0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích kết quả sau khi khảo sát

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH POKI VÀO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN THANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 65 -75 )

6. Phương pháp nghiên cứ u

3.6 Phân tích kết quả sau khi khảo sát

Phân tích kết quả thu được phiếu 1

Để đánh giá công tác giáo dục KNS theo Poki trong nhà trường Tiểu học Phan Thanh, nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra và phỏng vấn 20 GV đang vận dụng chương trình Pokiđể giáo dục KNS tại lớp của mình.

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như bảng sau:

Bảng 1: Mức độ đánh giá tính hiệu quả vận dụng chương trình Poki vào giáo dục KNS cho HS tại trường Tiểu học Phan Thanh (phụlục 3)

Biểu đồ1: Mức độhiệu quảkhi vận dụng chương trình Poki vào giáo dục KNS cho HS tại trường Tiểu học Phan Thanh

Trong quá trình sử dụng, GV đều đánh giá thuận tiện trong việc truy cập, khai thác thông tin bài giảng và phần mềm trình chiếu trên trang web Poki. Chương trình Poki đã đạt được hiệu quảtích cực trong quả trình vận dụng. Hầu hết các GV đều đánh giá mức độ hiểu biết và vận dụng KNS của HS lớp mình đạt mức khá, giỏi. Chương trình này không những đem lại kết quảgiáo dục vượt trội mà còn kích thích sự hứng thú, tìm tòi và khám phá ở HS. Sau một thời gian sử dụng chính thức chương trình Poki vào công tác

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

giáo dục KNS, đa phần GV tại nhà trường Tiểu học Phan Thanh cho rằng nội dung giáo dục của chương trình phù hợp đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS và nhiều GV nhận định rằng chương trình Poki có triển vọng phát triển và mở rộng phạm vi vận dụng tại các điểm trường trong địa bàn thành phố Đà Nẵng và trên cả nước.

Hệthống câu hỏi được thiết kếtheo 3 mức độ.

- Mức độ 1: Đánh giá rất cao hiệu quảcủa chương trình Poki. - Mức độ 2: Đánh giá cao hiệu quảcủa chương trình Poki. - Mức độ 3: Chương trình Poki chưa mang lại hiệu quảcao. Phân tích kết quả:

Qua bảng 1 và biểu đồ1 chúng tôi tổng hợp được sốliệu và nhận xét như sau:

Câu 1: Xin thầy cô cho biết đánh giá của mình vềchất lượng giáo dục KNS theo chương trình Poki.

Khi được hỏi ý kiến về chất lượng giáo dục KNS theo chương trình Poki, đã có đến 80% GV trong nhà trường đánh giá rất cao và có 15% GV đánh giá cao, còn lại 5% GV cho rằng chương trình Poki chưa mang lại hiệu quả cao. Từ đó chúng tôi thu được nhận định khảquan về tính hiệu quảcủa chương trình KNS Poki. Sự ghi nhận tích cực từ cán bộquản lí giáo dục dành cho một chương trình giáo dục mới sẽ có tác động mạnh mẽ đến các lực lượng giáo dục KNS trong các nhà trường tiểu học khác.

Câu 2: Xin thầy cô cho biết đánh giá của mình về mức độ thực hiện trong truy cập, khai thác thông tin bài giảng và phần mềm trình chiếu trên trang web Poki.

Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu vềkhả năngtruy cập, khai thác thông tin bài giảng và phần mềm trình chiếu trên trang web Pokimà các GV trường Tiểu học Phan Thanh đã sử dụng trong thời gian qua, kết quả thu được như sau: 75% GV đánh giá mức độ thực hiện trong truy cập, khai thác thông tin bài giảng và phần mềm trình chiếu trên trang web Poki là rất thuận tiện,25% đánh giá là khá thuận tiện và không có một GV gặp khó khăn trong quá trình sửdụng phần mềm.

Từ những đánh giá của GV, chúng tôi thấy rằng phần mềm bài giảng Poki rất tiện ích và thao tác dễ dàng trong quá trình sử dụng. Việc sử dụng thuận tiện phần mềm sẽ giúp GV tiết kiệm được thời gian, công sức và đạt hiệu quảgiáo dục cao.

Câu 3: Tỷlệ số HS hiểu biết và vận dụng được KNS của lớp thầy, cô chủnhiệm nằm ở khoảng nào?

Xét về mức độhiểu biết và vận dụng KNS của HS sau khi được tham gia lớp học Poki, GV chủ nhiệm – người thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho HS của mình đánh giá rằng: 90% HS có mức độhiểu biết và vận dụng được KNS rất cao và 10% HS có mức độhiểu biết và vận dụng được KNS cao.

Từkết quảsốliệu trên, chúng tôi có thểkết luận rằng:HS được giáo dục KNS theo chương trình Pokiđã tích lũy và vận dụng kiến thức KNS học được vào giải quyết những vấn đề cuộc sống đặt ra. Đó là kết quả của chất lượng giáo dục KNS theo chương trình Poki.

Câu 4: Thầy, cô vui lòng cho biết mức độ hứng thú của HS khi được tham gia vào lớp KNS theo chương trình Poki.

Chương trình KNS Poki không những đem lại kết quả giáo dục vượt trội mà còn kích thích sự hứng thú, tìm tòi và khám phá ở HS.Ở câu hỏi này, chúng tôi thu được kết quả từ GV là 50% HS rất hứng thú khi tham gia vào lớp học KNS và 50% còn lại cảm thấy hứng thú.

