CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.4.3. Hệ thống quản lý kỹ thuật đối với CTRYT
a. Trang thiết bị lưu trữ CTRYT và công tác phân loại
Trang thiết bị lưu trữ
Theo Quy định của Bộ y tế về phân loại chất thải thì chất thải rắn y tế phải được phân loại tại nguồn và phải có bao đựng, túi chứa phù hợp. Bên ngồi túi phải có đường kẻ ngang 2/3 túi và có dịng chữ “ Khơng được đựng q vạch này”. Có quy định mã màu sắc về túi đựng với mỗi loại rác thải:
Màu vàng: Chất thải lây nhiễm
Màu đen: Chất thải hóa học và nguy hại
Màu xanh: chất thải thơng thường và các bình áp suất nhỏ
Màu trắng: chất thải tái chế.
Thùng đựng chất thải cũng được quy định tương tự và dung tích thùng tùy theo khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 210 lít [4].
Qua q trình điều tra thực tế trang thiết bị lưu trữ CTRYT tại Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ. Số lượng thùng rác bố trí tại các phòng khoa khác nhau, tùy theo mức độ phát sinh chất thải và loại chất thải.
35
Thùng rác bố trí bên trong các phịng, khoa là loại thùng rác y tế và thùng rác
gia đình, có dung tích 15 lít. Trên nắp thùng đều có ghi chú “Chất thải y tế” và “Chất thải thơng thường”.Các thùng đều lót bao chứa đúng quy định của Bộ y tế với mức chứa là 2/3 bao. Bao chứa có 2 màu: rác y tế được chứa trong bao vàng và rác sinh hoạt được chứa trong bao xanh. Các bao chứa đều là loại bao nhựa, bề dày 0,1 mm.
Trên các xe tiêm và xe thủ thuật được bố trí thùng chứa và chai nhựa đựng
dụng cụ, rác y tế sau các hoạt động tiêm thuốc, tháo, thay băng gạc ở các phịng bệnh. Thùng chứa có dung tích 15 lít và được chia làm 2 loại: loại chứa ống thuốc, bao bỳ nhựa, giấy và loại chứa băng, gạc và găng tay; các ống tiêm được chứa trong các chai nhựa đựng nước loại 1,5 lít. Các thùng này đều có bao chứa với mức chứa 2/3 bao đúng theo quy định và bao chứa có 2 loại màu sắc: màu vàng và màu xanh.
Các bao màu đen dùng để chứa hóa chất nguy hại.
Tại khn viên, hành lang bên ngồi bệnh viện được bố trí một số thùng rác
nhựa loại 15 lít và 120 lít chứa chất thải thơng thường.
Bảng 3.6. Số lượng và loại thùng rác bố trí tại các phịng khoa trong bệnh viện.
Loại thùng rác Khoa Thùng rác y tế Thùng rác sinh hoạt Nhi 3 6 Sản 7 13 Nội 5 10
Liên Chuyên Khoa 4 8
Khám bệnh 2 5
Y học cổ truyền 1 2
Ngoại 8 15
Xét nghiệm -CĐHA 4 8
Ở các trạm y tế phường trên địa bàn quận, cơ sở hạ tầng trang thiết bị, cơ cấu tổ chức đều tương tự nhau. Nhất là các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý
36 CTRYT. Trong các phòng khám chữa bệnh của trạm y tế các phường đều trang bị thùng rác y tế, dung tích 15 lít, trên mỗi nắp thùng đều có ghi chú loại chất thải được bỏ vào. Mỗi thùng đều có bao chứa nhưng không phân biệt màu sắc, mức chứa của các bao là 2/3 bao. Tại phòng tiêm chủng được trang bị thùng kim loại chứa kim tiêm và bình, ống truyền dịch sau khi sử dụng. Ngồi ra, các trạm y tế còn sử dụng thùng cactong vỏ dày đựng ống thuốc và bơng băng; bao giấy bìa dày để đựng ống tiêm, đã qua sử dụng và bên ngồi vỏ bao có kí hiệu cảnh bảo.
Hình 3.6. Phương tiện phục vụ cơng tác phân loại chất thải tại các trạm y tế phường trên địa bàn quận Cẩm Lệ
(Nguồn: Tác giả, năm 2015)
Phân loại
Công tác phân loại CTRYT tại nguồn ở Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ và các trạm y tế phường được thực hiện ngay khi chất thải vừa phát sinh
Ở bệnh viện, việc phân loại được phổ biến đến toàn cán bộ, nhân viên.Việc phân loại chất thải y tế đã được thực hiện tốt, đúng theo quy định của Bộ y tế.
