Những con người trong chốn Lầm than ấy, có lẽ với cách sống chịu đựng, sống cho qua ngày, sẽ mãi chìm đắm trong cảnh tối tăm. Nhưng không, Lan Khai
đã chỉ cho họ thấy con đường khác sáng sủa hơn. Nhà văn đã cho họ thấy ánh sáng trong đêm đèn mịt mù không lối thoát. Có lẽ, chính con đường nhà văn nêu trong tác phẩm là một trong những thành công của Lầm than. Năm 1930, khi đó Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, cách mạng Việt Nam mới thực sự có người cầm quyền và lãnh đạo. Đối với nhân dân, đó là một cái gì rất mới và lạ lắm. So với các tác phẩm giai đoạn này, thì Lan Khai là cây bút dám viết về Đảng cộng sản một cách công khai trong tác phẩm của mình. Tác phẩm đạt giá trị cao vì đã cho người dân đã tìm thấy lối đi cho bản thân. Thế nhưng, sức sống mãnh liệt của tác phẩm đã vượt qua tù ngục của kẻ thù, truyền bá rộng rãi và mang đến cho mọi người lao động một niềm tin vào cách mạng.
Do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp hết sức tàn bạo, dẫn tới mâu thuẩn trong xã hội Việt Nam ngày càng trở nên sâu sắc, cuối những năm 20 ở thế kỷ XX, phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ của quần chúng nông dân và tầng lớp công nhân dâng lên mạnh mẽ trong cả nước. Nhiều tổ chức chính trị yêu nước đã ra đời như: An Nam cộng sản Đảng, Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng... nhằm tập hợp quần chúng đấu tranh đòi tự do độc lập. Năm 1930 Đảng cộng sản Đông Dương ra đời làm thay đổi cục diện chính trị trong nước. Những người cộng sản đã đi sâu vào các hầm mỏ, xí nghiệp để thức tỉnh tỉnh tinh thần yêu nước của giai cấp công nhân. “Năm 1928, Lan Khai đã gia nhập tổ chức Quốc dân đảng, sau một thời gian bị bắt, bị tù đày”, Lan Khai dồn hết tâm huyết để hình thành nên cuốn tiểu thuyết về người phu mỏ. Tuy chưa có những trang viết, những miêu tả chi tiết về họ nhưng lại gây ra ấn tượng sâu sắc cho độc giả những ấn tượng sâu sắc. Đó là sự gieo mầm của những nhân tố mới dẫn đường tranh đấu vì cơm áo, tự do và độc lập. Chân dung những người cộng sản hiện lên qua lời kể của một người thợ từng trải, là những con người đẹp từ hình thể đến hành động và tư tưởng. Họ hiện lên như một nguồn ánh sáng mới từ “địa ngục”.
Ở tác phẩm, Lan Khai đã mượn lời nhân vật Dương để nói về cách mạng. Dương là người có uy tín và khả năng giác ngộ cho những người cùng cảnh ngộ về nguyên nhân của sự đói nghèo không phải là do số mệnh mà là do sự áp bức bóc lột mà ra, bởi vì Dương là người từng trải, có kinh nghiệm trong cuộc đời. Dương là nhân vật điển hình về một thợ mỏ từng trải, anh phải chịu số phận long đong, nguy hiểm, phải sống độc thân. Do cọ sát với cuộc đời khắc nghiệt, anh là người có nhiều kinh nghiệm, có suy nghĩ và nhậ thức, có tình người, biết phán xét cuộc đời. Dương biết yêu thương bạn bè, biết trân trọng và bảo vệ tình yêu chân chính. Do thấu hiểu nhân tình thế thái, do được học ở trường đời nên Dương có uy tín và khả năng giác ngộ cho những người cùng cảnh ngộ về nguyên nhân của sự đói nghèo không phải do số mệnh mà là do sự áp bức bóc lột mà ra XII. Từ đó anh cũng mạnh bạo tố cáo giai cấp tư sản bóc lột công nhân. Là người đã từng được ở mỏ Vàng xanh, Dương biết đem đến cho những người thợ bạn nơi địa ngục những hy vọng và nguồn ánh sáng về một xã hội tương lai, con người được tự do hạnh phúc. Tuy ánh sáng đó còn mới le lói nhưng nó vô cùng quan trọng giúp con người trong bóng đêm mịt mùng biết hướng về phía bình minh của lịch sử. Không phải là người chiến sĩ cách mạng – người cộng sản giàu lí luận, nhưng bằng những điều “mắt thấy tai nghe” từ những luồng ánh sáng dọi đến tâm hồn mình, Dương đã truyền thứ ánh sáng đó cho những người vô sản có những nhận thức ban đầu về một tương lai giữa vồng vây than bụi, lầy bùn nơi địa ngục. Lần đầu tiên những người thợ mỏ ở chốn rừng xanh có khái niệm sơ khai về chủ nghĩa cộng sản và có những cảm nhận ban đầu về chân dung những người chiến sĩ đi gieo mầm cách mạng giải phóng dân tộc và đất nước. Dương chuyển tải nguồn ánh sáng trong chốn địa ngục này, anh cắt nghĩa cho mọi người về chủ nghĩa cộng sản, về nguồn gốc, về bản chất, về mục tiêu trong cuộc sống. Với những người lao động nghèo khổ không được học hành, trong chốn tăm tối mù mịt ấy, đã được Dương mang đến một luồng sinh khí mới. Những vấn đề lớn lao, trừu tượng được anh lí giải
một cách giản dị nhưng đã thấm sâu vào nhận thức từng người. Qua lời Dương những người cộng sản ấy: “Họ nom có vẻ thông minh và sáng sủa lắm. Chính họ đã giảng giải cho chúng tôi nghe. Chính họ đã đưa ngầm sách vở cho chúng tôi đọc. Câu chuyện của họ thoạt đầu chúng tôi không hiểu và còn chưa thiết nghe. Sau chúng tôi cứ rạng dần, rạng dần... Thế rồi, một hôm những người lạ mặt đó đều bị bắt vào nhà pha... Nghe đâu về sau họ đều phải chết chém hoặc đi đày cả! Tình thế yên yên chúng tôi bấy giờ mới hỏi nhau và mới biết rằng các người kia đều là những đảng viên cộng sản” (Chương XII).
