Cốt truyện đơn tuyến

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Lầm Than 10600937 (Trang 43 - 47)

Cốt truyện là một yếu tố tạo nên hình thức của tác phẩm (253). Cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, ngoài ra cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xung đột xã hội, có sức mạnh lôi cuốn và hấp dẫn người đọc.(100)

Trong nhiều công trình nghiên cứu triển khai khá công phu như: Nghệ thuật thi ca(Aristote), Dẫn luận nghiên cứu văn học (G. N. Pospelov), Cấu trúc văn bản nghệ thuật ( J. Lotman) … cốt truyện luôn là một yếu tố cần khảo sát. Trên cơ sở những công trình đã được dịch và giới thiệu ở trong nước, chúng ta có thể khái quát việc tiếp nhận và nghiên cứu cốt truyện được hiểu như một khái niệm chung chứa những yếu tố, những khả năng để có thể tạo ra tính nghệ thuật (tính văn) cho một tác phẩm văn học, làm lộ diện dụng ý của nhà văn. Đó phải là “hệ thống sự

kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm kịch và tự sự.”[1].

Nếu truyện là chuỗi những sự kiện về một vấn đề (hoặc nhiều vấn đề) nào đó diễn ra theo trật tự tự nhiên, tuân thủ thời gian tuyến tính, nương theo sự chảy trôi của cuộc sống theo quan hệ nhân quả mà không có sự đảo lộn sắp đặt của người kể; thì cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm nhặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa tới người đọc.

Boris Tomashevsky, nhà nghiên cứu thuộc trường phái Chủ nghĩa hình thức Nga, phân biệt: “Truyện chứa đựng chuỗi những môtíp tự sự theo trật tự thời gian của chúng, dịch chuyển nhờ vào sự tác động nhân quả của từng môtíp; trái lại cốt truyện tuy cùng tái hiện những môtíp đó, nhưng theo một trật tự sắp xếp đặc biệt trong sự tổ chức văn bản”(1).

Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, gắn với lịch sử thăng trầm của nhân loại, cốt truyện cũng có nhiều biến đổi phức tạp, sâu sắc. Tùy theo quan niệm cá nhân mà mỗi nhà nghiên cứu có những cách phân chia khác nhau về cốt truyện. Nhằm đưa ra cái nhìn phổ quát, chúng tôi dựa trên mối quan hệ loại hình (tự sự, trữ tình, sân khấu) để phân chia cốt truyện. Theo Sự kiện có: Cốt truyện phân đoạn (chương hồi), cốt truyện liền mạch, cốt truyện huyễn ảo, cốt truyện ghép mảnh. Theo Thời gian có: Cốt truyện tuyến tính, cốt truyện khung, cốt truyện gấp khúc. Theo Nhân vật có: cốt truyện đơn tuyến , cốt truyện đa tuyến, cốt truyện hành động, cốt truyện tâm lí , cốt truyện dòng ý thức.

Với tác phẩm Lầm than của Lan Khai, dù là một tiểu thuyết nhưng so với các tiểu thuyết sau này thì dung lượng tiểu thuyết Lầm than ngắn, không dài. Tác phẩm xoay quanh diễn biến tâm trạng, cuộc đời của hai nhân vật chính đó là Thuật

và Tép. Toàn bộ các biến cố, sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng, qua các sự kiện đó, tính cách của nhân vật trong tác phẩm cũng dần phát triển.

Có lẽ Aristotle là nhà nghiên cứu đầu tiên trên thế giới quan tâm đến cốt truyện. Ông chia cốt truyện ra làm ba phần: đầu, giữa và kết. Phần đầu giới thiệu hành động chính theo cách nào đó để người đọc háo hức chờ đợi diễn biến tiếp theo. Phần giữa kết thúc sự kiện trước đó và gợi dẫn sự kiện tiếp theo. Phần kết tiếp nối những gì đã xảy ra, không gợi dẫn điều sắp đến và tạo ra cái kết nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá nghệ thuật của người đọc. Ngày nay, chúng ta thường chia cốt truyện kịch tính ra làm năm phần: mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Nhưng không phải lúc nào cũng cần phải có đủ cả 5 yếu tố đó mới tạo thành một cốt truyện. Lầm than là một tiểu thuyết chia làm 18 chương nhỏ. Mỗi chương gắn với một sự kiện liên quan chặt chẽ đến nhau.

