Thời gian tràn bóng đêm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Lầm Than 10600937 (Trang 56 - 59)

Không gian nơi những người thợ sống và làm việc, cho ta cảm giác thiếu không khí, thiếu ánh sáng. Thì nếu để ý, ta thấy thời gian trong Lầm than cũng bước song hành với không gian, thời gian tràn bóng tối, tăng vẻ ngột ngạt cho không gian hầm mỏ. Mở đầu tác phẩm:“Một hồi còi rúc lên trong đêm mờ tối”(72), “Giữa khoảng mù mịt của một buổi sớm tinh sương ngày tháng chạp mưa phùn gió bấc”, mọi người bắt đầu công việc của mình, thức dậy và đi làm. Một thời gian không hề cụ thể, chỉ biết đó là một ngày tháng chạp, có lẽ nó cũng là một ngày rất bình thường như biết bao nhiêu ngày khác. Những người thợ từng đoàn từng đoàn đổ ra đường hướng về nhà máy, hầm mỏ, lầm lũi. Cuộc đời họ như có một lớp bụi than bao phủ, mờ mịt, không ánh sáng. Nếu đọc kĩ tác phẩm, ta sẽ nhận ra rằng, Lan Khai diễn tả thời gian một cách rất chung, không xác định rõ ràng, nhưng gàn nhu toàn bộ tác phẩm, thời gian ấy là vào lúc chạng vạng, lúc tối. “Buổi tối hôm ấy”, “Trời đã chập choạng tối”, “Sáng sớm tinh sương”, “Suốt đêm hôm ấy”, “Tối tăm và im lặng”, “Rồi đêm hôm ấy”; thời gian nơi đây có một màu đen giống như những goòng than đen được đưa từ dưới lòng đất lên vậy.

Buổi sáng sớm thường mang lại cho mỗi con người những gì tinh khiết nhất, sảng khoái nhất. Khi ánh mắt trời bắt đầu xuất hiện trên bầu trời, không khí thật trong lành. Còn trong tác phẩm, buổi sáng đã hiện lên ngột ngạt, chán chướng: “Hàng trăm ngọn đèn dầu sở họ cầm vung văng ở tay bị gió lạnh lập lòe như những ánh ma trơi. Dưới gót chân họ, bùn nước láp nháp lạnh như băng, khiến họ tê cóng... Những giọng nói kè nhè ngài ngủ nổi lên thành một mớ tiếng

ồn áo gồm có những câu oán trời, oán đất, nguyền rủa vu vơ hoặc chửi bới lẫn nhau tỏ ra rằng các linh hồn khốn nạn đó lúc nào cũng chứa đầy những uất ức, những khổ não không biết rõ nguyên cớ từ đâu”. Một buổi sáng trời mưa, lạnh lẽo, họ thức dậy, khi giấc ngủ vẫn còn đang thòm thèm, họ đi như một thói quen đã lâu lắm rồi, in sâu vào trong tìm thức của họ rồi. Thời gian trôi chảy ngày này qua ngày khác, sáng đến tối. Chỉ có một đoạn văn duy nhất trong tác phẩm nhà văn miêu tả thiên nhiên. Đó là ngày đầu tiên Thuật xuống hâm làm việc. “Mặt trời đã chênh chếch về tây... Da trời xanh không gợn vệt mây tạp sắc nào. Những chòm cây to nhuộm nắng trông như màu ngọc bích. Mặt đất, xám đen những sạn than, loang lỗ những vệt bóng liền bên những vệt nắng tha thướt. Trên gò cao, khu nhà máy cùng những ống khói cao vút in lên nền phong cảnh một nét sổ sàng, bẩn thỉu”. Đó là duy nhất một buổi chiều mà ta thấy được ánh sáng của mặt trời tại nơi này.

