Nhân vật đa dạng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Lầm Than 10600937 (Trang 47 - 53)

Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình.

Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.

Nhắc đến nhân vật trong văn học là lúc nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, xây dựng nhân vật là vấn đề rất quan trọng mà nhà văn quan tâm. Bởi bản chất của văn học là một quan hệ với đời sống, văn học tái hiện

đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà văn ở những thời điểm lịch sử nhất định. Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy trong một sáng tác”. Qủa đúng như vậy, “Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật” [, tr. 73]. Khi nhắc đến tên của tác giả hoặc tác phẩm của nhà văn, người đọc thường nhớ đến tên của nhân vật của họ. Chẳng hạn khi nhắc đến Nam Cao, người đọc nghĩ ngay đến các nhân vật văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Thứ. Nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến Xuân Tóc Đỏ, Nghị Hách. Nhân vật văn học vừa mang chức năng xã hội, vừa phải làm tròn chức năng văn học của nó. Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, ao ước và kỳ vọng về con người. Chính vì thế, thành công trong công cuộc xây dựng nhân vật chính là sự thành công của tác phẩm văn học.

Nhân vật văn học là đơn vị cơ bản, là phương tiện chủ yếu và quan trọng nhất để nhà văn phản ánh cuộc sống. Bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, bằng những tìm tòi khám phá, nhà văn xây dựng nên nhân vật và hệ thống nhân vật để từ đó khái quát hiện thực cuộc sống; đồng thời thể hiện quan niệm nghệ thuật, và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, về cuộc đời.

Nhìn chung tiểu thuyết của Lan Khai sử dụng các phương thức xây dựng nhân vật chủ yếu sau đây: xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình, qua miêu tả hành động, qua miêu tả độc thoại nội tâm của nhân vật. Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đã giúp nhà văn thành công trong công việc xây dựng hình tượng nhân vật. Nhân vật, vì thế trở nên sống động và trở nên gần gũi với đời sống, tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc.

Nhân vật được nhận biết trước hết qua diện mạo, cử chỉ, sắc phục, điệu đi tướng đứng. Thông qua diện mạo bên ngoài, người đọc dễ dàng nhận biết được phần nào về tính cách, thành phần xuất thân và số phận của nhân vật. Chỉ vài ba nét đơn sơ, dăm ba hàng thật linh động, các tác giả đã có thể phác họa nên một chân dung thích hợp cho mỗi vai. Như Cai Tứ xuất hiện: “Khi nào lão mặc ta, đầu đội khăn xếp, chân đi giày gia định, bít tất trắng thì người ta có thể nhầm lão với một tay lại già thâm hiểm... Cai Tứ hay diện tây, mũ rộng vành, quầ n voi voi, áo cũn cỡn, thì ai thoạt nhìn cũng biết ngay là một tay thầu mỏ hay hợm của và khôi hài một cách thảm đạm” (tr 76). Đối với người thợ như Nhỡ: “Nhỡ cũng đã khỏe mạnh lắm; ngực cũng nở như ngực anh; bắp chân, bắp tay cũng to và rắn như bắp chân, bắp tay của anh. Nhưng vì lâu ngày làm vất vả quá mà ăn uống không đủ vì số lượng của anh còn phải dùng để nuôi gia đình anh nữa. Vì thế mà người anh mỗi ngày một gầy mòn, ốm yếu đi như thế...Người ta có phải sắt đá đâu. Ngay đến sắt đá cũng phải mòn nữa là”.

Cách xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật không phải là mới. Thủ pháp này được thể hiện khá phổ biến trong văn học thời kỳ trung đại. Nếu như trong văn học cổ việc miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình với những chi tiết có tính ước lệ, thể hiện tính cách phi phàm của nhân vật thì trong tiểu thuyết của Lan Khai các chi tiết bình thường nhỏ nhặt làm nên hình hài và tính cách nhân vật được nhà văn chú trọng. Nhân vật được miêu tả từ nhiều yếu tố nhỉ như: mái tóc, hàm răng, điệu cười, ánh mắt, tướng đị, quần áo, trang sức cùng những cử chỉ nhỏ nhặt của một con người bình thường. Như Tép được miêu tả rất gần gũi: “Trạc độ tuổi mười bảy mười tám, Tép là một cô gái quê xinh xắn, với một gương mặt trái xoan màu da trắng hồng, một cặp mắt trong, cái miệng nhỏ vfa tươi như cái nụ hoa tầm xuân và cái dáng người tầm thước”. Tép hiện lên với vẻ đẹp của một bông hoa dân giã, khỏe mạnh, đầy sức sống. Qua đó ta thấy, nhân vật trong tiểu thuyết đã thoát khỏi tính ước lệ kiểu “Râu hùm hàm én mày ngài,