37
Các bao chứa chất thải được phân thành 3 màu: vàng, đen và xanh. Các chất
thải y tế lây nhiễm được đựng trong bao vàng; các hóa chất nguy hại được đựng trong bao màu đen, khơng có chất thải phóng xạ phát sinh do bệnh viện khơng có khoa điều trị ung bướu; chất thải thông thường được đựng trong bao xanh đúng theo quy định và khơng được phân loại; các loại rác có thể tái chế được chứa trong các thùng và bao lớn bên ngồi khn viên bệnh viện để chờ các đơn vị thu mua.
Việc phân loại chất thải cũng được thực hiện ngay khi chất thải phát sinh tại
các xe tiêm và xe thủ thuật.
Các ống bơm kim tiêm đều được chứa trong các chai nhựa có vỏ dày, khó bị
xuyên thủng, có khả năng chống thấm
Các hộp đựng dao mổ, kim tiêm, các vật sắc,... được làm bằng inox và được
vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần sử dụng.
Thùng chứa chất thải được phân thành 2 loại: màu vàng chứa chất thải y tế
và màu xanh chứa chất thải thơng thường và có nắp đậy đảm bảo vệ sinh.
Hình 3.7. Phân loại chất thải trực tiếp trong quá trình khám chữa bệnh
(Nguồn: Tác giả, năm 2015) Tuy nhiên, công tác phân loại chất thải tại bệnh viện vẫn còn một số bất cập. Vẫn còn một số trường hợp để lẫn lộn vỏ bao, ống kim tiêm với rác thải sinh hoạt do sự vô ý của cán bộ y tế khi phân loại chất thải ngày khi vừa phát sinh. Một số hộp đựng vật sắc nhọn, chai đựng ống, kim tiêm khơng có nhãn cảnh báo và thường
38 đựng vượt quá 2/3 hộp, chai. Một số thùng rác đặt tại hành lang được sử dụng từ thùng sơn, khơng có nắp đập khơng đảm bảo an tồn vệ sinh. Khơng có thùng rác chứa chất thải hóa học nguy hại riêng.
Tại các trạm y tế phường, công tác phân loại chất thải vẫn cịn diễn ra khá sơ sài. Bơng băng, gạc thấm máu, dịch sau khi sử dụng được cho vào thùng rác y tế nhưng đôi khi cũng được chứa trong các thùng giấy bìa khơng có nắp, khơng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Hiện tượng rác y tế như bông băng, gạc, ống thuốc được thải chung vào thùng rác sinh hoạt mà không được phân loại vẫn hay xảy ra. Khơng có sự phân loại về màu sắc đối với bao chứa chất thải tại trạm. Hai thùng chứa rác y tế và rác sinh hoạt lớn ở trạm y tế vẫn có hiện tượng để lẫn lộn giữa rác sinh hoạt và rác y tế với nhau.
b. Thu gom, vận chuyển CTRYT trong các cơ sở y tế khảo sát
Thu gom
Các CTRYT được các hộ lý thu gom ngay tại các phòng khoa của bệnh viện hàng ngày. Các nhân viên phụ trách công tác thu gom đều được trang bị: găng tay, khẩu trang y tế và các trang bị bảo hộ đảm bảo vệ sinh, an toàn khác. Mỗi phịng khoa đều có nhân viên hộ lý phụ trách thu gom chất thải riêng. Tại các trạm y tế, thời gian thu gom không cố định. Vấn đề trang bị an toàn lao động cho nhân viên hộ lý trong lúc thu gom không được tuân thủ chặt chẽ.
Rác thải y tế và rác thải thông thường được thu gom riêng tại các phòng khoa ở bệnh viện theo giờ quy định. Các loại rác y tế được gom chung vào các bao lớn màu vàng, các loại rác sinh hoạt được gom vào các bao lớn màu xanh và được tập kết tại khu vực chứa rác của từng khoa. Một số loại rác có thể tái chế như: thùng, bìa cactong, chai nhựa đựng nước, vỏ lon,...được thu gom riêng và chứa trong các thùng bên ngồi khn viên bệnh viện và chờ mang đi tái chế. Đối với các chất thải như rau thai,cơ quan cơ thể, bộ phận bị cắt bỏ,... được thu gom vào các bao màu đen, được buộc chặt, chứa trong thùng rác y tế và chờ đem đi xử lý ngay trong ngày.