Diễn biến của cả tác phẩm đều xẩy ra trong buổi tối, tối tăm như cuộc đời họ. Họ mơ, họ tưởng tượng, họ nghỉ ngơi đều sau một ngày làm việc vất vả, mệt mỏi. Phải chăng, tác giả cho dù không cố ý, nhưng thời gian tràn bóng đêm ở tác phẩm cũng cho thấy con đường của những người thợ nơi đây, cần có ánh sáng, cần có ai đó soi lối cho họ, tìm cho họ cách thoát ra khỏi màn đêm của số phận, của cuộc đời. Chính sự khổ cực, đau đớn trong cuộc đời, họ mới muốn thoát khỏi cảnh sống ấy, muốn được hưởng quyền lợi của chính bản thân mình. Việc Dương truyền đạt cho họ biết về cộng sản, biết về những con người bênh vực người lao động, giúp họ có niềm tin hơn vào tương lai. Họ tin rằng mình có thể sống cuộc sống sáng sủa hơn, tốt đẹp hơn, giúp họ thêm tin vào cuộc đời, cố gắng và tiếp tục sống. Dù thời gian ít có diễn biến xảy ra ở ban ngày, xảy ra nơi có nhiều ánh sáng, nhưng cả tác phẩm, con đường cách mạng đã mang lại một thứ ánh sáng mới, ánh sáng lí tưởng, nó sáng hơn ánh mặt trời vì nó cho những người thợ hiểu rõ nỗi khổ của mình.

Lầm than là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thời gian và không gian. Chúng không hề trái ngược mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau, làm rõ sự ngột ngạt, tù túng của cuộc sống hầm mỏ. Không thời gian ngột ngạt, tù túng, đầy bóng đêm như chính xã hội thực dân, nơi những người dân bị chịu áp bức, bị bóc lột. Nơi những con người khoát lên mình màu đen của hầm mỏ. Nơi mà họ cần ánh sáng đến giúp họ thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt ấy.

KẾT LUẬN

Có thể nói, xét trên nhiều bình diện, thực tiễn đời sống văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ là một bước trung chuyển bộn bề, phức tạp nhưng tất yếu để ngày càng hoà nhập vào quỹ đạo hiện đại hoá, phù hợp với xu thế và sự phát triển của nền văn học mới. Trong sự chuyển biến chung của đời sống văn học, sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết đóng một vai trò không nhỏ. Dù Lan Khai được nổi tiếng và thành công là nhà Tiểu thuyết đường rừng với những tác phẩm về chốn sơn lâm, những với tiểu thuyết tâm lí xã hội ông đã cho chúng ta nhìn thấy thêm nhiều mặt của cuộc sống lúc đó. Lan Khai đóng một vai trò nhỏ bé trong chặng đường phát triển tiểu thuyết tâm lí xã hội, nhưng các tác phẩm tiểu thuyết của ông nói chung và Lầm than nói riêng, cho ta đến với nhiều hiện thực đau khổ, cùng cực giai đoạn 1930 -1945.

Thân phận của người dân Việt trong thời gian 1930 – 1945 là một cuộc giằng xé khốc liệt giữa sự sống và cái chết, trên cả hai ý nghĩa thể chất và tinh thần, giữa miếng ăn để sống mà lắm khi cũng là miếng nhục khó nuốt cho trôi. Đưa ngòi bút của mình đến những nơi thẳm sâu nhất của cong người, Lan Khai qua tác phẩm Lầm than đã thể hiện họ sáng ngời những phẩm chất đáng trọng,

đáng yêu: nhuần nhuỵ yêu thương, dạt dào tình nghĩa. Họ sống thầm lặng. khiêm nhường nhưng không bao giờ phai nhạt sự nồng nàn của một tình yêu làng xóm, xứ sở, tiềm tàng một nhựa sống dẻo dai, gắn bó máu thịt với phong tục, thổ ngơi. Theo quan niệm của V.I. Lênin “ Nếu trước mặt anh là một nghệ sĩ thật vĩ đại thì trong tác phẩm của anh ta ít nhất cũng phản ánh được vài ba khía cạnh của cuộc cách mạng”, ta có thể thấy Lầm than, đã mạnh dạn phản ánh được nhiều khía cạnh trong tâm lí, cuộc sống của người công nhân, một giai cấp mới được hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, một giai cấp sẽ là lực lượng tiên phong, một giai cấp chủ đạo cho cuộc cách mạng của chúng ta sau này. Không chỉ thế, Lan Khai đã có những bước đầu tiên giới thiệu, miêu tả cho người dân về người cộng sản, về Đảng cộng sản, khi nó mới bắt đầu được thành lập. Đây có thể xem là tác phẩm truyền bá cách mạng một cách lộ liễu nhất trong giai đoạn đó. Dù tác phẩm bị cấm lưu hành nhưng nó vẫn được truyền bá rộng rãi đến với rất nhiều người dân, trong từng ngõ ngách tối tăm nhất. Điều đó có thể hiểu được rằng, sức sống mãnh liệt tác phẩm có được là do chính tác phẩm ấy đã gắn với cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Lầm Than 10600937 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)