3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.1. Quy mô Trung tâm y tế quận Cẩm Lệ
Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ có quy mô của cơ sở gồm 200 giường bệnh. Diện
tích toàn bệnh viện là 20.504m2. Số lượng cán bộ nhân viên tại bệnh viện gồm 239
người. Trong đó: Bác sỹ: 45 người; Y sỹ: 33 người; Dược: 17 người; Điều dưỡng: 53 người; Nữ hộ sinh: 33 người; Kỹ thuật viên: 21 người; Hộ lý, y công: 13 người; cán bộ khác: 24 người.
Bệnh viện gồm các khoa phòng:
Khối lâm sàn: khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Nhi, khoa Khám bệnh, khoa Sản,
khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, khoa Liên chuyên khoa.
23
Phòng ban:phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng Tổ chức hành chính,
phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Kế toán tài chính, phòng Điều dưỡng. Số giường bệnh ở mỗi khoa khác nhau, nhằm đáp ứng đầy đủ và phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn quận Cẩm Lệ. Mỗi Khoa đều có nhân viên Hộ lý và Điều Dưỡng phụ trách các công tác chăm sóc bệnh nhân và dọn vệ sinh, thu gom rác thải.
Hình 3.1. Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ
(Nguồn: Tác giả, năm 2015) 3.3.2. Quy mô các trạm y tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Trong số 6 phường: Khuê Trung, Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa An, Hòa Phát, Hòa Xuân của quận Cẩm Lệ thì tất cả các phường đều có trạm y tế (TYT) đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tất cả các TYT đều ở gần khu dân cư, vị trí thuận lợi cho công tác phục vụ khám chữa bệnh của người dân.
Các TYT với một trưởng trạm, một phó trạm và các cán bộ nhân viên khác, có quy mô gồm 6 cán bộ, nhân viên y tế (biên chế) phụ trách công tác khám chữa bệnh và 1 hộ lý (dạng hợp đồng) phụ trách công tác vệ sinh, thu gom chất thải. Trong đó có 4 TYT ở phường Hòa Thọ Đông, Hòa Phát, Hòa An và Khuê Trung là có 1 cán bộ y tế là bác sĩ, còn lại là dược sĩ, y tá và nữ hộ sinh. Các cán bộ, nhân viên ở trạm Hòa Thọ Tây và Hòa Xuân đều là y tá và dược sĩ. Các phòng có chức
24 năng khám chữa bệnh tại các trạm bao gồm: phòng tiêm, phòng hộ sinh, phòng khám bệnh, phòng đông y, phòng thuốc. Mỗi TYT đều có 8 giường bệnh.
Tất cả các TYT đều đã được xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị, máy móc. Mỗi trạm đều có tường rào bảo vệ kín đáo, hệ thống điện chiếu sáng đầy đủ, nguồn nước sử dụng tại trạm đều là nước máy.
3.4. Điều tra công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Cẩm lệ và các trạm y tế phường trên địa bàn quận
Công tác quản lý, xử lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ và các trạm y tế phường được thực hiện song song giữa hệ thống quản lý hành chính và hệ thống quản lý kỹ thuật dựa theo Quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành năm 2007. Việc quản lý CTRYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ là một quá trình xuyên suốt từ khi chất thải phát sinh đến các khâu phân loại, thu gom, lưu trữ, xử lý và được sự phối hợp của các phòng ban trong bệnh viện cùng với các đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải bên ngoài như Công ty MTĐT Đà Nẵng và bãi rác Khánh Sơn.
Hình 3.2. Quy trình quản lý CTRYT tại các cơ sở y tế được khảo sát trên địa bàn quận Cẩm Lệ
Chất thải phát sinh tại cơ sơ
Chất thải rắn
Chất thải y tế Chất thải thông
thường
25 3.4.1. Chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở y tế khảo sát
a.Nguồn phát sinh
Tại Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ
Nguồn phát sinh chất thải và thành phần chất thải tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ rất đa dạng. Nhưng chủ yếu, lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt của bệnh nhân, người thăm bệnh và các cán bộ, nhân viên tại bệnh viện. Một lượng nhỏ chất thải ngoại cảnh phát sinh từ môi trường ngoài, từ tự nhiên. Không có chất thải phóng xạ phát sinh vì bệnh viện không có khoa điều trị ung bướu.
Bảng 3.1. Phân loại và nguồn phát sinh chất thải
Loại Chất thải Nguồn phát sinh
Chất thải sinh hoạt
Nhà bếp, khu vực phát cơm tình thương, căng tin, văn phòng làm việc của cán bộ y tế, các phòng bệnh, lá
cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh...