Họ là những con người hiện thân của trí tuệ và tinh thần dũng cảm đi tuyên truyền cách mạng trong giai cấp công nhân giữa thời kì bão táp ssucj sôi của cách mạng đang dâng lên như cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931, các cuộc đình công, bãi công của thợ mỏ Hòn Gai, công nhân nhà máy cưa Bến Thủy, công nhân nhà máy dệtt Nam Định... Họ còn là tấm gương đổ máu, hi sinh bất khuất cho cuộc đổi đời vĩ đại sau này. Chân dung người cộng sản gắn liền với mục đích và lí tưởng cánh mạng. Chỉ bằng hình thức kể chuyện và đối thoại mộc mạc của những người thợ, nhưng đã toát lên chân lý giản dị về chủ nghĩa cộng sản:
- Ừ, tôi nghe mang máng đến Đảng cộng sản mà thực ra vẫn chưa hiểu nó ra làm sao cả!
- Cộng sản là một chủ nghĩa do người nước Nga xướng lên...
- Nước Nga là nước gì?
- Cũng chẳng biết nữa. Hình như đó là một nước lớn ở gần nước Tây trắng
thì phải. Vậy một nước Nga xướng lên chủ nghĩa cộng sản rồi nó cứ lan dần ra các nước vì ở đâu cũng có người theo.
Tép ngây thơ:
- Tại sao ở đâu cũng có người theo?
- Tại ở nước nào cũng có kẻ giàu người nghèo, ở nước nào cũng có sự bất
- Thế ra cộng sản là một đảng của bọn nghèo?
- Chính thế! chủ nghĩa cộng sản là cái chủ nghĩa của bọn cùng dân như chúng ta.
- Thế chủ nghĩa cộng sản để làm gì?
- Là để chia đều của cải cho mọ người, cấm không cho ai chiếm vật gì làm của riêng cả.” (tr 194, 195).
Chủ nghĩa cộng sản không bị lý giải phù hoa mà bằng những nhận thức bình dị, đó thực chất là mục đích ước mơ của nhân loại là xóa bỏ bóc lột, bất công, đòi quyền bình đẳng và quyền sống cho người lao động. Không những thế, qua những lần nói chuyện như thế, người lao động biết được rằng: “Thì ra bọn cai và chủ keo kiệt, độc ác thực. Họ chỉ cốt nhét cho đầy túi, ăn hà ăn hiếp ai được đồng nào hay đồng ấy còn ngoài ra ai chết mặc ai. Họ chắc vào chỗ bọn nghèo nếu có khí khái hay bướng bỉnh thì sẽ bị chết đói ngay” (tr 201). Người dân thấy được cái khổ của mình do đâu, muốn thoát được nỗi khổ ấy phải làm gì, họ phải ủng hộ và theo ai?. Để có tương lai, những người cộng sản phải đi đầu trong cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Điều đó thể hiện qua lời nói của già Mẫn: “Từ nay đến ngày ấy thì còn vô số anh vào nhà pha, vô số anh đi đày, vô số anh chết chém” (tr 196). Qua lời nói của Dương: “Phải có hàng ngàn mạng chết đi mới mong làm sống lại ức triệu người chết dở.”. Suy nghĩ của người thợ cũng là một thực tế lịch sử, mà Mác từng nêu lên chân lý “Hạnh phúc là đấu tranh”. Qua câu chuyện của người từng trải, đã giúp cho những người thợ dường như nhận rõ hơn ý nghĩa về sự sống, nhất là thế hệ trẻ: “Câu chuyện nhàn đàm, không ngờ có một ảnh hưởng lớn đến tâm hồn Thuật. Mối bực tức trong lòng anh hình như được thỏa vì có người vừa cắt nghĩa cho anh hiểu cái lý do những bất bình mà anh thấy nhan nhản ở quanh mình” (tr 197). Như vậy, giác ngộ về sự sống khỏ cực của con người, thức tỉnh về lẽ phải là sức mạnh của những luồng tư tưởng mới từ những người đi gieo mầm cách mạng. Chính vì có được tầm nhìn mới, nên trong thế giới
những người thợ đã hình thành mối thiện cảm với cộng sản. Phản bội người cộng sản chính là chống lại niềm tin và ánh sáng, thể hiện qua lời nói của một người thợ mỏ: “Người ta mở mắt cho chúng, chúng không biết ơn thì chớ, còn quay ra phản bạn” (tr 197)
Không trực tiếp tuyên truyền cách mạng như những người cộng sản trong chốn hầm mỏ, mà bằng các hình tượng nhân vật sống động trong sinh hoạt đời thường của người thợ, tác giả Lầm than đã mang đến cho người đọc cách nhìn về số phận và con đường đi đến tương lai của người lao động: Muốn có tự do, hạnh phúc, tất cả hãy đứng lên để giải phóng cho mình. Đó là luồng ánh sáng mới hiện lên qua nét bút của một nhà văn biết đau nỗi đau của con người và hiểu khát vọng lớn lao của dân tộc.