CLN: đất trồng cây lâu năm; CSD: đất trống chưa sử dụng; HNK: đất trồng cây hàng năm khác; LNP: đất lâm nghiệp; LUA: đất trồng lúa; OTC: đất ở dân cư; SMN: đất mặt nước
3.3.2. Đánh giá biến động cho từng loại hình sử dụng đất
3.3.2.1. Biến động đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp có diện tích lớn trên địa bàn thành phố, tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2014 thì diện tích loại đất này giảm mạnh, từ 5106.01 ha chiếm 11.64% năm 2006 xuống còn 1835.7 ha chiếm 4.18% năm 2014
Diện tích đất lâm nghiệp giảm nguyên nhân chính là do ngƣời dân sinh sống ở các khu vực đồi nhằm tránh lũ lụt vào mùa mƣa nên đã chuyển đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất và làm nhà ở trên diện tích đất lâm nghiệp. Cũng nhƣ một phần lớn diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang đất trồng cây hằng năm và diện tích đất rừng bị ngƣời dân chặt phá bừa bãi, khai thác không đúng cách dẫn đến diện tích đất lâm nghiệp giảm mạnh trong giai đọan này.
3.3.2.2. Biến động đất nông nghiệp
Biến động đất nông nghiệp thể hiện rõ xu hƣớng biến động giảm. Mặc dù diện tích đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm tăng lên, tuy nhiên diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2006 - 2014 lại giảm rất mạnh. Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm tăng lên từ 13273.55 ha năm 2006 lên 14137.3 ha năm 2014, tăng 863.71 ha. Đất trồng cây lâu năm tăng lên 176.38ha. Cịn tổng diện tích đất trồng lúa bị giảm tới -767.83 ha
Sở dĩ có sự giảm về diện tích đất trồng lúa là vì ngƣời dân chuyển đất lúa sang đất nhà ở xung quanh các đƣờng quốc lộ và chuyển sang đất trồng cây hàng năm ở một số khu vực bị hạn, thiếu nƣớc cho cây lúa cũng nhƣ một phần diện tích bị ngập lụt vào mùa mƣa. 0.00 2000.00 4000.00 6000.00 8000.00 10000.00 12000.00 14000.00 16000.00 CLN CSD HNK LNP LUA OTC SMN Năm 2006 Năm 2010 Năm 2014 ha
74
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực khi chuyển đất trống sang đất trồng cây hằng năm và cây lâu năm nhƣng do quá trình mở rộng diện tích, sự tăng dân cƣ đã làm cho diện tích đất trồng lúa của thành phố giảm xuống.
3.3.2.3. Biến động đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất trống của thành phố còn nhiều, tuy nhiên liên tục giảm mạnh qua mỗi thời kỳ. Các khu vực đất trống nhiều là khu vực quanh sơng và ở các xã phía Đơng Bắc trong vùng đồi núi
Năm 2006, diện tích đất trống của toàn huyện là 8289.55ha chiếm 18.89%, đến năm 2014 chỉ còn 5193.9ha, chiếm 11.84%. Trong giai đoạn này diện tích đất trống đã giảm - 3095.62ha. Diện tích đất trống chủ yếu chuyển qua đất ở dân cƣ và sang đất trồng cây hằng năm.
3.3.2.4. Biến động đất khu dân cư
Từ những phân tích về các loại đất trên ta có thể thấy hầu nhƣ các loại đất khác đều chuyển sang đất khu dân cƣ. Nhƣ vậy diện tích dân cƣ đã tăng lên đáng kể từ năm 2006 - 2014.
Diện tích đất khu dân cƣ đã tăng 6321.19ha từ 9412.72 ha, chiếm 21.45% tăng lên 15733.9 ha, chiếm 35.85%.
Đất khu dân cƣ tăng là do đất vƣờn và đất nhà ở kết hợp làm cho diện tích đƣợc tính chung vào đất dân cƣ là lớn. Điều này phù hợp với chính sách phát triển của thành phố trong những năm qua chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, phấn đấu để thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại 2 vào năm 2015. Tuy nhiên cũng cần có sự quản lý nhằm sử dụng hợp lý, đặc biệt là hạn chế chuyển từ đất trồng lúa sang đất khu dân cƣ gây ảnh hƣởng tới an ninh lƣơng thực của thành phố.