Chất thải hóa học
Thuốc, hóa chất, dược phẩm quá hạn; Chất tẩy trùng; Chụp phim; Các dụng cụ dính thuốc gây độc; nhiệt kế
vỡ,... Chất thải
lâm sàn
Vật sắc nhọn Các ống bơm, kim tiêm, truyền dịch, từ các phòng
bệnh, dao mổ, cưa, đinh vít chỉnh hình tại các phòng mổ, các ống, mảnh thủy tinh vỡ từ các chai lọ thuốc,
ống thí nghiệm đựng hóa chất,... Vật không
sắc nhọn
Từ các hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng bệnh: bông băng, gạc, vải thấm,...
Từ các phòng phẩu thuật, phòng sinh: các bộ phận cơ thể bị cắt bỏ, các mô, vải thấm máu, nhau thai, bông
thấm máu,.... Các bình có chứa khí áp
suất
Bình gas bếp, các bình khí nén, bình oxy, CO2..
Tại các trạm y tế
Chất thải y tế phát sinh tại trạm chủ yếu là chất thải nhóm A (bông,gạc, găng tay,...), nhóm B (kim tiêm, ống truyền,...) và nhóm D (các loại thuốc điều trị) từ các hoạt động khám chữa bệnh thông thường và tiêm chủng định kỳ tại trạm. Không có
26 chất thải nhóm E (mô, bộ phận sau giải phẫu, rau thai,...) và chất thải phóng xạ phát sinh tại các trạm y tế.
Chất thải thông thường chủ yếu là thực phẩm thừa, giấy, vỏ, chai nhựa, bao nylon,... phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ trạm.
b.Khối lượng CTRYT phát sinh tại các cơ sở y tế được khảo sát
Theo số liệu thống kê, khối lượng chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ được thể hiện quan bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ
Thời gian Lượng chất thải y tế phát sinh (kg)
Năm 2013 Tháng 12 497 Năm 2014 Tháng 1 504 Tháng 2 466 Tháng 3 497 Tháng 4 526 Tháng 5 558 Tháng 6 522 Tháng 7 567 Tháng 8 533 Tháng 9 493 Tháng 10 512 Tháng 11 496 Tháng12 501 Năm 2015 Tháng 1 517 Tháng 2 488
(Nguồn: Hồ sơ bàn giao chất thải của bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ)
Nhìn chung, lượng chất thải phát sinh trong bệnh viện tương đối ổn định, dao động từ khoảng 490 kg/tháng đến hơn 500 kg/tháng. Vẫn có một số tháng có lượng
27 chất thải tăng cao hoặc giảm xuống thấp nhưng nhìn chung lượng chất thải phát sinh giữa các tháng không chênh lệch nhiều.
Các trạm y tế phường trên địa bàn quận cũng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa trong những năm gần đây nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh. Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế phường vẫn còn thấp, chỉ từ 9-18 lượt khám/ngày đêm. Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các trạm trong năm 2014 từ 109-270 kilogam, tùy từng trạm có lượng người khám bệnh ít hay nhiều mà khối lượng chất thải y tế cũng khác nhau.
Bảng 3.3. Khối lượng chất thải phát sinh trung bình (kg/ngày đêm) tại các cơ sở y tế năm 2014
Tên cơ sở Số lượt khám, điều trị
trong ngày (Lượt/ngày đêm)
Khối lượng chất thải phát sinh tại cơ sở (kg/ngày
đêm)
CTYT CTTT
Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ 488 17 144 TYT Hòa Thọ Đông 10 0,33 4,9 TYT Hòa Phát 9,7 0,46 3,8 TYT Hòa An 9,7 0,35 4,2
TYT Khuê Trung 10,4 0,51 3,3
TYT Hòa Thọ Tây 18,3 0,74 4,4
TYT Hòa Xuân 16,6 0,68 5,2
(Nguồn: Báo cáo hoạt động trung tâm y tế quận Cẩm Lệ năm 2014, số liệu điều tra hoạt động bàn giao xử lý rác thải với Công ty MTĐT Đà Nẵng và số liệu thu gom rác theo khu vực tại quận Cẩm Lệ)
Từ bảng 3.3, ta có biểu đồ trung bình khối lượng CTRYT phát sinh trong ngày trong năm 2014 tại các cơ sở y tế được khảo sát
28
Hình 3.3. Biểu đồ khối lượng CTRYT phát sinh trung bình trong ngày tại các cơ sở y tế được khảo sát (Kg/ngày) trong năm 2014
Từ biểu đồ hình 3.3, ta thấy khối lượng CTRYT phát sinh tại bệnh viện rất cao so với các trạm y tế phường. Tại các trạm y tế, khối lượng CTRYT tại các trạm y tế chênh lệch không nhiều. Tổng lượng chất thải cao nhất ở trạm Hòa Xuân và thấp nhất ở trạm Hòa Phát. Tại trạm y tế tại phường Hòa Thọ Tây và phường Hòa Xuân có lượng chất thải y tế lớn hơn các trạm y tế còn lại trên địa bàn quận vì lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh nhiều hơn.
