Xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý hành chính CTRYT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế ở quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng. (Trang 58 - 67)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.6. Đề xuất giải pháp giải quyết:

3.6.1. xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý hành chính CTRYT

được khảo sát trên địa bàn quận Cẩm Lệ. Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cấp và hoàn thiện công tác quản lý CTRYT tại các cơ sở trên. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm, giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở trên. Một hệ thống quản lý CTRYT nguy hại là sự tổ hợp của các nhân tố với nhau và hình thành nên gồm 2 phần chính: hệ thống quản lý hành chính pháp luật và hệ thống kỹ thuật.

3.6.1. Đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý hành chính CTRYT CTRYT

a. Đề xuất mô hình tổ chức hành chính trong công tác quản lý CTRYT

Mô hình tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ

Mô hình quản lý CTRYT hiện này của bệnh viện được thể hiện ở hình 3.3. Công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ chủ yếu do Phòng kiểm soát nhiễm khuẩn đảm nhiệm. Tuy nhiên, công tác chủ đạo của Phòng kiểm soát nhiễm khuẩn là kiểm soát nhiễm khuẩn; phòng tránh dịch bệnh; đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường bệnh viện và sức khỏe bệnh nhân, cán bộ, nhân viên trong bệnh viện. Các vật tư, trang thiết bị, cơ sở trong bệnh viện, nhất là các trang thiết bị phục vụ việc quản lý CTRYT được cung ứng, sửa chữa, bảo trì, quản lý bởi Phòng Vật tư – Thiết bị y tế. Do không có một đơn vị chuyên biệt, đảm nhiệm công tác quản lý CTRYT của bệnh viện nên vẫn còn xảy ra tình trạng chồng lấn nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ không thuộc quyền hạn của đơn vị nào. Trên cơ sở đó, có thể đề xuất mô hình quản lý hành chính trong công tác quản lý CTRYT như sau:

50

Hình 3.12. Sơ đồ đề xuất tổ chức quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ

Phòng quản lý chất thải có nhiệm vụ chuyên trách trong công tác quản lý chất thải phát sinh tại bệnh viện và các trạm y tế phường. Chịu trách nhiệm trong các vấn đề liên quan đến chất thải phát sinh tại cơ sở y tế và các trang thiết bị, cơ sở phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát chất thải; giữ gìn, bảo vệ môi trường tại bệnh viện.

Sơ đồ hình 3.12 quy định trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận như sau:

 Giám đốc bệnh viện: chịu trách nhiệm chung, thành lập, bổ nhiệm vị trí, phân bổ kinh phí và nhân lực tại Phòng Quản lý chất thải để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Đề ra các chính sách môi trường và cam kết thực hiện các chính sách đó.

 Phòng quản lý chất thải: bao gồm trường phòng, phó phòng và các nhân viên. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng. Phòng có nhiệm vụ:

 Lập kế hoạch phụ trách cụ thể và phân công nhiệm vụ ở các phòng khoa trong bệnh viện về công tác quản lý môi trường bao gồm: quản

BAN GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI KHỐI LÂM SÀN KHỐI CẬN LÂM SÀN CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TỔ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC TRẠM Y TẾ TỔ THU GOM

51 lý chất thải, nước thải, khí thải, vệ sinh môi trường trong bệnh viện như phân loại chất thải, thu gom, vận chuyển, lưu trữ,...

 Tính toán kinh phí mua sắm và quản lý các công cụ, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường. Đề xuất nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ việc lưu trữ, xử lý chất thải với giám đốc bệnh viện.

 Tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc phân loại, thu gom,

vận chuyển, lưu trữ, xử lý chất thải; các chính sách, quy định của bệnh viện về quản lý chất thải, giữ gìn vệ sinh môi trường cho các cá nhân, đơn vị trong bệnh viện.

 Quản lý, cập nhập, lưu trữ các số liệu liên quan đến lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện và các trạm y tế trên địa bàn phường.