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở THÀNH PHỐ KON TUM - TỈNH KON TUM NGUYÊN ĐẤT Ở THÀNH PHỐ KON TUM - TỈNH KON TUM
3.4.1. Cơ sở của việc đề xuất
3.4.1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của thành phố Kon Tum
Theo Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 06/3/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Kon Tum đến năm 2020; định hƣớng đến năm 2025 đã xác định:
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thành phố Kon Tum trở thành vùng kinh tế động lực, xứng tầm là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hố, khoa học, giáo dục và đào tạo; đầu mối giao lƣu lớn của tỉnh và vùng Bắc Tây Nguyên; trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, sinh thái và mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Phát triển nông
75
nghiệp bền vững, hiệu quả theo hƣớng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Tạo lập một môi trƣờng sống tốt, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; đảm bảo phát triển hài hoà và bên vững giữa nông thôn và thành thị. Phấn đấu đến năm 2015, xây dựng thành phố đạt 70% tiêu chuẩn của đô thị loại II (vùng cao, vùng sâu, biên giới) và trở thành đô thị loại II giữa giai đoạn 2016-2020.
b. Mục tiêu cụ thể * Về phát triển kinh tế
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011-2020 đạt 15,5% (giai đoạn 2011-2015: 16%/năm, giai đoạn 2016 - 2020: 15%/năm). Trong đó: Cơng nghiệp - xây dựng tăng bình quân 18,2%/năm (giai đoạn 2011-2015) và 19%-20,5%/năm (giai đoạn 2016- 2020). Tƣơng ứng với 2 giai đoạn trên, khu vực dịch vụ tăng 19,4% và 19,8%/năm, nông, lâm, thuỷ sản tăng 10,3% và 7,2%/năm.
- Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 34,7 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2015 (tƣơng đƣơng 1.500 USD); đến năm 2020 đạt khoảng 62 triệu đồng/ngƣời/năm (tƣơng đƣơng 2.600 USD).
- Cơ cấu kinh tế theo GTGT (giá hiện hành): Ngành công nghiệp - xây dựng; thƣơng mại - dịch vụ; nông - lâm - thủy sản vào năm 2015 lần lƣợt là 48,35%; 41,01% và 10,64%, năm 2020 là 49,72%; 40,92 % và 9,36%.
- Về các thành phần kinh tế: phấn đấu đến nãm 2020 kinh tế tƣ nhân và sở hữu hỗn hợp chiếm hơn 70% tổng giá trị tăng thêm của thành phố.
* Về phát triển xã hội
- Quy mô dân số đến năm 2015 đạt 172 nghìn ngƣời; năm 2020 trên 204 nghìn ngƣời. Lực lƣợng lao động năm 2020 là 94 nghìn ngƣời, trong đó khu vực nơng, lâm, thủy sản chiếm 22,6%.
- Đến năm 2020, khu vực dịch vụ phấn đấu giải quyết việc làm cho 2.200-2.500 lao động/năm; ngành công nghiệp giải quyết việc làm cho 1.000-1.500 lao động/năm.
- Đến 2015: 100% trạm y tế xã có bác sỹ; 90% xã, phƣờng có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 và đạt 100% vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015 số giƣờng bệnh viện/vạn dân là 46,7 và đến năm 2020 là 50 giƣờng bệnh/vạn dân. Chấm dứt tình trạng quá tải của bệnh viện.
- Tỷ lệ trƣờng mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia tối thiểu 45% (mầm non 45%; tiểu học 50%; trung học cơ sở 43%). Tỷ lệ huy động học sinh đi học các cấp đạt 85-90% vào năm 2015 và đạt trên 99% vào năm 2020. Hoàn thành phổ cập bậc trung học trƣớc năm 2020, Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 35% vào năm 2015 và khoảng 45% vào năm 2020.
- Đến năm 2015 số xã, phƣờng có trung tâm vãn hóa - thể thao là 60% và đạt trên 90% vào năm 2020.
76
- Đến năm 2020, 70% số xã ngoại thành có đầy đủ sân luyện tập thể thao (sân bóng chuyền, sân bóng đá mini).
- Giảm bình quân hàng năm 3-4% số hộ nghèo, đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn dƣới 4%.
