Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (Trang 34 - 36)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

Cơ sở khoa học của phương pháp luận là dựa trên những quan niệm sau đây:

(1) Bờ biển luôn bị thay đổi hình dạng do tác dụng của sóng vỗ, thủy triều, các dòng chảy có hướng và dọc theo bờ cũng như tác dụng vật lí, hóa học của nước, của sinh vật sống trong nước. Quá trình làm thay đổi hình dáng bờ biển chủ yếu do sóng vỗ gọi là hiện tượng mài mòn. (2) Đường tiếp xúc giữa đất (lục địa) và vực nước (biển) gọi là đường bờ.

Vị trí đường bờ hoặc thay đổi từ thời địa chất này sang thời địa chất khác (do các chuyển động gần đây nhất của vỏ Trái Đất, do các dao động đơn thuần của mực nước đại dương), cũng như trong các khoảng thời gian ngắn (năm, mùa, tháng, ngày, đêm…) liên quan với sóng, thủy triều. Đường bờ có thể dịch chuyển sâu vào lục địa hoặc ra biển hàng chục, hàng trăm mét thậm chí hàng km hoặc hàng chục km.

(3) Dải lục địa tương đối hẹp, tiếp giáp với đường bờ, có dạng địa hình do biển tạo nên với mực nước trung bình hiện tại của biển gọi là bờ. Ranh giới của bờ được đánh dấu bằng chỗ có cát do sóng biển đem vào lục địa. Tác dụng qua lại giữa biển lục địa được thể hiện trong sự tạo thành

24

các dạng địa hình nhất định: vách bờ, đới các thềm biển “nâng”, đới các bình nguyên ven biển dạng bậc thềm, đới các vách bờ cổ hơn tạo thành đới ven bờ.

(4) Xói lở và biến đổi đường bờ là một quá trình địa chất được biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái: Thay đổi mặt cắt, hình dáng bờ và tính ổn định của nó.

Hiện tượng xói lở và biến đổi đường bờ có các đặc trưng sau:

- Tác dụng mài mòn của vực nước thể hiện sự rửa xói sườn bờ của sóng dẫn đến sự hình thành phần mài mòn của thềm bờ ngầm; dọc theo thềm bờ ngầm về phía bờ hình thành đới sóng trườn. Sự vận chuyển vật liệu rời rạc do các dòng chảy có hướng dọc theo bờ, trong một số trường hợp cũng thúc đẩy sự hình thành thềm bờ mài mòn.

- Tích tụ vật liệu do tác dụng của rửa xói bờ, vật liệu đó một phần được lắng đọng tạo nên phần tích tụ của thềm bờ.

- Vật liệu tích tụ do các dòng chảy có hướng dọc theo bờ.

(5) Xâm thực bờ biển là quá trình biển xâm lấn và phần đất gắn với đất liền nơi tiếp giáp với biển. Mài mòn (Abration), xói lở (Erosion) đều là quá trình xâm thực phá hủy bờ biển của yếu tố chủ đạo sóng biển ở các bờ biển cấu thành bởi các loại đá có tính chất địa chất công trình khác nhau (mài mòn xảy ra ở bờ cấu thành bởi đá cứng, còn xói lở ở bờ cấu thành bởi vật chất bở rời).

25

Một phần của tài liệu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)