Vai năm tấc rộng thân mười thước cao” (Truyện Kiều) để trở về với khuôn mẫu của cuộc đời thực. Các nhân vật được nhà văn miêu tả thực như những con người đang hiện diện đâu đó trong cuộc sống

Có thể nói mặt mạnh của văn xuôi là khả năng miêu tả vô cùng lớn. Do khả năng bao quát cuộc sống một cách rộng lớn nên thế giới nhân vật của các tác phẩm văn xuôi thường đa dạng hơn, đầy đặn hơn so với tác phẩm thơ. Nhân vật trong tác phẩm văn xuôi có thể được miêu tả một cách kỹ càng từ chân dung ngoại hình cho đến suy tư thầm kín bên trong, từ hành trạng cho đến quá trình phát triển, từ quan hệ này đến quan hệ khác. Tiểu thuyết viết bằng văn xuôi khi khắc họa chân dung nhân vật đã có nhiều lợi thế và khả năng, một trong số đó là có khả năng miêu tả con người như bản chất vốn có của nó. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

Nếu đọc kỹ có thể thấy các đoạn đối thoại trong Lầm than là chiếm phần lớn. Mật độ ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết rất lớn khiến cho câu văn giàu nhạc tính, diễn biến câu chuyện vận động nhanh, nhiều kịch tính, nhiều bất ngờ. Như cao trào của tác phẩm là đoạn đối thoại giữa cai Tứ và Thuật, khi cai Tứ nói Thuật đồng ý cho Tép đến hầu chủ Tây để đổi lấy công việc:

- Giá ông chủ không có bà đầm ở đây thì chị ấy đã chẳng đến phần anh. Bây giờ tuy anh chị đã lấy nhau mà ông chủ vẫn còn tơ tưởng chị ấy lắm...Ông muốn bảo tôi nói với anh thỉnh thoảng... để chị ấy lên chơi trên nhà chủ...

Thuật cố điềm tĩnh:

- Nhà cháu thì xấu xa vụng dại lắm, bằng sao được bà cai nhà ta, sao ông không nói với chủ...

- Ồ, anh này ăn nói mới lạ chứ?...

- Kìa! Thế ông giận à?... Ông mới nghe tôi nói thế mà đã giận, dễ thường tôi nghe ông nói, tôi không tức hay sao? Vợ ông, ông còn muốn giữ thì vợ tôi, tôi cũng tiếc chứ lại! Cớ sao ông lại đem cái điều chính ông không thích mà xuôi tôi làm?...

- Anh khác, ví với tôi làm sao được? Thuật nhép miệng cười

- Phải, tôi với ông thì có bao giờ lại giống nhau. Cai Tứ ngồi nhổm dậy.

- Cái ấy đã hẳn. Một thằng khố rách như anh ví với tôi như thế nào được!

- Một thằng khố rách nhưng nó là người thì không bao giờ lại ví được với giống mặt người dạ chó (tr 225, 226).