Ở các trạm y tế, rác y tế được thu gom thành từng loại riêng. Các ống tiêm, kim tiêm, chai truyền dịch sẽ được thu gom và chứa ở các hộp giấy và các thùng kín
39 có kí hiệu cảnh báo chờ xử lý riêng. Bơng băng, gạc dính máu được thu gom, đóng bao và chứa ở thùng rác y tế lớn của trạm. Các loại rác sinh hoạt, rác có thể tái chế được thu gom chung và chứa ở thùng chứa rác sinh hoạt ở trạm. Tần suất thu gom 1 lần/ngày.
Công tác thu gom chất thải ở bệnh viện và các trạm y tế phường vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện, trang thiết bị và nhân lực:
Một số phương tiện phục vụ thu gom vẫn cịn thơ sơ như các thùng sơn,
xô nhựa với nắp đậy không đảm bảo
Khu gom rác tại các phòng khoa tại bệnh viện nằm sát khu vực làm việc
của cán bộ, nhân viên bệnh viện và khu vực điều trị, nội trú của bệnh nhân.
Ở các trạm y tế, tình trạng thu gom chung cả rác sinh hoạt với băng, gạc y
tế để chờ xử lý vẫn còn diễn ra.
Vận chuyển
Việc vận chuyển CTRYT từ các phòng khoa trong bệnh viện được tiến hành trên các lối đi, hành lang riêng bên ngồi khu vực chăm sóc, điều trị của bệnh nhân. Tuy nhiên, một số nhân viên y công phụ trách công tác vận chuyển vẫn sử dụng lối đi của bệnh nhân, hành lang trong bệnh viện để vận chuyển rác. Các loại chất thải luôn được buộc trong các túi chứa với màu sắc riêng được quy định trong quá trình vận chuyển. Thời gian vận chuyển chất thải vào lúc 6h30 và 17h00 hàng ngày
Phương tiện dùng để vận chuyển rác thải đến nhà chứa rác khá thô sơ và không đảm bảo. Chủ yếu là các thùng xách tay, các xô nhựa hay thùng sơn loại lớn với nắp đậy không đảm bảo an tồn, khơng đúng với quy định về trang thiết bị. Lượng rác chứa trong thùng, xô thỉnh thoảnh được chất cao hơn miệng dụng cụ, dễ dẫn đến rơi vãi chất thải ra ngồi trong q trình vận chuyển.
Ở các trạm y tế, quy mô và diện tích của các trạm khơng lớn nên khơng có hành lang, lối đi riêng cho việc vận chuyển rác thải đến nơi tập kết rác của trạm.
Việc vận chuyển rác chủ yếu bằng phương tiện xách tay như thùng có nắp đậy, xô nhựa. Rác đựng trong các túi chứa không được buộc chặt, khơng đảm bảo an tồn vệ sinh, khơng đúng với quy định của Bộ y tế
40 c. Quá trình lưu trữ và xử lý chất thải
Lưu trữ
Tại bệnh viện
CTRYT sau khi được phân loại, thu gom và vận chuyển đến nơi tập kết rác thải của bệnh viện là nhà chứa rác. Nhà chứa rác tại bệnh viện được xây dựng đảm bảo một số yêu cầu của Bộ y tế như:
Nhà chứa rác cách xa căn tin hơn 50 mét, cách buồng bệnh và nơi tập trung
đơng người hơn 15 mét.
Có 2 buồng chứa chất thải riêng biệt: buồng chứa chất thải y tế và buồng chứa chất thải nguy hại.
Mỗi buồng chứa rác có thể tích 50 m3, đảm bảo sức chứa lượng rác phát sinh
tại bệnh viện
Có đường với bề rộng 5 mét để xe chuyên chở chất thải của Công ty MTĐT
Đà Nẵng đến.
Nhà chứa rác của bệnh viện được xây dựng với hệ thống mái che kín, có cửa
khóa tránh người khơng phận sự xâm nhập.
Có hệ thống thốt nước và tường, nền chống thấm, thơng khí tốt
Hình 3.8. Nhà chứa rác thải tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ
(Nguồn: Tác giả, năm 2015) Tuy nhiên, vì nhà chứa rác của bệnh viện được xây dựng từ lâu, chưa có sự sửa chữa, nâng cấp cùng với công tác quản lý chất thải tại bệnh viện cịn nhiều hạn
41 chế nên cơng tác lưu trữ chất thải tại nhà chứa rác bệnh viện vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế:
Vị trí của nhà chứa rác và khoa Y học cổ truyền của bệnh viện nằm gần nhau, cùng nằm trên đường di chuyển, tiếp nhận chất thải của xe chuyên chở chất thải. Dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh cũng như cán bộ, nhân viên tại phòng khám trong quá trình tiếp nhận chất thải của xe vận chuyển.
