Sự suy giảm lớp phủ thực vật

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 74)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

3.3.3.Sự suy giảm lớp phủ thực vật

3.3. Một số nguyên nhân của hiện tượng xâm thực bờ biển đảo Lý Sơn

3.3.3.Sự suy giảm lớp phủ thực vật

Theo kết quả nghiên cứu về vai trò của đai rừng phòng hộ bởi Jang, J.C và công sự năm 1995 [22]; kết quả của Prasetya G S, 2006 [26] về vai trò của rừng và thảm thực vật trong cuộc chiến chống xói mòn ven biển. Thảm thực vật giúp chống xói mòn và ổn định đất ven biển bằng cách giữ lại trầm tích và cố định chúng bằng hệ rễ. Một vành đai cây xanh sẽ rất hiệu quả trong việc làm giảm sức mạnh của một cơn bão lớn, sóng kèm lốc xoáy và ngay cả sóng thần.

Theo Phạm Hoàng Hải (2006), trước khi con người khai phá, trên đảo Lý Sơn đã tồn tại một diện tích rừng tự nhiên khá lớn thuộc kiểu rừng kín cây lá rộng thường xanh, đến nay trên đảo không còn rừng, mà thay thế nó là các trảng cây bụi, cây trồng các loại [6].

Để làm rõ sự biến động của lớp phủ thực vật trên đảo Lý Sơn, chúng tôi đã tiến hành phân tích, giải đoán ảnh viễn thám các năm 1989, 2009 và 2015 trên phần mềm ArcGis bằng cách sử dụng chỉ số thực vật NDVI (Normalized Diffirence Vegetation index), đây là chỉ số thường xuyên được sử dụng trong các nghiên cứu về biến động lớp phủ thực vật. Kết quả thành lập bản đồ hiện trạng giá trị NDVI các năm 1989, 2009, 2015 được trình bày ở hình 3.31 và hình 3.32.

59

60

Với giá trị chỉ số NDVI càng cao khi khu vực có lớp phủ càng dày, các khoảng chia trong đề tài được trình bày dưới đây:

- NDVI <0 : là vùng nước

- 0<NDVI <0.2 : đất trống, thảm cỏ, đất nông nghiệp - 0.2<NDVI <0.3: trảng cỏ, cây bụi

- 0.3<NDVI <0.4: rừng cây thưa - 0.4<NDVI <0.5: rừng cây dày - NDVI>0.5: rừng cây dày đặc

Hình 3.33. Biến động giá trị NDVI qua các năm 1989, 2009 và 2015

1989 2009 2015 <0.2 5772043 7637486 6094860 0.2-0.3 999692 982120 2262602 0.3-0.4 1137447 769070 1279503 0.4-0.5 1302457 255072 285197 >0.5 513112 49121 0 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000 Di ện ch (m 2 )

61

Kết quả ở hình 3.31, hình 3.32, và hình 3.33 cho thấy:

Thực vật trên đảo Lý Sơn giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2015 có sự suy giảm mạnh cả về diện tích và chất lượng lớp phủ, cụ thể:

Giai đoạn 1989-2009: Cả diện tích và chất lượng lớp phủ điều suy giảm nghiêm trọng.

- Diện tích khu vực đât trống, thảm cỏ và đất nông nghiệp (0<NDVI <0.2) tăng từ 577,2 ha lên 763,7 ha (năm 2009), tương đương 78,8% diện tích đảo.

- Các khu vực có giá trị NDVI cao đều có xu hướng giảm: vùng trảng cỏ, cây bụi (0.2<NDVI <0.3) giảm đi 1,7 ha; rừng cây thưa (0.3<NDVI <0.4) giảm đi 36,8 ha; rừng cây dày (0.4<NDVI <0.5) giảm đi 104,7 ha; rừng cây dày đặc (NDVI>0.5) giảm đi 46,4 ha xuống chỉ còn lại 4,9 ha (năm 2009).

- Nguyên nhân của hiên tượng suy giảm lớp phủ thực vật trên đảo Lý Sơn là do người dân khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, trong khi đó các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý và chưa làm tròn trách nhiệm.

