3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
3.3. Một số nguyên nhân của hiện tượng xâm thực bờ biển đảo Lý Sơn
Hiện tượng xâm thực và bồi tụ là hai nguyên nhân chính dẫn đến biến động đường bờ biển. Trong đó, hiên tượng bồi tụ được xem là một trong những quá trình xây dựng đảo, giúp cho diện tích đảo được mở rộng và góp phần bảo vệ đới bờ. Mặc khác, hiện tượng xâm thực gây ra nhiều tác động tiêu cực như: mất đất canh tác; hủy hại các công trình, nhà ở, các di tích ven biển, nên cần có các nghiên cứu phân tích nguyên nhân gây ra hiện tượng này để từ đó các nhà quản lý sẽ có những biện pháp ứng phó kịp thời và bảo vệ bền vững đới bờ.
Kết quả đề tài cho thấy, đảo Lý Sơn đang đứng trước nguy cơ bị xâm thực một cách trầm trọng. Chính vì lý do đó, chúng tôi tiến hành phân tích một số nguyên nhân của hiện tượng xâm thực bờ biển đảo Lý Sơn nhằm cung cấp những thông tin khoa học mới phục vụ công tác quản lý bảo vệ đới bờ, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng trên huyện đảo tiên tiêu này.
3.3.1. Độ cao địa hình
Từ nguồn dữ liệu DEM thu thập được chúng tôi đã tiến hành giải đoán ảnh và xây dựng bản đồ mô hình số độ cao huyện Lý Sơn, kết quả phân tích được trình bày ở hình 3.19 và hình 3.20.
Hình 3.19. Mô hình số độ cao đảo Lý Sơn
Giếng Tiền
Thới Lới Hòn Sỏi
50
Hình 3.20. Tỉ lệ % diện tích các vùng ứng với từng giá trị độ cao của
huyên Lý Sơn (đơn vị độ cao: m) Kết quả hình 3.19 và hình 3.20 cho thấy:
Địa hình của đảo Lý Sơn nhìn chung tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 20-30m so với mực nước biển, các khu vực ven biển đảo Lý Sơn có độ cao giao động từ 0-10m so với mực nước biển. Riêng vùng ven biển phía Đông Nam đảo Lớn và đảo Bé có độ cao rất thấp giao động từ 0-5m (chiếm 9% diện tích đảo).
Các khu vực có độ cao > 50m trên đảo Lý Sơn chiếm diện tích không lớn (chỉ 15% diện tích đảo) thuộc về các miệng núi lửa: Thới Lới, Giếng Tiền và Hòn sỏi nằm trên đảo Lớn (hình 3.19). Đảo Bé địa hình tương đối bằng phẳng và không có núi, độ cao địa hình giao động trong khoảng giá trị 0-50m. Để thấy được sự ảnh hưởng của độ cao địa hình đến hiện tượng biến động đường bờ biển đảo Lý Sơn, chúng tôi tiến hành chồng ghép bản đồ mô hình số độ cao và tốc độ biến động đường bờ biển đảo Lý Sơn giai đoạn 1975-2000 (hình 3.21), giai đoạn 1975-2000 được chọn vì trong khoảng thời gian này chưa có các công trình nhân tạo ven biển.
9%
21%
55%
9% 6%
51
Hình 3.21. Bản đồ chồng ghép giá trị độ cao và tốc độ biến động
Kết quả hình 3.19 cho thấy:
Các khu vực phía Đông Nam đảo Lớn và đảo Bé có độ cao địa hình thấp giao động từ 0-5m thì có tốc độ xâm thực diễn ra mạnh mẽ và số lượng các điểm xói lở nhiều hơn các khu vực còn lại trên đảo (hình 3.22).
Hình 3.22. Xâm thực ở khu vực phía Đông Nam đảo Lớn và đảo Bé
Mặc khác, tại các vị trí bờ biển có độ cao lớn hơn như: khu vực phía Tây và Tây Bắc đảo Lớn, khu vực phía Tây và phía Bắc đảo Bé ít xảy ra hiện tượng xâm thực, một số điểm bờ biển được bồi tụ (hình 3.23).
52
Hình 3.23. Khu vực có độ cao địa hình lớn ít xảy ra xâm thực
Riêng khu vực chùa Hang và Hang Câu nằm dưới chân miệng núi lửa Thới Lới phía Đông Bắc đảo Lớn có độ cao địa hình khá lớn từ 6-50m nhưng hiện tượng xâm thực vẫn diễn ra mạnh mẽ (hình 3.24). Điều này chứng tỏ, ngoài ảnh hưởng của yếu tố địa hình, hiện tượng biến động đường bờ biển đảo Lý Sơn còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo khác. Theo khảo sát thực tế và tìm hiểu của tác giả, đây là khu vực sườn đón gió mỗi khi có các cơn bão từ biển Đông ập vào nên có tác động của triều cường và xâm thực diễn ra mạnh mẽ nhất trên đảo Lý Sơn (hình 3.25 và hình 3.26).
Hình 3.24. Khu vực có độ cao địa hình lớn nhưng vẫn bị xâm thực mạnh
Hang Câu Chùa Hang
53
Hình 3.25. Chùa Hang – Lý Sơn
54