* Về bảo vệ môi trường
Đến năm 2020 các khu công nghiệp trên địa bàn phải xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung cho tồn khu cơng nghiệp; tất cả các doanh nghiệp đầu tƣ tại các khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp phải có hệ thơng xử lý chât thải rắn, chất thải lỏng và cam kết thực hiện tạo môi trƣờng làm việc trong lành cho ngƣời lao động.
3.4.1.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2020
a. Đất nông nghiệp
* Đất sản xuất nông nghiệp
- Mở rộng đất sản xuất nơng nghiệp: Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tồn thành
phố bình quân/1 lao động nơng nghiệp năm 2014 có khoảng 0,9 ha. Tuy nhiên, quỹ đất chƣa sử dụng của thành phố đã khai thác gần hết vào sản xuất nông nghiệp, trong những năm tới có thể khai thác đất chƣa sử dụng khai hoang mở rộng thêm khoảng 5.000-7.000 ha (chủ yếu để trồng cây lâu năm). Trong đó:
+ Đất lúa nƣớc: đến năm 2020 phấn đấu diện tích gieo trồng đạt khoảng 3.800 ha, nhu cầu đất trồng lúa khoảng 2.100 ha đất canh tác (trong đó đất chuyên trồng lúa nƣớc khoảng 1.700 ha).
+ Đất trồng cây lâu năm: Nhu cầu mở rộng thêm khoảng 5.000-6.000 ha; trong đó mở rộng thêm từ đất chƣa sử dụng 500-600 ha, chủ yếu để trồng cao su, cà phê (tập trung ở các xã ngoại thành). Chuyển đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất nƣơng rẫy) sang trồng cây lâu năm 5.000-5.500 ha (tại các xã Đắk Rơ Wa, Chƣ’hreng, Đắk Blà).
* Đất lâm nghiệp: nhu cầu cần khoảng 5.000 ha, để đảm bảo độ che phủ rừng vẫn
đạt trên 30% (kể cả đất trồng cao su), trong đó diện tích đất lâm nghiệp mở rộng thêm khoảng 1.500-2.000 ha.
* Đất ni trồng thủy sản: ổn định diện tích hiện có và tăng cƣờng ni trồng trên
các hồ thuỷ điện.
b. Đất phi nông nghiệp
Nhu cầu sử dụng đất ở: Dự báo dân số đến năm 2020 (theo quy hoạch tổng thể KT-
XH) thì dân số tồn thành phố năm 2020 là 204.300 ngƣời (kể cả tăng cơ học). Trong đó: Dân số đơ thị có 155.055 ngƣời (chiếm 75,9%), dân số nơng thơn có 49.242 ngƣời (chiếm 24,1%).
77
+ Đất ở tại nông thôn: Tổng nhu cầu mở rộng thêm 131,28 ha, trong đó: nhu cầu cho dân số tăng tự nhiên và cơ học, tách hộ, giải tỏa và dự phòng là 90,0 ha; còn lại là nhu cầu để xây dựng các khu đô thị…
+ Đất ở tại đô thị: Tổng nhu cầu mở rộng thêm 348,55 ha, trong đó: nhu cầu cho dân số tăng tự nhiên và cơ học là 211,0 ha; nhu cầu đất cho các hộ tách hộ, giải tỏa là 42 ha; còn lại là nhu cầu để xây dựng các khu đô thị, mở rộng đất ở các dự án dãn dân…
Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp: từ nay đến năm 2020 nhu cầu mở rộng
thêm khoảng 100-150 ha để xây dựng trụ sở mới của UBND tỉnh và thành phố, mở rộng UBND các xã chƣa đủ nhu cầu sử dụng đất.
Đất quốc phòng: nhu cầu mở rộng thêm 150-200 ha, để xây dựng thao trƣờng huấn
luyện của Sƣ đoàn 10-Quân đoàn 3.
Đất An ninh: nhu cầu mở rộng thêm khoảng 5-7 ha để nâng cấp, mở rộng trụ sở
làm việc công an tỉnh.
Đất khu, cụm công nghiệp: mở rộng thêm 100-150 ha, để mở rộng khu cơng
nghiệp Hồ Bình, Sao Mai, cụm cơng nghiệp Kon H'no.
