Xuất nâng cao hệ thống quản lý kỹ thuật CTRYT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế ở quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng. (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.6. Đề xuất giải pháp giải quyết:

3.6.2. xuất nâng cao hệ thống quản lý kỹ thuật CTRYT

Việc thực hiện công tác quản lý chất thải cần phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, quy mô của cơ sở y tế. Để tăng hiệu quả và giảm chi phí xử lý chất thải cần phải thực hiện tốt quá trình phân loại, thu gom chất thải tại nguồn, sau đó có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp với từng loại chất thải.

a. Phân loại, dụng cụ lưu trữ chất thải y tế

Tại bệnh viện

Mỗi khoa phòng cần trang bị các thùng rác tiêu chuẩn với màu khác nhau và đặt tại các vị trí thích hợp, thuận tiện cho việc thải bỏ. Số lượng thùng rác phải được bố trí phù hợp với lượng chất thải phát sinh tại các phòng khoa. Tại vị trí đặt thùng phải có bảng hướng dẫn cách phân loại và thu gom. Thay thế tất cả các thùng rác hư hỏng và các thùng sơn không đảm bảo an tồn, khơng đúng với quy định. Các thùng phải được lót các túi nylon đúng màu, đúng quy định của Bộ Y tế. Bơm tiêm và các vật sắc nhọn phải được phân loại riêng và cho vào thùng đựng vật sắc nhọn có vỏ chắc chắn, có nắp đậy đảm bảo và phải có nhãn cảnh báo .

Cần bố trí thêm các thùng rác chứa rác tái chế trong bệnh viện, đặt bên các thùng rác sinh hoạt trong bệnh viện tại các vị trí như: trước các lối đi vào các phòng khoa, căng tin, khu vực phát cơm tình thương và bên ngồi các sảnh.

Tại các trạm y tế

Cần bố trí các thùng đựng vật sắc nhọn với vỏ dày và có nhãn cảnh báo, đặt tại các phòng tiêm và phòng khám chữa bệnh cùng với thùng rác y tế. Các thùng phải có lót bao nylon chứa với màu sắc đúng theo quy định của Bộ Y tế. Không sử dụng các thùng cactong giấy để chứa chất thải y tế như bơng băng, gạc dính máu và ống tiêm, ống thuốc.

59 b. Thu gom chất thải

Nhân viên hộ lý thu gom chất thải từ nơi phát sinh về nơi tập trung chất thải theo khoa. Túi chất thải khi đưa ra khỏi phịng khoa phải có nhãn ghi nơi phát sinh chất thải. Buộc các túi nylon khi chúng đạt tới thể tích quy định của Bộ Y tế. Khu vực thu gom chất thải cần phải bố trí cách xa khu vực khám chữa bệnh, phịng bệnh và căng tin.

Tần suất thu gom: các hộ lý chịu trách nhiệm thu gom chất thải về nơi tập trung của mỗi khoa cần thu gom ít nhất 1 lần/ ngày. Nên hạn chế thu gom vào giờ ăn của bệnh nhân và giờ làm việc chuyên môn

Nên xử lý ban đầu các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bằng các phương pháp khử trùng bằng nhiệt, thay vì khử trùng bằng phương pháp hóa học trước khi được thu gom.

c. Vận chuyển chất thải trong cơ sở y tế

Cần đầu tư xe vận chuyển chuyên dụng cho việc vận chuyển chất thải trong bệnh viện. Loại bỏ các thùng, xơ xách tay khơng đảm bảo an tồn vệ sinh, không đúng với quy định.

Hành lang vận chuyển cần rộng rãi, thơng thống, cách một khoảng an toàn với các phòng bệnh và hạn chế các bậc thang ở hành lang vận chuyển chất thải ở tầng 1 để xe vận chuyển dễ dàng.

Thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh, tiệt trùng cho xe vận chuyển. d. Lưu trữ chất thải trong cơ sở y tế

Tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ cần nâng cấp, sửa chữa lại nhà chứa rác hiện đang bị xuống cấp:

 Sửa chữa lại cửa và các khóa tại buồng chứa rác sinh hoạt và buồng chứa

rác y tế.

 Lắp đặt hệ thống vòi nước vệ sinh.

 Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà chứa rác. Đề xuất lắp đặt thêm hệ thống

60 thời gian lưu trữ trước khi được xe vận chuyển của Công ty MTĐT Đà Nẵng chở đi xử lý.

Tại các trạm y tế phường cần xây dựng khu vực tạm lưu trữ chất thải có mái che để tránh các ảnh hưởng tác động của mơi trường ngồi và sự xâm nhập của các loài sinh vật. Thời gian lưu trữ chất thải tối đa tại trạm không được quá 48 giờ.

e. Vận chuyển chất thải bên ngoài cơ sở y tế

Chất thải y tế tại các trạm y tế phường phải được đóng gói trong các thùng hoặc các hộp cactong chắc chắn và kín để tránh bị bục vỡ trên đường vận chuyển đến bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ để xử lý. Mỗi trạm y tế cần có sổ sách theo dõi lượng chất thải phát sinh và phiếu theo dõi lượng chất thải được vận chuyển đi tiêu hủy.

f. Giải pháp xử lý CTRYT

Lò đốt rác tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ được bố trí ngay gần cổng ra vào, gần đó là trường học và khu dân cư nên lị đốt rác không nhận được phép hoạt động theo ý kiến của người dân và chính quyền. Vì vậy, đề xuất di chuyển lị đốt rác đến khu vực sân sau của bệnh viện. Đây là khu vực tương đối vắng, xung quanh khơng có nhà dân nên có thể vận hành lò đốt ở mức vừa phải,đủ để tiêu hủy một phần lượng rác y tế tại bệnh viện và các trạm y tế phường chuyển đến. Nguồn nhân lực để vận hành là các nhân viên của Phòng Quản lý chất thải tại bệnh viện, được đào tạo để sử dụng lị đốt đảm bảo an tồn.

61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế ở quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng. (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)