Tập tục canh tác nông nghiệp

Một phần của tài liệu (Trang 75 - 80)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Một số nguyên nhân của hiện tượng xâm thực bờ biển đảo Lý Sơn

3.3.5. Tập tục canh tác nông nghiệp

Từ khoảng năm 1960, cây hành, cây tỏi được trồng phổ biến và trở thành cây trồng chủ lực trên đảo Lý Sơn. Việc trồng hành, tỏi ngày càng thịnh đạt, hành tỏi Lý Sơn ngon nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà khắp cả nước. Đây cũng là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân trên đảo. Tuy nhiên, hệ lụy từ việc khai thác cát biển phục vụ cho sản xuất hành, tỏi đến môi trường ven bờ là vô cùng to lớn.

65

Trong Báo cáo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lý Sơn 2000-2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi có ghi: "Đây là địa bàn thích hợp nhất cho cây tỏi và cây hành. Tuy nhiên phương thức canh tác theo kinh nghiệm trong sản xuất hành tỏi các năm qua đã dẫn đến các tác động không nhỏ đối với môi trường sinh thái chung của toàn huyện đảo" (trang2). "Môi trường sống đang xuống cấp nghiêm trọng, sự xâm thực của biển được tiếp sức do tập quán canh tác của nhân dân đang diễn ra với cường độ lớn và tốc độ nhanh. Hiện tượng khai thác cát ở ven bờ đảo và bóc lớp đất mặt vốn đã quá mỏng trên một số sườn núi để phục vụ cho sản suất có khả năng rút ngắn quá trình phá huỷ bề mặt của huyện đảo, tạo ra vùng đất xói mòn trơ sỏi đá ngày càng lớn, làm cạn nốt những mạch nước ngầm ít ỏi"(trang 7) [1].

Để làm rõ tác động của hoạt động khai thác cát biển phục sản xuất hành, tỏi đối với hiện tượng biến động đường bờ biển đảo Lý Sơn. Chúng tôi tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Lý Sơn năm 2015 (hình 3.36).

66

Hình 3.37. Tỉ lệ % các vùng theo hiện trạng sử dụng đất

Kết quả xây dựng bản đồ hình 3.36 và hình 3.37 cho thấy:

Năm 2015, Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 991,7ha. Trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 478,3ha (chiếm 48,2%). Bình quân đất nông nghiệp là 227,5m2/ người (thấp nhất trong toàn tỉnh). Đất nông nghiệp Lý Sơn thích hợp cho việc trồng hành, tỏi, ngoài ra có thể trồng ngô, đậu xanh, mè, dưa hấu và một số cây ăn quả khác như đu đủ, na, chuối…Đặc biệt, đất nông nghiệp của Lý Sơn không thể trồng lúa.

Theo tập tục canh tác hành tỏi của người nhân trên đảo, để đạt được năng suất mong muốn thì sau mỗi vụ đều phải tiến hành thay mới lớp đất cát bề mặt. Việc thay cát được thực hiện như sau: lớp cát san hô trên mặt được cào lại một bên (lớp cát cũ) sau đó bồi một lớp đất đỏ Bazan dày khoảng 1- 2cm (lớp đất đỏ được lấy từ trên núi hoặc đào dưới hầm) đầm chặt đất rồi bón phân lót (phân chuồng + phân NPK). Sau khi bón phân lót xong, phủ một lớp

20.0% 48.2% 0.5% 9.7% 0.7% 20.9%

Đất lâm nghiệp Đất nông nghiệp

Hồ nước Đất giao thông và đất chưa sử dụng

67

cát san hô dày 2-3 cm (tận dụng 50% cát cũ đã cào phủ bên dưới, cát mới lấy từ biển phủ lên).

Hình 3.36. Cánh đồng tỏi

Theo thống kê đăng trên báo nhân dân, để có 400 - 500 tấn tỏi/năm cần phải bổ sung cho đất 70.000m3 cát biển [4]. Cứ mỗi mùa tỏi, người dân lại khai thác cát ồ ạt. Trong khi đó nguồn cát trắng trên đảo đã cạn kiệt, khiến bờ biển bị hổng chân, tạo điều kiện cho thủy triều xâm nhập nhanh hơn.

Việc thay đất, cát không những huỷ hoại môi trường như đã thấy mà về mặt kinh tế mỗi ha đất nhân dân huyện đảo Lý Sơn còn phải chi phí cho việc thay đất, cát để canh tác hành tỏi mất đến 29.335.000 đồng. Toàn huyện mất khoảng 10 tỉ đồng [1].

68

Hình 3.37. Khai thác cát phục vụ nông nghiêp gây sạt lở bở biển

69

Một phần của tài liệu (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)