóm đất khác (sông, suối, ao, hồ...): diện tích 5.074,0 ha, chiếm 11,74% diện tích toàn thành phố
b Tài nguyên nước
- Nguồn nƣớc mặt: với lƣợng mƣa trung bình năm 1.764mm, nên nguồn nƣớc mặt lớn. Thêm vào đó trên địa bàn thành phố có 02 con sông lớn chảy qua đó là sông ĐăkBlà và sông Krông PôKô. Sông Krông PôKô bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn, có diện tích lƣu vực 11.450 Km2. Sông ĐăkBla có diện tích lƣu vực 34.000 Km2, là
31
nhánh sông đổ trực tiếp vào sông Krông PôKô. Ngoài ra còn có các hệ thống suối nhỏ phân bố rộng khắp trên địa bàn, trong đó có nhiều suối lƣu vực rộng có thể xây dựng các công trình thuỷ lợi.
- Nƣớc ngầm: theo tài liệu khảo sát của liên đoàn địa chất Miền Nam thì nƣớc ngầm mạch sâu tập trung phía Tây và Tây Nam thành phố. Giếng khoan hiện có ở nội thành phố ở độ sâu 50m, lƣu lƣợng nƣớc cấp 300 m3/ngày đêm, độ sâu 60m, lƣu lƣợng nƣớc cấp 400 m3/ngày đêm.
c. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 3.165,15 ha chiếm 7,32% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất rừng sản xuất là 1.117,74 ha chiếm 35,31% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ là 2.047,71 ha chiếm 64,69% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. Độ che phủ rừng trên 6%.
Hiện trạng rừng trên địa bàn thành phố chủ yếu là rừng lá rộng. Trong tổng số 3.165,15 ha đất lâm nghiệp, đất có rừng tự nhiên chiếm 5,41% (2.337,33 ha).
Đây là diện tích rừng cần đƣợc bảo vệ, tu bổ và chăm sóc để góp phần vào việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái vùng.
d. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra sơ bộ tại thành phố Kon Tum có các loại khoáng sản sau: - Sét neogen có ở xã Vinh Quang, Hoà Bình, chất lƣợng tốt, trữ lƣợng khoảng 50 triệu m3.
- Sét diotomit có ở xã Vinh Quang, chất lƣợng tốt, trữ lƣợng khoảng 23 triệu m3. - Vàng sa khoáng trên sông Đăk Bla.
- Cát xây dựng có trên sông Đăk Bla.(hiện đã khai thác 150.000 m3/ năm)
- Than bùn tập trung tại xã Ia Chim, Ngọc Bay, trữ lƣợng khoảng 600.000m3 (điểm
Ia Chim khoảng 300.000 m3).
- Đá Gabrô tập trung tại Ia Chim, chất lƣợng tốt, màu sắc đẹp, trữ lƣợng 2,6 triệu
m3, dùng để sản xuất đá ốp lát.
Với những khoáng sản nhƣ trên cho phép thành phố phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chất phụ gia, sản xuất phân vi sinh…
1.4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.4.3.1. Tình hình kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong giai đoạn vừa qua, ngành nông-lâm-thủy sản có những chuyển biến tích cực cả về số lƣợng và chất lƣợng, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của thành phố trong phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề xã hội.
Quy mô GTSX của toàn ngành năm 2014 đạt 225,0 tỷ đồng bằng 1,3 lần so với năm 2008, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2008-2014 đạt khoảng 7,58%/năm.
32
Trong cơ cấu nội bộ ngành nông lâm thủy, nông nghiệp chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu và giảm không đáng kể trong những năm qua. Năm 2006 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm 96% và năm 2014 là 97%, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một phần không đáng kể trong toàn bộ giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản. Năm 2014 giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 0,94% và giá trị sản xuất thủy sản chiếm 2,06%.
Sản xuất nông nghiệp:
+ Trồng trọt: tổng hợp diện tích gieo trồng cả năm 20.046 ha. Gồm: diện tích cây lâu năm 8.321ha, (diện tích cao su hiện có 7.166 ha, tăng 480,79 ha); diện tích cây hàng năm 11.725 ha.
+ Chăn nuôi: tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của dịch bệnh, bão lũ. Tổng đàn gia súc, gia cầm không đạt chỉ tiêu kế hoạch và giảm so với năm 2013.
Sản xuất lâm nghiệp:
Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 3.678 triệu đồng, đến năm 2014 còn 2.297 triệu đồng, chiếm 0,94% GTSX ngành nông nghiệp toàn thành phố. Trong đó: trồng rừng và nuôi rừng là 207 triệu đồng; khai thác gỗ và lâm sản 2.090 triệu đồng. Sản lƣợng lâm nghiệp chủ yếu khai thác gỗ tròn, khai thác củi, trồng rừng tập trung.
Sản xuất thuỷ sản:
Tổng diện tích ao nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ƣớc đạt 46,28 ha. Tổng sản lƣợng thủy sản năm 2013 ƣớc đạt 398 tấn (trong đó sản lƣợng nuôi trồng đạt 220 tấn, sản lƣợng khai thác đạt 178 tấn).
Năm 2014, giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá so sánh) của Thành phố đạt 5.184 triệu