Tuy cửa được trang bị khóa nhưng do tình trạng xuống cấp của nhà chứa rác
nên cơng tác đảm bảo an tồn khơng cao. Cửa tại buồng chứa rác sinh hoạt bị hỏng nên xảy ra tình trạng cơn trùng, động vật gặm nhấm xâm nhập vào buồng chứa rác. Từ đó làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh và ô nhiễm ra mơi trường bên ngồi
Phương tiện rửa tay tại nhà chứa rác bị hư hỏng. Khơng có dụng cụ, hóa chất
làm vệ sinh.
Nền sân trước nhà chứa rác không được quét dọn, vệ sinh. Một số loại rác y
tế vương vãi trên nền sân như ống tiêm, vỏ bao thuốc trong quá trình vận chuyển rác vào nhà chứa. Tình trạng chứa các loại rác thải như bóng đèn hỏng, gỗ mục trên sân diễn ra.
Theo quy định của Bộ y tế, thời gian lưu trữ tối đa của rác thải y tế là 48 giờ. Tuy nhiên, thực tế thì rác y tế tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ được lưu trữ đến 96 giờ trước khi được xe chuyên chở chất thải của công ty MTĐT Đà Nẵng chở đi xử lý.
Tại các trạm y tế
Các trạm y tế phường trên địa bàn quận Cẩm Lệ đều khơng có nơi lưu trữ rác đúng theo quy định của Bộ y tế. Việc lưu trữ rác y tế của các trạm y tế đều khơng có nơi lưu trữ cố định. Hai thùng rác lớn tại mỗi trạm có nhiệm vụ lưu trữ rác thải sinh hoạt và một số loại rác y tế như: bông băng, gạc, vỏ, bao bì thuốc trước khi đem đi xử lý được đặt ngồi trời. Vì thế, khơng thể tránh được việc xâm nhập của côn trùng và gặm nhấm làm phát sinh mùi hôi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như sức khỏe của bệnh nhân, các cán bộ nhân viện của trạm y tế. Các ống bơm, kim
42 tiêm, đầu ống chuyền dịch, bình chuyền dịch được thu gom vào các thùng kim loại, các thùng giấy và được lưu trữ trong các phòng của trạm y tế trước khi được vận chuyển đến bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ để xử lý. Ngoài ra, băng gạc thấm máu, dịch, găng tay đã qua sử dụng thỉnh thoảng vẫn được chứa trong các thùng cactong giấy khơng có nắp đậy và được lưu trữ ở ngay tại nơi phát sinh là các phòng bệnh, phòng tiêm của trạm. Việc lưu trữ chất thải y tế trong phòng khám chữa bệnh của các trạm y tế trái với quy định của Bộ y tế. Đồng thời, khơng đảm bảo an tồn sức khỏe cho bệnh nhân điều trị cũng như các cán bộ nhân viên tại trạm.
Xử lý CTRYT
Các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh tại các phòng xét nghiệm, phòng điều trị bệnh truyền nhiễm (găng tay, lam kính, ống xét nghiệm, que xét nghiệm, dụng cụ có nhiễm máu, dịch tiết của người bệnh,...) ở bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ sẽ được xử lý giai đoạn đầu bằng phương pháp ngâm trong hóa chất khử khuẩn Presept với nồng độ tùy theo đối tượng khử khuẩn trước khi được đem đi đóng bao chung với các loại rác y tế khác để thu gom, lưu trữ và xử lý [17].
Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ có khu vực xử lý rác y tế bằng phương pháp đốt
với diện tích 4 m2 . Khu vực nằm ngay cạnh nhà chứa rác bệnh viện, được trang bị
hệ thống lị đốt rác y tế theo cơng nghệ Nhật Bản và được hoành thành vào ngày 20
tháng 11 năm 2009. Hệ thống bao gồm: Lò được đốt bằng điện với nhiệt độ 8000C
và hai máy hấp, sấy khử trùng. Lò đốt có cơng suất 40kg/giờ (250kg/ngày), diện tích vỉ lị 0,36m. Khói thải ra từ lị đốt bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam, được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng giám định và công nhận [9].