Ngoài ra, qua vào bảng 3.3, ta thấy rằng , khối lượng chất thải phát sinh không chỉ phụ thuộc vào nhân lực của cơ sở, số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh mà còn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh tật, lượng vật tư tiêu tốn trong quá trình khám chữa bệnh, sự tuân thủ các nguyên tắc khám chữa bệnh và quy chế quản lý, xử lý chất thải của cán bộ, nhân viên y tế tại trạm. Với chất thải thông thường, không có sự chênh lệch đáng kể giữa các trạm. Vì không có bệnh nhân điều trị nội trú, lượng chất thải thông thường phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của
17 0,33 0,74 0,35 0,46 0,68 144 4,9 4,4 4,2 3,8 5,2 0 20 40 60 80 100 120 140 160 BV Cẩm Lệ TYT Hòa Thọ Đông TYT Hòa Thọ Tây TYT Hòa An TYT Hòa Phát TYT Hòa Xuân Kg/ ngày
khối lượng CTYT Khối lượng CTTT
29 cán bộ, nhân viên tại trạm và các chất thải ngoại cảnh khác phát sinh từ môi trường ngoài.
Tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ, các khoa phòng có chức năng khám chữa bệnh khác nhau, lượng người khám chữa bệnh khác nhau nên khối lượng chất thải, thành phần chất thải phát sinh tại các khoa cũng khác nhau. Tổng khối lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện trong năm 2014 trung bình là 161 kg/ngày. Trong đó, lượng chất thải y tế phát sinh trung bình là 17 kg/ngày [16].
Bảng 3.4. Khối lượng chất thải phát sinh tại các phòng khoa tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ trong năm 2014
Khoa Tổng khối lượng
chất thải phát sinh (kg/ngày)
Khối lượng chất thải y tế phát sinh (kg/ngày) Khoa Nhi 18 1,2 Khoa Nội 32 2,03 Khoa khám bệnh 13 0,7 Khoa Ngoại 41 6,1 Khoa Sản 39 5,7
Khoa Xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh
7 0,9
Khoa Liên chiên khoa 11 0,8
( Nguồn: Số liệu điều tra tại Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ)
Ở các khoa Ngoại và khoa Phụ sản, do đặc thù về công tác khám chữa bệnh cũng như quá trình sinh hoạt, nội trú của bệnh nhân nên lượng chất thải ở các khoa này cao hơn so với các phòng khoa khác. Chất thải phát sinh tại các khoa này chủ yếu là chất thải nhiễm khuẩn, bệnh phẩm, chất thải từ các hoạt động phẫu thuật, tiêm thuốc. Tại khoa Nội, khoa Nhi, khoa Cận lâm sàn; vì hình thức chữa trị chủ yếu là dùng thuốc, các phương pháp chữa trị sử dụng kĩ thuật tác dụng lên cơ thể người bệnh như cắt bỏ bộ phận, bó bột,... ít hơn nên lượng chất thải y tế phát sinh tại những khoa này tương đối ít.
30 c. Thành phần chất thải
Theo Phó giám đốc bệnh viện, cán bộ phụ trách tại Phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn và các cán bộ nhân viên phụ trách công tác thu gom và vận chuyển chất thải. Trong năm 2014, thành phần chiếm khối lượng nhiều nhất trong tổng lượng chất thải phát sinh tại Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ trong một ngày chủ yếu là chất thải hữu cơ; túi nhựa, bao nylon các loại. Chiếm hơn một nửa khối lượng chất thải tại bệnh viện. Về chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện thì thành phần chiếm chủ yếu là chất thải nhóm A (bông gạc thấm dịch, máu, bột bó, găng tay,...) và chất thải nhóm B (bơm, ống kim tiêm; lưỡi, cán dao mổ, ống thuốc vỡ, ống truyền dịch...)
