Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở THÀNH PHỐ KON TUM – TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2006- 2014 10600697 (Trang 41 - 45)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4.3.Đặc điểm kinh tế xã hội

1.4. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.4.3.Đặc điểm kinh tế xã hội

1.4.3.1. Tình hình kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong giai đoạn vừa qua, ngành nông-lâm-thủy sản có những chuyển biến tích cực cả về số lƣợng và chất lƣợng, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của thành phố trong phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề xã hội.

Quy mơ GTSX của tồn ngành năm 2014 đạt 225,0 tỷ đồng bằng 1,3 lần so với năm 2008, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2008-2014 đạt khoảng 7,58%/năm.

32

Trong cơ cấu nội bộ ngành nông lâm thủy, nông nghiệp chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu và giảm không đáng kể trong những năm qua. Năm 2006 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm 96% và năm 2014 là 97%, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một phần không đáng kể trong tồn bộ giá trị sản xuất ngành nơng lâm thuỷ sản. Năm 2014 giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 0,94% và giá trị sản xuất thủy sản chiếm 2,06%.

Sản xuất nông nghiệp:

+ Trồng trọt: tổng hợp diện tích gieo trồng cả năm 20.046 ha. Gồm: diện tích cây lâu năm 8.321ha, (diện tích cao su hiện có 7.166 ha, tăng 480,79 ha); diện tích cây hàng năm 11.725 ha.

+ Chăn ni: tình hình chăn ni gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của dịch bệnh, bão lũ. Tổng đàn gia súc, gia cầm không đạt chỉ tiêu kế hoạch và giảm so với năm 2013.

Sản xuất lâm nghiệp:

Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 3.678 triệu đồng, đến năm 2014 còn 2.297 triệu đồng, chiếm 0,94% GTSX ngành nơng nghiệp tồn thành phố. Trong đó: trồng rừng và ni rừng là 207 triệu đồng; khai thác gỗ và lâm sản 2.090 triệu đồng. Sản lƣợng lâm nghiệp chủ yếu khai thác gỗ tròn, khai thác củi, trồng rừng tập trung.

Sản xuất thuỷ sản:

Tổng diện tích ao nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ƣớc đạt 46,28 ha. Tổng sản lƣợng thủy sản năm 2013 ƣớc đạt 398 tấn (trong đó sản lƣợng ni trồng đạt 220 tấn, sản lƣợng khai thác đạt 178 tấn).

Năm 2014, giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá so sánh) của Thành phố đạt 5.184 triệu đồng, gấp 4,3 lần con số của năm 2010 là 1.216 triệu đồng. Tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu ngành nông-lâm-ngƣ cũng tăng dần: từ 1,08 % năm 2006 lên 2,30 % năm 2014..

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành phố giai đoạn 2010-2014 phát triển tƣơng đối mạnh, tốc độ tăng trƣởng bình quân 17,88%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 724 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010.

Trên địa bàn thành phố hiện có khu cơng nghiệp Hồ Bình (quy mơ diện tích đến

năm 2014 là 66,78 ha) và khu cơng nghiệp Sao Mai (quy mơ diện tích đến năm 2014 là 90,0 ha). Tổng giá trị đầu tƣ khu cơng nghiệp Hồ Bình 25,7/64,3 tỷ đồng

- Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố có 2.358 cơ sở, trong đó cá thể chiếm 97,24% và chủ yếu là cơng nghiệp chế biến, có 2.321/2.358 cơ sở. Tồn ngành hiện có 12.038 lao động, trong đó cá thể chiếm trên 40%.

33

- Thƣơng mại - dịch vụ phát triển khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng cao, bình qn giai đoạn 2010-2014 đạt 18,42%/năm.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ngày một tăng, từ 304,56 tỷ đồng năm 2006 lên 780,8 tỷ đồng năm 2010 và đến năm 2014 đạt 2.549,44 tỷ đồng.

- Trên địa bàn thành phố có 03 siêu thị và 01 trung tâm thƣơng mại và 07 chợ, chiếm 24% trong tổng số chợ của tỉnh Kon Tum.

- Mạng lƣới các ngân hàng, các cơ sở tài chính, tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển và cơ sở tài chính tín dụng.

- Hoạt động du lịch phát triển khá, doanh thu du lịch trên địa bàn giai đoạn 2010- 2014 tăng trƣởng bình quân 14,8%/năm và giai đoạn 2006-2014 là 19,64%/năm.

- Dịch vụ vận tải: Khối lƣợng hàng hoá vận chuyển do địa bàn thực hiện năm 2010 là 2.196,99 nghìn tấn. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 26,3%/năm và giai đoạn 2006-2014 là 20,60%/năm.

