Trên thế giới

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 28)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Trên thế giới

Tại các nước tiên tiến đi đầu trong lĩnh vực công nghệ như: Mỹ, Nga, Ấn Độ, Canada, Nhật Bản, và mới đây có thêm Trung Quốc ... việc ứng dụng công nghệ GIS đã trở thành công nghệ hoàn chỉnh, được sử dụng rộng rãi không chỉ để theo dõi, kiểm kê, dự báo, quản lý các tài nguyên trên đất liền mà còn hướng dần ra biển và đại dương. Khuynh hướng sử dụng tư liệu đa thời gian để theo dõi biến động bề mặt địa lý tự nhiên trên mặt đất đã được hình thành. Trên thế giới, đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này và đã rất thành công. Nghiên cứu đánh giá hiểm hoạ xói mòn và chất lượng đất cho các nước thuộc phía Nam của cộng đồng Châu Âu (1991). Nó được dựa trên 5 tập hợp dữ liệu: đất, khí hậu, độ dốc, thực vật và thuỷ lợi. Tất cả dữ liệu này được đồng nhất về lưới chiếu, được kiểm tra về độ chính xác và độ tương thích. Kết quả nghiên cứu đã thu được trong thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất.

Một số nghiên cứu khác:

- Năm 1993, Thematic Mapper ứng dụng GIS để đánh giá biến động của các trầm tích bãi triều tại Vương Quốc Anh [32].

- Năm 1993, Michalik đánh giá biến động đường bờ biển trong vùng vịnh Caribbean [24].

17

- Thông qua công cụ GIS, các quốc gia có thể quản lý được vùng biển rộng lớn như thành công của Levitzke (1990) tại Úc [31], Bajjouk (1996) ở Pháp [28], Borstad và Akenhead (1993) và Zacharias (1992) tại Canada [33].

- Năm 1999, De Jaeger đã nghiên cứu lập bản đồ địa mạo bằng ảnh vệ tinh TK-300 của Nga và GIS cho thung lũng Wadi Mujib (Jonrdan) [30]. Kết quả đã thành lập được bản đồ địa mạo và thành lập được bản đồ rủi ro môi trường.

- Năm 2011, P. Vinayaraj và cộng sự đã ứng dụng viễn thám và GIS để đánh giá biến động vùng bờ biển bang Karnataka, Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ biến động đường bờ khu vực cửa sông: Karwar (1981-2008), Honnavar (1979-2008), Kundapur (1973-208) [18].

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 28)