Ở các trạm y tế phường, việc thống kê khối lượng chất thải y tế theo thành phần phát sinh không được thực hiện. Lượng chất thải phát sinh tại đây thường không có sự thay đổi đáng kể về khối lượng phát sinh cũng như thành phần chất thải vì công tác khám chữa bệnh ở đây chỉ ở mức khám chữa các bệnh thông thường và số lượng bệnh nhân không thay đổi nhiều qua các năm. Quy mô các trạm y tế không lớn nên lượng chất thải phát sinh không nhiều, các loại rác thải được lưu trữ trong các trang thiết bị chống tác động của các yếu tố môi trường khác nhau. Do đó, việc xác định khối lượng thành phần chất thải có thể tiến hành bằng phương pháp phân loại và cân trực tiếp. Số liệu khối lượng chất thải qua các lần cân được thể hiện trong phần phụ lục. Sau đây là tỉ lệ khối lượng thành phần chất thải y tế tại các trạm y tế phường được khảo sát trên địa bàn quận Cẩm Lệ.
Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ % khối lượng chất thải y tế phát sinh tại 6 trạm y tế phường trên địa bàn quận Cẩm Lệ được khảo sát theo thành phần
TYT phường Hòa Thọ
Đông Hòa Thọ Tây Hòa Xuân Hòa An Hòa Phát Khuê Trung Tỉ lệ (%) Nhóm 1 17 21 21 24 19 16 Nhóm 2 57 54 61 47 48 51 Nhóm 3 22 18 15 23 21 19 Nhóm 4 4 7 3 6 12 14
31 Từ bảng 3.5, ta có biểu đồ thể hiện tỉ lệ khối lượng thành phần chất thải y tế tại các trạm y tế phường trên địa bàn quận Cẩm Lệ.
Hình 3.4. Biểu đồ tỉ lệ khối lượng thành phần chất thải y tế tại các TYT phường
Chú thích:
Nhóm (1): Bông băng, gạc thấm máu.
Nhóm (2): Kim tiêm, ống tiêm, đầu ống chuyền dịch.
Nhóm (3): Bao bì cactong, vỏ hộp thuốc bằng nhựa.
Nhóm (4): Các loại còn lại
Từ biểu đồ hình 3.4 có thể thấy, thành phần chất thải y tế phát sinh tại các trạm y tế phường, chiếm tỉ lệ khối lượng lớn nhất (từ 48-61%) là kim tiêm, ống tiêm, đầu ống chuyền dịch. Tiếp theo là nhóm chất thải lây nhiễm bao gồm: bông băng, gạc thấm máu, có tỉ lệ từ 16 – 21%. Nhóm chất thải bao bì cactong, vỏ hộp thuốc nhựa chiếm từ 15 – 23%. Nhóm chất thải y tế còn lại chiếm tỉ lệ 3 – 14%.
Khối lượng phát sinh chất thải y tế và tỉ lệ khối lượng thành phần chất thải của mỗi trạm là không giống nhau. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch không cao. Nhóm chất thải: kim tiêm, ống tiêm, đầu ống chuyền dịch, bình chuyền dịch ở các trạm đều chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động tại các trạm y tế phường, chỉ chuyên khám chữa các bệnh thông thường và tiêm chủng. Tỉ lệ khối lượng thành phần chất thải không chênh lệch nhiều giữa các trạm y tế phường cho thấy công tác khám chữa bệnh và quản lý CTRYT của mỗi trạm là gần giống nhau.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% TYT Hòa Thọ Đông TYT Hòa Thọ Tây TYT Hòa Xuân
TYT Hòa An TYT Hòa Phát TYT Khuê Trung Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 1
32 3.4.2. Hệ thống quản lý hành chính đối với CTRYT
Tại Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ
Hệ thống quản lý hành chính trong việc quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ bao gồm sự chỉ đạo, giám sát của ban giám độc bệnh viện và sự phối hợp giữa các phòng ban và các khoa trong bệnh viện, dựa theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT “Quy chế quản lý chất thải y tế” - Bộ y tế, ngày 30 tháng 11 năm 2007. Phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện chịu trách nhiệm chính trong công tác:
Quản lý, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thực hiện theo quy định quản lý chất thải, vệ sinh môi trường của các cán bộ, nhân viên và bệnh nhân trong bệnh viện.
Đảm bảo an toàn trong công tác quản lý. Khắc phục, tránh xảy ra sự cố và