- Dịch vụ bƣu chính - viễn thơng:

Dịch vụ bƣu chính viễn thơng phát triển mạnh, mở rộng và thông suốt đến địa bàn các xã, lƣợng bƣu phẩm, bƣu kiện đi và đến hàng năm đều tăng; các dịch vụ nhƣ thƣ chuyển tiền, điện báo, fax đều phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu thông tin.

1.4.3.2. Dân số, lao động

a. Dân số

Theo Niên giám thống kê thành phố Kon Tum năm 2014, dân số trung bình tồn thành phố năm 2014 có 145.383 ngƣời, chiếm 33,5% dân số toàn tỉnh Kon Tum.

Trên địa bàn thành phố Kon Tum có các thành phần dân tộc sinh sống nhƣng chủ yếu là dân tộc thiểu số: dân tộc Ba Nar, Xê Đăng, Gia Rai và dân tộc Kinh, trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn (chiếm gần 70% dân số).

b. Lao động

Năm 2014, tổng dân số trong độ tuổi lao động có 83.954 ngƣời, chiếm 57,75% dân số tồn thành phố. Trong đó, nguồn lao động trong độ tuổi đang làm việc có 78.519 ngƣời chiếm tỷ lệ 93,53% tổng dân số trong độ tuổi lao động và chiếm 54,0% tổng dân số. Phân theo cơ cấu ngành, lao động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 37,40%, trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng chiếm 23,72% và trong ngành thƣơng mại - dịch vụ chiếm 24,69% và lao động quản lý Nhà nƣớc và lao động khác chiếm 14,19%.

1.4.3.3. Giáo dục, y tế

a. Giáo dục - Đào tạo

Thành phố hiện nay có 71 trƣờng học gồm: 24 trƣờng mầm non; 31 trƣờng trung học; 1 trƣờng TH-THCS và 15 trƣờng THCS, giảm 1 trƣờng so với cuối năm 2012- 2013 (do 3 trƣờng Thực hành sƣ phạm chuyển về Sở Giáo dục & Đào tạo quản lý,

34

thành lập mới 1 trƣờng mầm non và 1 trƣờng THCS), cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bƣớc đƣợc nâng cấp, đầu tƣ, mua sắm theo hƣớng chuẩn hóa. Chất lƣợng giáo viên ngày càng đƣợc nâng cao, tổng số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ 87,5%

Tỷ lệ học sinh ra lớp năm 2013-2014 đạt 99,2%. Đến cuối năm 2013, tồn thành phố có 8 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (2 trƣờng mầm non; 5 trƣờng tiểu học và 1 trƣờng THCS). UBND tỉnh đã kiểm tra công nhận thêm 3 trƣờng (2 trƣờng THPT Phan Chu Trinh, 1 trƣờng THCS) đạt chuẩn nhƣng chƣa ban quyết định công nhận.

b. Y tế

Mạng lƣới y tế thành phố đến cơ sở tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ, đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên y tế thôn, làng đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Hiện tại thành phố có 01 Trung tâm y tế, 02 phòng khám và 21 trạm y tế xã, phƣờng. 100% thơn, làng có nhân viên y tế và đa số đã đƣợc đào tạo từ 3 tháng trở lên; 100% trạm y tế xã, phƣờng có y sỹ và nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 07 trạm y tế xã, phƣờng có bác sỹ (Đắk Blà, Thống Nhất, Quyết Thắng, Lê Lợi, Hồ Bình, Vinh Quang và Đắk Năng); 14/21 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (52,38%); 100% trạm y tế xã, phƣờng đƣợc nâng cấp, xây dựng kiên cố (Duy Tân, Quang Trung, Quyết Thắng, Thống Nhất và Lê Lợi nhà cấp III, các xã, phƣờng còn lại là nhà cấp IV).

Theo trung tâm y tế thành phố đến 31-12-2013, đội ngũ y tế là 180 ngƣời trong đó có 14 bác sỹ (trong đó 07 ở tuyết xã và 07 ở trung tâm). Tổng số giƣờng bệnh đến năm 2013 là 145 giƣờng (20 giường bệnh/01 trung tâm và 05 giường bệnh/xã, phường). Số bệnh nhân đến khám và điều trị tại các trạm y tế và Trung tâm y tế thành phố mỗi năm tăng 20-30%.

35

CHƢƠNG 2. ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ KON TUM - TỈNH

KON TUM

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở THÀNH PHỐ KON TUM – TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2006- 2014 10600697 (Trang 41 - 45)