Đặc điểm thạch học

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 69)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

3.3.2.Đặc điểm thạch học

3.3. Một số nguyên nhân của hiện tượng xâm thực bờ biển đảo Lý Sơn

3.3.2.Đặc điểm thạch học

Từ dữ liệu thu thập được là bản đồ số “Định hướng quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước huyện Lý Sơn” năm 2011 dưới dạng file Mapinfo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lý Sơn kết hợp với kết quả giải đoán ảnh viễn thám. Chúng tôi tiến hành xây dựng bản đồ đặc điểm thạch học đảo Lý Sơn (hình 3.27)

Hình 3.27. Đặc điểm thạch học đảo Lý Sơn

Kết quả phân tích được truy xuất trên phần mềm ArcGis và thể hiện dưới dạng biểu đồ (hình 3.28)

Hình 3.28. Tỉ lệ % diện tích theo đặc điểm thạch học đảo Lý Sơn

3% 18%

54% 25%

đảo Lớn - Lý sơn

Tuf Bazan đặc sít

Bazan lỗ hổng Cát san hô

80% 20%

đảo Bé - Lý sơn

55

Hình 3.29. Đá banzan lổ hổng và cát san hô trên đảo Lý Sơn

Kết quả hình 3.27 và hình 3.28 cho thấy:

Đảo Lý Sơn có đặc điểm thạch học gồm 4 loại chính là: Bazan lỗ hổng, Bazan đặc sít, cát san hô và Tuf. Trong đó:

Đảo Lớn có đầy đủ cả 4 loại đá: Bazan lỗ hổng (chiếm 54% diện tích đảo Lớn), Bazan đặc sít (chiếm 18%) và Tuf (chiếm 3%) các loại đá này có kết cấu khá vững chắc, được hình thành từ hoạt động phun trào của núi lửa. Riêng cát san hô (chiếm 25% diện tích đảo) được hình thành từ quá trình phát triển và chết đi của rạn san hô quanh đảo.

Kết quả hình 3.27 cho thấy, khu vực ven biển đảo Lớn chỉ có khoảng 3,3km được vây bọc bằng đá, chu vi còn lại đều bằng đất và cát. Theo kết quả điều tra phỏng vấn: trước năm 2013, đường bờ biển phía Đông Nam đảo Lớn chưa có kè chắn sóng cộng với việc không có rừng phòng hộ nên mỗi khi sóng lớn đều bị xói lở nghiêm trọng. Riêng bão số 9/ 2009 (có tên quốc tế là Ketsana), Lý Sơn mất gần 40ha. Phía Đông Bắc của đảo Lớn, cạnh khu vực Hang Câu thuộc xã An Hải, toàn bộ 6 hecta đất ở đây đã bị thủy triều cuốn trôi sau cơn bão.

Khu vực đảo Bé có đặc điểm thạch học gồm hai loại chính là: Bazan lỗ hổng (chiếm 80% diện tích đảo Bé), cát san hô (chiếm 20%). Do kết cấu đảo Bé đươc bao bọc bởi phần lớn là đá Bazan lỗ hổng có kết cấu khá chắc chắn nên hiện tượng xâm thực xảy ra chậm hơn so với đảo Lớn (hình 3.30)

56

Hình 3.30. Bản đồ chồng ghép đặc điểm thạch học và tốc độ biến động

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, hiện tượng biến động đường bờ biển đảo Lý Sơn còn bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái hệ sinh thái cỏ biển và rạn san hô quanh đảo.

Theo IUCN, rạn san hô giúp bảo vệ đường bờ, cung cấp một rào cản vật lý như là một bức tường chống triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan [25]. Từ xưa đến nay luôn được ví như bờ kè chắn sóng tự nhiên giúp bảo vệ các vùng đảo.

Thảm cỏ biển giúp giảm xói mòn và nâng cao chất lượng nước [23]: lá và thân thẳng đứng của cỏ biển là vách ngăn, giúp giảm tốc độ dòng chảy lên bề mặt trầm tích. Điều này cho phép các hạt lơ lững trong nước lắng xuống phía dưới, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ của các hạt trầm tích nên giúp cải thiện chất lượng nước. Thân rễ của cỏ biển giúp cố định trầm tích, qua đó có chức năng bảo vệ, chống xỏi lở do sóng gây ra.

Kết quả hồi cứu dữ liệu và giải đoán ảnh viễn thám năm 2015: Tổng diện tích bãi triều bao quanh đảo Lý Sơn là 455 ha, đây là khu vực sinh sống của thảm cỏ biển và rạn san hô gần bờ đảo Lý Sơn. Trong đó diện tích bãi triều đảo Lớn là 436,8ha , đảo Bé là 18,2ha. Với diện tích vùng triều lớn,

57

nhưng trong những năm qua thảm cỏ biển và rạn san hô bao quanh đảo Lý Sơn đang đứng trước nguy cơ bị suy thái.

Theo kết quả đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học đề xuất dự án Khu bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn” do Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo thực hiện, đã xác định được: 6 loài cỏ biển, 33 loài san hô. Tuy nhiên các hệ sinh thái này đang bị suy giảm nghiêm trọng. Qua phân tích, tính toán, đề tài đã đánh giá được tiềm năng bảo tồn và khả năng phục hồi các rạn san hô tại Lý Sơn chỉ ở mức độ trung bình, đôi chỗ rất thấp nếu không có các giải pháp bảo tồn kịp thời và cấp bách. Nguyên nhân gây ra sự suy thoái rạn san hô tại đảo Lý Sơn là do: Ô nhiễm nước biển; thiên tai; biến đổi khí hậu; nước biển dâng và khai thác hải sản quá mức, đôi khi bằng hình thức huỷ diệt. Ngoài ra, xói lở bờ biển cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thoái hệ sinh thái rạn san hô. Xói lở bờ biển làm đục nước, mang bùn đất lắng đọng trên mặt san hô, cản trở tảo cộng sinh quang hợp, làm tăng nguy cơ bệnh tật cho san hô và tạo điều kiện cho rong, tảo lớn phát triển [2].

Hệ sinh thái cỏ biển cũng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác cát để trồng tỏi, hiện tượng phù dưỡng và bùn cát bị rửa trôi từ trên đảo xuống các vùng nước biển ven bờ, bão và sóng lớn đã đánh bật rễ của cỏ biển và làm cho cỏ biển bị chết. Tiềm năng bảo tồn và phát triển các thảm cỏ biển cũng chỉ ở mức độ trung bình [2] [3].

58

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 69)