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: mở rộng thêm 500-550 ha để xây dựng các cơ sở
sản xuất, kinh doanh; làng nghề; các khu du lịch...
Đất cho hoạt động khoáng sản: mở rộng thêm 50-100 ha để khai thác khoáng sản
Điatomit Ngọk Bay, khoáng sản than bùn Ya Chim... phục vụ sản xuất công nghiệp.
Đất sản xuất vật liệu xây dựng: mở rộng thêm 150-200 ha để khai thác vật liệu xây
dựng (cát, đá xây dựng, đá ốp lát).
Đất có di tích, danh thắng: giữ nguyên hiện trạng.
Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại: mở rộng thêm 5-10 ha để xử lý, chôn
lấp các chất thải độc hại, tránh gây ô nhiễm môi trƣờng.
Đất tơn giáo, tín ngưỡng: mở rộng thêm 3-4 ha để xây dựng mới, cấp lại đất do
giải toả xây dựng cơng trình cơng cộng và mở rộng, nâng cấp cơng trình hiện có...
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: mở rộng thêm 60-70 ha để xây dựng nghĩa trang thành
phố, mở rộng các nghĩa trang, nghĩa địa hiện có ở các xã.
Đất phát triển hạ tầng: mở rộng thêm 1.000-1.300 ha,
Đất đô thị: Theo phƣơng án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành
phố đến năm 2020 và điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lƣới đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hƣớng đến 2025 thì giai đoạn 2016-2020 sẽ nâng cấp các xã Vinh Quang, Đắk Cấm thành các phƣờng.
Đất phi nông nghiệp khác: mở rộng thêm khoảng 40-60 ha để dự trữ phát triển khi
78
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu
3.4.2.1. Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất
- Tăng cƣờng tổ chức, thực hiện, theo dõi kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc duyệt.
- Tăng cƣờng cơng tác tun truyền, cơng khai hố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc duyệt để các tổ chức, cá nhân sử dụng đất thực hiện theo đúng quy hoạch và pháp luật.
3.4.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý
- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Tăng cƣờng việc đào tạo cho cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai ở thành phố và các xã, phƣờng. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết đất cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Giải quyết tốt việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất để thực hiện các cơng trình dự án.
- Có chính sách khuyến khích ngƣời sử dụng đất đúng mục đích, nâng cao hệ số sử dụng đất, làm tăng khả năng sinh lợi của đất, sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
- Có chính sách về sử dụng đất chƣa sử dụng vào trồng rừng và sử dụng và các mục đích khác tránh tình trạng để đất bị thối hố.
- Xây dựng hệ thống quản lý đất đai công khai, minh bạch. Giải quyết kịp thời những tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai trên nguyên tắc không để tồn đọng và lan rộng. Thực hiện đồng bộ các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất để tránh chồng chéo và đảm bảo tính bền vững.
- Bên cạnh các giải pháp về chính sách quản lý đất đai cần có chính sách và biện pháp cụ thể để khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các hộ gia đình phát triển các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề tiểu thủ công, thƣơng mại dịch vụ để vừa nâng cao chất lƣợng cuộc sống, vừa giảm áp lực lên tài nguyên đất.
- Chính sách đối với việc sử dụng đất trên quan điểm ƣu tiên các cơng trình có ý nghĩa phịng thủ khu vực, Quốc gia cũng nhƣ phát triển quốc phòng gắn với với kinh tế, kinh tế với quốc phòng trên địa bàn.
3.4.2.3. Định hướng sử dụng đất
a. Nhóm đất nơng nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp:Cần phải mở rộng và cải tạo đất, phát triển một nền
nơng nghiệp tồn diện, bảo đảm an tồn lƣơng thực, thực phẩm, thoả mãn nhu cầu sản xuất cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên diện rộng, đầu tƣ các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng nhƣ các giống cây trồng có chất lƣợng cao vào trong sản xuất, hình thành vùng chuyên canh cây lâu năm, các vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung.
79
- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp khơng cịn nhiều chủ yếu chuyển sang
đất trồng cây hằng năm nên cần thiết phải đẩy mạnh trồng, chăm sóc, bảo vệ vốn rừng hiện có, tranh thủ các chƣơng trình, dự án để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, đồng thời phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc. Tiếp tục khuyến khích nhân dân đƣa các