 Lập tổ kiểm tra, giám sát định kỳ hàng tuần công tác phân loại, xử lý

ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải tại bệnh viện. Xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý chất thải và giữ gìn vệ sinh môi trường tại bệnh viện.

 Tổ chức đánh giá, lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường bệnh viện và công tác quản lý chất thải y tế theo tháng, theo quý, theo năm.

 Tổ quản lý chất thải tại các trạm y tế phường: có nhiệm vụ tiếp nhận

các báo cáo về công tác quản lý chất thải tại các trạm y tế phường. Tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ việc thực hiện theo quy định của Bộ y tế về quản lý chất thải y tế tại các trạm và lập báo cáo đánh giá gửi lên Trường phòng tiếp nhận.

 Các khoa thuộc các khối lâm sàn, cận lâm sàn và các phòng chức năng: nhận

nhiệm vụ từ Phòng quản lý chất thải trong công tác quản lý chất thải và vệ sinh môi trường tại đơn vị của mình. Các trưởng phòng, trưởng khoa phối hợp với Phòng quản lý chất thải giám sát nhân viên trong khoa thực hiện đúng theo quy trình phân loại, xử lý ban đầu (các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao), thu gom theo quy định của Bộ y tế về quản lý chất thải.

52

 Tổ thu gom bao gồm: trưởng phòng Y tá điều dưỡng và hộ lý tại các phòng

khoa trong bệnh viện.

 Trưởng phòng Y tá điều dưỡng: có trách nhiệm đào tạo, huấn luyện kỹ năng cho nhân viên hộ lý, các nhân viên mới vào bệnh viện về các phương pháp, kỹ thuật, quy định về phân loại, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải.

 Hộ lý: chịu trách nhiệm đặt thung và thu gom, vận chuyển chất thải đến nơi lưu trữ của bệnh viện theo quy định. Vệ sinh dung cụ chứa chất thải và dọn dẹp vệ sinh phòng bệnh.

Mô hình tại các trạm y tế phường

Ở các trạm y tế phường, số lượng nhân viên tại trạm không nhiều, chỉ bao gồm: 1 trưởng trạm có trình độ bác sĩ hoặc dược sĩ, 1 phó trạm, 5 nhân viên y tá, dược sĩ và 1 nhân viên hộ lý. Do đó, mô hình được đề xuất như sau:

Đường quản lý Đường quan hệ

Hình 3.13. Sơ đồ đề xuất tổ chức quản lý chất thải tại các trạm y tế phường trên địa bàn quận Cẩm Lệ

Trách nhiệm của các cán bộ nhân viên của các trạm y tế phường được thể hiện trên sơ đồ như sau:

 Trưởng trạm: chịu trách nhiệm phân công cho các nhân viên của trạm công

việc cụ thể. Giám sát việc thực hiện quá trình quản lý chất thải tại trạm do mình đảm nhiệm. Lập báo cáo hiện trạng môi trường trạm và công tác quản lý chất thải tại trạm hàng tháng. Ghi chép, lưu trữ và gửi các số liệu về lượng

TRƯỞNG TRẠM

Y TÁ ĐIỀU DƯỠNG, CHĂM SÓC Y TẾ

53 chất thải phát sinh tại trạm cho Phòng quản lý chất thải ở bệnh viện đa khoa quận Cẩm Lệ.

 Nhân viên y tá: chịu trách nhiệm giữ vệ sinh tại phòng chăm sóc sức khỏe do

mình đảm trách. Y tá có nhiệm vụ quản lý ở khâu phân loại các loại chất thải phát sinh nhất là chất thải sắc nhọn và chất thải nhiễm khuẩn tại phòng theo đúng quy định.

 Dược sĩ: quản lý lượng chất thải phát sinh ở khâu phân loại ngay tại phòng

thuốc của trạm. Thống kê, lập báo cáo về số lượng thuốc, dược phẩm không có khả năng sử dụng, bị loại bỏ hàng tháng tại trạm.