Mở đầu Lầm than là “một hồi còi rúc lên trong đêm tối mờ”, những người thợ bắt đầu với công việc phu mỏ của mình. Lão cu Tị dẫn Thuật đến nhà cai Tứ xin làm phu mỏ. Qua những đoạn nói chuyện, miêu tả ngoại hình, tính cách, số phận của hai hạng người kẻ bóc lột và kẻ bị bóc lột hiện ln một cách rất rõ ràng. Khi được nhận vào làm phu mỏ, Thuật làm quen được với Dương, Thông, Nhỡ, lão già Mẫn, cùng chung vào một đội lấy than, Trên đường làm về, Thuật quen Tép. Tép là một người con gái xinh đẹp, vì hoàn cảnh, bố mất vì sập lò, mẹ đau ốm, thương mẹ, Tép đến nhà cai Tứ vay tiền. Lợi dụng tình cảnh khó khăn ấy, cai Tứ đã đẩy Tép cho chủ Tây. Ở đây, Tép đã bị chủ Tây làm nhục và bị mang tiếng xấu. Thế nhưng, Thuật không hề khinh bỉ hay căm ghét Tép mà lại yêu Tép. Một tình yêu đẹp xuất hiện trong chốn than bụi, bùn lầy, một đám cưới với sự chân thành, đầm ấm của tình thân và hàng xóm, kết quả là một em bé ra đời. Những người bạn của Thuật, qua những lần tâm sự, nói chuyện với nhau, cho người đọc thấy được cuộc đời khổ sở, đói rét của người phu mỏ. Và cũng chính những lần nói chuyện ấy, những người cộng sản, làm cách mạng, con đường đổi đời của

người thợ được đề cập đến, đó chính là chống lại ách áp bức, bóc lột. Khi đọc tác phẩm, chúng ta sẽ thấy đây là điểm sáng đầu tiên của tác phẩm. So với những tác phẩm trước đó, chưa có một tác phẩm nào dám đề cập đến vấn đề làm cách mnagj, ủng hộ cộng sản, nhưng Lan Khai thì ngược lại. Ông đã giải thích một cách cặn kẻ về những ngời cộng sản ấy, công việc của họ và chỉ ra cho người dân con đường họ phải đi. Có lẽ tác phẩm sẽ bình bình vậy mà kết thúc khi những người bạn của Thuật chết vì sập lò. Nhưng đỉnh điểm của tác phẩm, thắt nút của tác phẩm cũng bắt đầu từ điểm ấy.

Sau khi may mắn thoát nạn sập lò vì trước hôm đó, Thuật được chuyển chỗ làm, Cai Tứ đã cho mời Thuật đến nhà. Hắn trao đổi với Thuật một công việc tốt hơn, tiền lương cao hơn nếu Thuật đồng ý cho Tép đến hầu hạ chủ Tây một đêm. “Con giun xéo mãi cũng quằn”, khi cai Tứ vớ cái chai ném vào mặt, Thuật né kịp liền sấn lại đánh cai Tứ, sau đó chạy về nhà. Thuật bị bắt, tống giam. Trong phiên tòa xử phạt Thuật, bộ mặt của chính quyền thực dân cũng được bộc lộ rõ. Niềm tin của Thuật vào pháp luật ấy cũng tiêu tan. Về phần Tép, chị lo cho chồng, ngay cả trong giấc ngủ chị cũng sợ chồng chết, chị khóc như “để cho bao nỗi thống khổ bay đến một đấng thiêng liêng nào đó”. Lúc ấy, cai Tứ đến nhà Tép, tiếp tục dụ dỗ chị sau khi dụ Thuật không được.

Đỉnh điểm của tác phẩm là ở đoạn cuối này. Sự tức tối, oán hận, thương chồng, thương thân phận mình đã đẩy lên đến cao trào, khi kẻ mặt dày, không biết xấu hổ cai Tứ, hết dụ dỗ chồng mình, làm chồng mình phải vào tù oan, gây nên cảnh con thơ xa bố, vợ xa chồng, vác mặt đến để ngon ngọt, dụ dỗ mình làm theo ý nó. Teps đã có một hành động, hành động ấy cũng chính là dấu chấm hết của tiểu thuyết Lầm than. Nếu như sau này, khi đọc các truyện ngắn cùng giai đoạn với Lầm than, chúng ta sẽ thấy, đỉnh điểm dẫn đến kết thúc tác phẩm của Lan Khai là một sự mnạh dạn, một sự sáng tạo, tạo nên sức sống đặc biệt cho cuốn tiểu thuyết này. Sau này, ta bắt gặp một Lão Hạc, một Chí Phèo của Nam Cao, sau bao biến

cố, kết thúc bằng một cái chết đau đớn. Chị Dậu của Ngô Tất Tố vùng chạy ra ngoài, trời tối đen như mực, nhu cái tiền đồ của chị. Thì Lan Khai đã cho Tép ném nắm giấy bạc vào mặt cai Tứ và đuổi hắn “cút đi”. Phải chăng đó cũng hính là thông điệp mà Lan Khai muốn gửi đến những người lao động, con đường để dành được hạnh phúc, tự do chính là biết chống lại cái ác, cái xấu, đánh đuổi kẻ áp bức bóc lột, biết đấu tranh cho cuộc sống của chính mình.

Điểm sáng trong cốt truyện của Lan Khai chính là cái kết thúc bất ngờ ấy. Trong giai đoạn 1930 -1945, đây là giai đoạn đầu Đảng cộng sản mới được thành lập, đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Những nhà văn tiến bộ như Lan Khai rất ích, và cũng không có ai như ông dám bênh vực cộng sản và chỉ ra cho người dân phải biết đấu tranh. Các nàh văn lúc ấy, da phần cho chúng ta thấy được bức tranh đen tối, ngột ngạt của người dân khi phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Chính kết thúc ấy, làm cốt truyện đặc sắc và ấn tượng mạnh đối với bạn đọc lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Lầm Than 10600937 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)