NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
CTRYT tại một số cơ sở y tế được khảo sát trên địa bàn quận Cẩm Lệ. 2.1.2 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa quận Cẩm Lệ, 6 trạm y tế phường
(TYT phường Hịa Thọ Đơng, TYT phường Hịa Thọ Tây, TYT phường Hòa An, TYT phường Hòa Phát, TYT phường Khuê Trung, TYT phường Hòa Xuân) trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu chính sau:
Tìm hiểu cơng tác bảo vệ môi trường chung tại các cơ sở y tế; Công tác quản
lý, xử lý chất thải rắn y tế của bệnh viện và các trạm y tế phường về: phương tiện lưu trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý.
Nhận xét những mặt tích cực và tồn tại trong công tác quản lý, xử lý chất thải
y tế tại các cơ sở y tế được khảo sát trên địa bàn quận Cẩm Lệ dựa trên cơ sở các quy định về quản lý CTRYT của Bộ Y tế và các cơ sở y tế đó
Đề xuất phương án thích hợp để quản lý chất thải rắn y tế phát sinh tại cơ sở
y tế.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu
Hồi cứu số liệu về các nghiên cứu, đề tài về hiện trạng chất thải rắn y tế, các phương pháp quản lý, xử lý chất thải y tế trong nước từ năm 2007 đến năm 2014, các hồ sơ, báo cáo về quản lý chất thải rắn của các cơ sở y tế khảo sát.
19 2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa
Phương pháp điều tra thực địa được áp dụng để hiểu rõ hơn về tình hình thu gom, lưu trữ CTRYT trên địa bàn quận Cẩm Lệ.
Nghiên cứu đã tiến hành điều tra tại 7 cơ sở y tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ gồm bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ và trạm y tế các phường: Hịa Thọ Đơng, Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa An, Khuê Trung, Hòa Xuân.
Hoạt động điều tra được tiến hành trong 2 tháng bao gồm các nội dung: sử
dụng phương pháp phỏng vấn không cấu trúc (tự do) [10] các đối tượng tại các cơ sở (Hộ lý, nhân viên bàn giao chất thải, phó giám đốc bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ, cán bộ phỏng Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ, trưởng các trạm y tế phường).
Ghi chép lại thơng tin, điều tra tình hình phát sinh chất thải, việc thực hiện công tác quản lý CTRYT tại các đơn vị, nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị có liên quan.
Kết hợp quan sát thực tế và chụp ảnh việc thực hiện công tác quản lý CTRYT, các dụng cụ phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải để điều tra hiện trạng quản lý CTRYT tại các cơ sở khảo sát dựa theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế.
2.3.3. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn tại hiện trường trường
Tiến hành lấy mẫu và cân định lượng chất thải y tế tại 6 trạm y tế phường trên địa bàn quận Cẩm Lệ nhằm xác định thành phần và tỉ lệ khối lượng thành phần chất thải y tế phát sinh tại trạm [13].
Việc lấy mẫu được tiến hành như sau:
Điều tra thời gian chất thải phát sinh, thời gian lưu trữ và vận chuyển
đi xử lý tại mỗi trạm y tế.
Tiến hành thu gom tất cả các loại chất thải y tế tại nơi lưu trữ chất thải tại trạm y tế và tiến hành cân khối lượng tổng.
20
Các chất thải y tế sẽ được phân loại thủ công và đặt vào cá khay riêng.
Cân từng thành phần chất thải đã được phân loại. Cân đến khi hết lượng rác thải y tế tại trạm.
Tiến hành cân phân loại 2 lần trong một tuần và thực hiện trong 2 tuần.
Tính phần trăm khối lượng của từng thành phần chất thải được phân
loại so với tổng khối lượng rác y tế. 2.3.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Tham vấn ý kiến của chuyên gia (Thầy cô, cán bộ phụ trách việc quản lý, xử lý rác thải y tế tại bệnh viện, nhân viên hộ lý phụ trách công tác thu gom, vận chuyển chất thải) nhằm phân tích các thơng tin, vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý CTRYT tại các cơ sở y tế được khảo sát, các thiếu sót trong các quy định, chính sách về quản lý chất thải rắn y tế. Dựa vào đó đề xuất các biện pháp giải quyết phù hợp.
21