 Nhân viên hộ lý: chịu trách nhiệm chính trong thu gom, vận chuyển chất thải

đến nơi lưu trữ. Các hộ lý phải được đạo tạo kiến thức và kỹ năng về quản lý chất thải. Thực hiện các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý các chất thải phát sinh tại trạm theo đúng quy định. Phải lập báo cáo về khối lượng chất thải phát sinh cho trưởng trạm theo định kỳ hàng tháng. Nhân viên hộ lý nên được đưa vào biên chế thay vì chỉ hợp đồng như hiện nay để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Các cán bộ, nhân viên tại trạm y tế phường phải phối hợp với nhau để quản lý tốt chất thải phát sinh tại cơ sở. Phải thường xuyên tổ chức họp bàn để đánh giá quá trình quản lý chất thải để có thể kịp thời đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết các khuyết điểm, khó khăn trong quá trình quản lý chất thải hoặc tổ chức khen thưởng cho cán bộ, nhân viên thực hiện tốt công việc được phân công phụ trách.

b.Công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế nguy hại

 Ban giám đốc bệnh viện và Trưởng phòng Quản lý chất thải lập kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải tại các phòng khoa và các trạm y tế phường định kỳ hàng quý và hàng năm. Trong suốt quá trình kiểm tra có lấy mẫu, phân tích, cập nhật số liệu. Có sự phối hợp giữa các đơn vị trong bệnh viện và các trạm y tế phường trong quá trình kiểm tra định kỳ. Lập báo cáo kết quả quan trắc Môi trường bệnh viện (Mẫu báo cáo tại phụ lục).

54

 Phòng Quản lý chất thải tại bệnh viện thành lập tổ kiểm tra, giám sát định kỳ

hàng tuần và đột xuất việc thực hiện công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ của các phòng khoa tại bệnh viện. Tiến hành lập biên bản đối với các hành vi vi phạm trong công tác quản lý CTRYT và giữ gìn vệ sinh môi trường của bệnh viện.

 Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo quản các dụng cụ phục vụ công tác quản lý CTRYT và vệ sinh môi trường của bệnh viện.

 Các phòng khoa tại bệnh viện và các trạm y tế phường phải thường xuyên kê

khai báo cáo về lượng chất thải y tế phát sinh và lượng chất thải được xử lý ở mỗi đơn vị.

 Các trạm y tế phường và bệnh viện tiến hành lập báo cáo tự đánh giá công

tác quản lý CTRYT theo định kỳ hàng quý và phải có chứng từ giao nhận CTRYT cho đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý theo Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế về Quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện [5].

c. Công tác đào tạo, tuyên truyền giáo dục

Ban giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng Quản lý chất thải và Trưởng trạm y tế cần quan tâm, chú ý tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên nhận thức được tầm quan trọng và thực hiện đúng theo các quy định của công tác quản lý CTRYT.

Giáo dục, đào tạo cho cán bộ, nhân viên

Phòng Quản lý chất thải cần mở các buổi huấn luyện kỹ năng phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và sử dụng các trang thiết bị phục vụ đúng theo Quy định của Bộ y tế cho các cán bộ, nhân viên trong bệnh viện và các trạm y tế. Phổ biến kiến thức về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế cho toàn thể cán bộ nhân viên của cơ sở thông qua các buổi hội họp, các chương trình bảo vệ môi trường.

