Đánh giá biến động cho từng loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở THÀNH PHỐ KON TUM – TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2006- 2014 10600697 (Trang 83 - 84)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3.2.Đánh giá biến động cho từng loại hình sử dụng đất

3.3. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở THÀNH PHỐ KONTUM GIA

3.3.2.Đánh giá biến động cho từng loại hình sử dụng đất

3.3.2.1. Biến động đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp có diện tích lớn trên địa bàn thành phố, tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2014 thì diện tích loại đất này giảm mạnh, từ 5106.01 ha chiếm 11.64% năm 2006 xuống còn 1835.7 ha chiếm 4.18% năm 2014

Diện tích đất lâm nghiệp giảm nguyên nhân chính là do ngƣời dân sinh sống ở các khu vực đồi nhằm tránh lũ lụt vào mùa mƣa nên đã chuyển đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất và làm nhà ở trên diện tích đất lâm nghiệp. Cũng nhƣ một phần lớn diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang đất trồng cây hằng năm và diện tích đất rừng bị ngƣời dân chặt phá bừa bãi, khai thác không đúng cách dẫn đến diện tích đất lâm nghiệp giảm mạnh trong giai đọan này.

3.3.2.2. Biến động đất nông nghiệp

Biến động đất nông nghiệp thể hiện rõ xu hƣớng biến động giảm. Mặc dù diện tích đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm tăng lên, tuy nhiên diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2006 - 2014 lại giảm rất mạnh. Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm tăng lên từ 13273.55 ha năm 2006 lên 14137.3 ha năm 2014, tăng 863.71 ha. Đất trồng cây lâu năm tăng lên 176.38ha. Cịn tổng diện tích đất trồng lúa bị giảm tới -767.83 ha

Sở dĩ có sự giảm về diện tích đất trồng lúa là vì ngƣời dân chuyển đất lúa sang đất nhà ở xung quanh các đƣờng quốc lộ và chuyển sang đất trồng cây hàng năm ở một số khu vực bị hạn, thiếu nƣớc cho cây lúa cũng nhƣ một phần diện tích bị ngập lụt vào mùa mƣa. 0.00 2000.00 4000.00 6000.00 8000.00 10000.00 12000.00 14000.00 16000.00 CLN CSD HNK LNP LUA OTC SMN Năm 2006 Năm 2010 Năm 2014 ha

74

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực khi chuyển đất trống sang đất trồng cây hằng năm và cây lâu năm nhƣng do quá trình mở rộng diện tích, sự tăng dân cƣ đã làm cho diện tích đất trồng lúa của thành phố giảm xuống.

3.3.2.3. Biến động đất chưa sử dụng

Tổng diện tích đất trống của thành phố còn nhiều, tuy nhiên liên tục giảm mạnh qua mỗi thời kỳ. Các khu vực đất trống nhiều là khu vực quanh sơng và ở các xã phía Đơng Bắc trong vùng đồi núi

Năm 2006, diện tích đất trống của tồn huyện là 8289.55ha chiếm 18.89%, đến năm 2014 chỉ còn 5193.9ha, chiếm 11.84%. Trong giai đoạn này diện tích đất trống đã giảm - 3095.62ha. Diện tích đất trống chủ yếu chuyển qua đất ở dân cƣ và sang đất trồng cây hằng năm.

3.3.2.4. Biến động đất khu dân cư

Từ những phân tích về các loại đất trên ta có thể thấy hầu nhƣ các loại đất khác đều chuyển sang đất khu dân cƣ. Nhƣ vậy diện tích dân cƣ đã tăng lên đáng kể từ năm 2006 - 2014.

Diện tích đất khu dân cƣ đã tăng 6321.19ha từ 9412.72 ha, chiếm 21.45% tăng lên 15733.9 ha, chiếm 35.85%.

Đất khu dân cƣ tăng là do đất vƣờn và đất nhà ở kết hợp làm cho diện tích đƣợc tính chung vào đất dân cƣ là lớn. Điều này phù hợp với chính sách phát triển của thành phố trong những năm qua chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, phấn đấu để thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại 2 vào năm 2015. Tuy nhiên cũng cần có sự quản lý nhằm sử dụng hợp lý, đặc biệt là hạn chế chuyển từ đất trồng lúa sang đất khu dân cƣ gây ảnh hƣởng tới an ninh lƣơng thực của thành phố.

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở THÀNH PHỐ KON TUM - TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở THÀNH PHỐ KON TUM – TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2006- 2014 10600697 (Trang 83 - 84)