Giai đoạn từ năm 2009-2015: chất lượng lớp phủ tiếp tục giảm, nhưng diện tích lại có xu hướng tăng lên.

- Diện tích khu vực đât trống, thảm cỏ và đất nông nghiệp (0<NDVI <0.2) giảm từ 763,7 ha (năm 2009) xuống còn 609,5 ha (năm 2015).

- Các khu vực có giá trị NDVI cao hơn có xu hướng tăng: vùng trảng cỏ, cây bụi (0.2<NDVI <0.3) tăng thêm 128 ha, rừng cây thưa (0.3<NDVI <0.4) tăng thêm 51 ha, rừng cây dày (0.4<NDVI <0.5) tăng thêm hơn 3 ha lên 28,5 ha (năm 2015).

- Riêng khu vực rừng cây dày đặc (NDVI>0.5) có diện tích năm 2009 là 4,9 ha đến năm 2015 đã mất đi hoàn toàn.

- Giải thích cho sự tăng lên của lớp phủ thực vật trên địa bàn huyện trong giai đoạn này là: từ ngày 8/7/2011 Lý Sơn thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ cảnh quan môi trường, mục tiêu đến năm 2015 nâng độ chê phủ lên 20% [18], mục đích cải thiện môi trường trên đảo trước nguy cơ thiếu nước ngọt một cách trầm trọng vào mùa

62

khô. Bên cạnh đó công tác quản lý, truyền thông bảo vệ rừng được tăng cường đẩy mạnh.

Hình 3.34. So sánh giá trị NDVI của Hòn Lao (Cù Lao Chàm) và đảo Lý Sơn

Để thấy rõ được sự suy giảm nghiêm trọng của lớp phủ thực trên đảo Lý Sơn, chúng tôi đã có một so sánh về chỉ số NDVI của đảo Lý Sơn và Hòn Lao (Cù Lao Chàm). kết quả hình 3.34 cho thấy, chỉ có 8% diện tích Hòn Lao có giá trị NDVI thấp (<0.2) trong khi đó con số này ở đảo Lý Sơn là 61% gấp hơn gần 8 lần. Điều này đã phần nào giải thích cho hiện tượng xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở đảo Lý Sơn, trong khi đó Hòn Lao không phải đối mặt với nguy cơ này, bởi phần lớn diện tích Hòn Lao được bao phủ bởi thực vật.

Sự suy giảm lớp phủ thực vật trên đảo Lý Sơn không chỉ góp phần thúc đẩy hiện tượng tượng xói mòn, biến động đường bờ diễn ra mạnh mẽ mà còn mang nhiều hệ lụy khác như: mất nơi cư trú của các loài sinh vật, thoái hóa đất, cạn kiệt nguồn tài nguyên và nghiêm trọng nhất là dẫn đến tình trạng khô hạn, thiếu nguồn nước ngọt trên đảo. Theo Phạm Hoàng Hải (2006), nguồn

8% 6% 13% 72% 1% < 0.2 0.2 - 0.3 0.3 - 0.4 0.4 - 0.5 > 0.5 61% 23% 13% 3% 0% < 0.2 0.2 - 0.3 0.3 - 0.4 0.4 - 0.5 > 0.5

63

nước ngọt cấp cho sinh hoạt và sản xuất trên đảo rất hạn chế, đặc biệt trong mùa khô. Tổng lượng nước khai thác được hiện nay chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, chỉ có khoảng 30% dân số được dùng nước sạch trên toàn địa bàn huyện. Toàn huyện có 140 giến lớn nhỏ, hầu hết bị nhiễm mặn và cạn kiệt vào mùa khô, chỉ còn duy nhất giếng Gia Long không bị nhiễm mặn và có thể cung cấp nước quanh năm với công suất khá lớn. Đảo Bé hoàn toàn khô có nước ngọt, nên phải thường xuyên chuyển nước từ đảo Lớn sang để sử dụng sinh hoạt hằng ngày. Đây là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng đối với cuộc sống của dân cư huyện đảo Lý Sơn [6]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 74)