Giáo dục cộng đồng

Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đối với vấn đề vệ sinh môi trường, quản lý chất thải tại bệnh viện. Ban lãnh đạo bệnh viện

55 cần tổ chức các chương trình sức khỏe với các nội dung về giáo dục sức khỏe; các hoạt động dịch vụ chuyên môn và giữ gìn vệ sinh môi trường. Lồng ghép, phổ biến các kiến thức về chất thải y tế với chương trình y tế cộng đồng. Phát hành các sổ tay, in ấn băng rôn, áp phích trong bệnh viện và các trạm y tế phường về quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường.

d.Đề xuất một số thay đổi, bổ sung về văn bản pháp luật, nội quy, chính sách tại các cơ sở y tế về công tác quản lý chất thải

Văn bản pháp luật

 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về Quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó nêu ra quy định xử phạt về khoản (1) hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B và C (Điều 9) và khoản (2) hành vi thải, bỏ các chất, vật dụng có khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm gây dịch (Điều 16) [8]. Đề nghị xem xét đưa thêm các quy định xử phạt về việc không tuân thủ các quy định về quản lý CTRYT trong bệnh viện: dụng cụ chứa, phương tiện vận chuyển, nhà lưu trữ, xử lý CTRYT nguy hại.

 Đề nghị Bộ Y tế xây dựng và ban hành các văn bản về:

 Quy định trang thiết bị phục vụ công tác quản lý CTRYT phù hợp với

quy mô của cơ sở y tế

 Quy định mức lương thưởng và các chính sách đãi ngộ đối với các cán

bộ, nhân viên phụ trách công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRYT.

Nội quy, chính sách tại cơ sở y tế

 Nội quy về giữ gìn vệ sinh và thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế phải

được phổ biến đến tất cả các phòng khoa, căng tin trong bệnh viện.

 Các khu vực có chứa các chất thải nguy hiểm như khu vực xử lý chất thải ban đầu, nhà chứa rác,... cần đặt các biển cấm người không phận sự không được đến gần.

56

 Cần ban hành các chính sách về khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường tại bệnh viện.

 Ban hành các quy định về xử phạt có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm

nội quy bệnh viện, các quy định về quản lý chất thải, nhất là đối với các chất thải y tế nguy hại. Có thể tiến hành nhắc nhở, khiển trách và tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau sẽ có những biện pháp kỉ luật, phạt tiền đối với các cá nhân hoặc đơn vị vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý CTRYT.

e. Một số phương pháp hỗ trợ công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện và các trạm y tế

Giảm thiểu chất thải

Giảm thiểu chất thải thường có lợi cho các cơ sở y tế phát sinh CTRYT nguy hại như: chi phí cho việc mua hàng hóa và chi phí liên quan đến việc xử lý CTRYT nguy hại cũng thấp hơn. Có thể áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại nguồn ở bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ và các trạm y tế phường. Cụ thể như:

 Tăng cường sử dụng các phương pháp xử lý vật lý, hạn chế sử dụng hóa chất

trong các công tác khử trùng ( ví dụ: sử dụng phương pháp khử trùng bằng phương phấp hấp thay vì sử dụng các loại hóa chất).

 Phòng chống lãng phí trong sử dụng (đối với nhân viên y tá, điều dưỡng và

các hoạt động vệ sinh, làm sạch).

 Đặt hàng các sản phẩm y tế thường xuyên hơn với số lượng nhỏ chứ không

phải số lượng lớn cùng một lúc, để giảm số lượng sử dụng (áp dụng đặc biệt cho các sản phẩm sử dụng không ổn định). Kiểm tra thời hạn sử dụng của tất cả các sản phẩm tại thời điểm giao hàng và từ chối chấp nhận các sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn ngày từ nhà cung cấp. Quản lý lưu trữ cẩn thận sẽ ngăn chặn sự tích tụ một lượng lớn hóa chất hoặc dược phẩm hết hạn, hạn chế chất thải bao bì (hộp chai).

57

Tái sử dụng an toàn

Nên tái sử dụng các sản phẩm không dùng một lần cho các hoạt động y tế, sau khi làm sạch, có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm với xác suất thấp nhất chấp nhận được. Khi xem xét tái sử dụng, điều quan trọng cần phân biệt giữa các loại sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế ở quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng. (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)