Qua đoạn đối thoại, tính cách một bên gian ngoa, xảo quyệt, một bên thật thà, ngay thẳng hiện lên một cách rõ rệt. Hai tầng lớp, hai giai cấp khác nhau, cứ tưởng kẻ nhiều tiền, có quyền trong tay muốn giúp đỡ người nghèo, không ngờ cũng chỉ muốn lo lợi ích cho bản thân. Trong tác phẩm của mình gần như nguyên vẹn những câu nói thường ngày được Lan Khai sử dụng một cách rất tự nhiên, thành những đoạn đối thoại sinh động. Điều đó tạo nên thành công của tiểu thuyết trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật, khắc hoạ chân dung những người thợ. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết rất đa dạng với những kiểu đối thoại và giọng điệu khác nhau. Lời nói của cai Tứ luôn quanh co gợi ra sự giả trá, lời nói của Thuật thì bộc trực gợi ra sự thật thà, lời nói của Tép luôn nhún nhường và có phần tội nghiệp gợi ra sự dịu dàng ư tư, lời nói của Dương nhã nhặn và linh hoạt gợi ra sự thông minh... Nhà văn đã chú ý trong việc lựa chọn ngôn ngữ cuả nhân vật làm sao để phù hợp với trình độ, thành phần xuất thân, tính cách của nhân vật. Vì thế ngôn ngữ đối thoại đã góp phần xây dựng nhân vật cũng như cá thể hoá nhân vật. Bên cạnh sự miêu tả khách quan lạnh lùng đôi chỗ tác giả cũng xen vào những bình luận, chẳng hạn: “Cuộc đời, giống như Schopenhaur đã nói, gồm có hai hạng: Một bọn chó sói nhai xương uống máu đồng loại và một loại giun đất bị giày xéo suốt đời”, để phê phán sự bất công trong xã hội

Bên cạnh việc xây dựng nhân vật qua diện mạo bên ngoài và đối thoại thì tác giả còn dùng thủ pháp độc thoại nội tâm. Đây là một trong những phương thức

hữu hiệu để khắc hoạ tính cách nhân vật. Muốn sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật này, nhà văn cần có sự am hiểu sâu sắc các quy luật tâm lý của con người. Khi nhà văn để cho nhân vật mình độc thoại, nhân vật sẽ bộc lộ suy nghĩ về những vấn đề thầm kín thuộc về bản thân và những người xung quanh. Những suy nghĩ này không phải bao giờ cũng có điều kiện để bộc bạch, tỏ bày. Chỉ khi nhân vật tự đối diện với bản thân mình thì mới bộc lộ. Những suy nghĩ của nhân vật về bản thân, về các mối quan hệ với những nhân vật khác, về những sự việc của quá khứ, hiện tại và tương lai, sẽ giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật. Qua tưởng tượng, nhân vật có dịp bộc lộ những góc khuất thầm kín của đời sống tâm hồn, nhân vật trở nên sống động, phức tạp, vì thế trở nên thật hơn, đời hơn. Như khi bị bắt vào tù, Thuật nghĩ: “Từ đây thế là anh đành ôm một mối oan khuất không bao giờ tỏ được. Từ đây thế là anh phải lìa vợ, lìa con, sống không ai hay, chết không ai biết và bị chửi bới, đánh đập như một con chó ghẻ. Rồi anh tự hỏi không biết liệu lúc này vợ anh ở nhà đang làm gì?... Câu hỏi ấy làm cho tưởng tượng anh bối rối. Anh thấy vẽ rõ trước mặt cái hình ảnh cô đơn của Tép sống lo sợ giữa một đám kẻ thù dọa nạt, chẳng khác một con hươu giữa đoàn thợ săn”. Diễn tả nỗi lo của một người chồng cho vợ và con nhỏ ở nhỏ, lo mình sẽ không được gặp lại những người thân yêu và bước ra khỏi tù được.

Độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật giúp nhà văn thám hiểm chiều sâu con người bên trong của nhân vật, từ đó giúp người đọc thấy được bản chất, thế giới tâm hồn, trí tuệ và những diễn biến tâm lý nhân vật không biểu lộ ra ngoài. Những tiếng nói bên trong của nhân vật, những điều nhân vật suy tư, diễn tả được tính cách của nhân vật nhiều hơn gấp mấy lần những lời được nói ra bao giờ cũng vang lên trong một tình huống cụ thể.

Tất cả những thủ pháp nghệ thuật được Lan Khai sử dụng đã giúp cho tiểu thuyết của Lan Khai có một sức sống riêng. Thế giới nhân vật được xây dựng hiện

lên một cách đa dạng, nhiều màu sắc. Các nhân vật được xây dựng sinh động, hiện lên gần gũi như những con người thực bước vào trang giấy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Lầm Than 10600937 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)