Điều này cho thấy, chương trình này đã khơi dậy niềm hứng thú, có sức hấp dẫn và tác động mạnh mẽ đến HS. Poki được xây dựng với ý tưởng độc đáo, khác biệt cùng với bộ nhân vật ngộ nghĩnh, siêu kĩ năng “Poki và những người bạn” là điểm nổi bật, ấn tượng mang lại hứng khởi, nguồn cảm hứng khám phá cho HS trong quá tham gia lớp học.

Câu 5: Chương trình giáo dục KNS Poki vượt trội hơn so với chương trình truyền thống như thếnào?

Khi được hỏi về tính vượt trội của Poki so với chương trình truyền thống, chúng tôi nhận được tỉ lệcâu trảlời như sau:

85% hết sức vượt trội. 15% vượt trội.

0% không vượt trội hơn.

Từsốliệu đó, chúng tôi thấy rõ tính vượt trội của chương trình này.

Như đã phân tích ở những phần trên, chương trình Poki có những điểm khác biệt và ưu việt vềnội dung và cách thức giáo dục so với chương trình truyền thống hiện nay.

Câu 6: Theo thầy cô, nội dung sách KNS Poki đã phù hợp với đặc tinh tâm lí lứa tuổi HS tiểu học chưa?

Chúng tôi thu nhận được sốliệu như sau:

50% GV đánh giá nội dung sách hoàn toàn phù hợp. 45% GV đánh giá nội dung sách phù hợp.

5% GV đánh giá có một sốnội dung cần điều chỉnh.

GV đánh giá nội dung sách hoàn toàn phù hợp và phù hợp chiếm tỉ lệ rất cao (95%).

Bộsách giáo khoa của Poki được biên soạn thành 10 cuốn, mỗi khối lớp 2 tập. Nội dung và hìnhảnh được thiết kế sinh động, phù hợp với đặc điểm nhận thức và tâm, sinh lí lứa tuổi HS. Điều này khơi gợi sự hứng thú học tập, kích thích óc sáng tạo giúp cho quá trình giáo dục đạt kết quảtốt.

Câu 7: Thầy, cô có suy nghĩ như thếnào vềtính lâu dài của chương trình KNS Poki trong nhà trường?

Việc vận dụng chương trình Poki vào quá trình giáo dục KNS tại trường Tiểu học Phan Thanh bước đầu đã đạt những hiệu quả đáng kể. Do đó, đã có nhiều GV đánh giá đây là một chương trình tiềm năng đểmởrộng và phát triển quy mô trong tương lai.

30% GV đánh giá ngắn hạn.

Câu 8: Theo thầy cô, những tínhnăng ưu việt của chương trình Poki là gì?

Chúng tôi nhận được đa sốnhững phản hồi tích cực về chương trình: - Hìnhảnh đẹp, sống động, vui nhộn; video cuốn hút.

- Nội dung phù hợp với lứa tuổi.

- Các hoạt động trong bài học gần gũi, sinh động, giúp HS dễlàm theo. - Hệthống bài học bao gồm nhiều kiến thức KNS.

Rất nhiều ý kiến của GV đánh giá tích cực về tính ưu việt của chương trình. Song, chúng tôi đã tổng hợp và liệt kê thành những ý kiến như trên.

Đây là một chương trình giáo dục KNS mới nhưng đã nhận được sự đánh giá rất cao của đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy. Đây là kết quả mà chúng tôi mong đợi khi thực hiện đềtài.

Câu 9: Thầy cô vui lòng chia sẻphản hồi của phụhuynh sau khi con họtham gia lớp KNS Poki?

Đa phần GV đều phản hồi tích cực sau khi con họ tham gia lớp KNS Poki. Phụ huynh chia sẻhọcảm thấy hài lòng khi chứng kiến sự thay đổi của con mình.

Sau khi được tham gia lớp học, các em cảm thấy thích thú, tự giác đọc nghiền ngẫm cuốn sách giáo khoa Poki ở nhà. Các em rèn luyện những kĩ năng đã học trong bất kì tình huống thực tếnào. Không chỉthế, các em còn tham gia cùng với bốmẹluyện KNS online tại nhà.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng có nhận được một sốphản hồi chưa tốt. - HS phải học nhiều kiến thức dẫn đến quá tải.

-Có trường hợp HS quá thích thú với Poki mà sao nhãng việc học văn hóa.

Những mặt tồn tại đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Chúng không thực sự nghiêm trọng, có thểphát hiện kịp thời và khắc phục.

Câu 10: Trong quá trình sử dụng phần mềm Poki, thầy cô đã gặp những khó khăn nào?

Một số ít trong tổng số GV mà chúng tôi đã khảo sát đã chia sẻ những khó khăn trong quá trình sửdụng phần mềm Poki là:

- Gặp sựcốvềmáy tính. - Âm thanh video còn nhỏ.

Những khó khăn đó nguyên nhân chủ yếu là do cơ sởvật chất và trang thiết bị dạy học.

Phân tích kết quả thu được phiếu 2

Chúng tôi lựa chọn điểm trường Tiểu học Phan Thanh là đối tượng đánh giá tính hiệu quảcủa chương trình KNS Poki. Sau đó,chúng tôi tiến hành so sánhđối chứng trên điểm trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ để so sánh mức độ hiểu biết và vận dụng KNS của học sinh (đối tượng khảo sát là học sinh khối 4,5) bằng những tình huống được thiết kế theo 4 mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp – vận dụng cao. Kết quả so sánh chúng tôithu đượcởbảng sau:

Bảng 2: So sánh kết quả khảo sát đánh giá mức độ hiểu biết và vận dụng KNS của HS khối 4,5 tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ và trường Tiểu học Phan Thanh (phụ lục 4)

Biểu đồ2: Kết quảkhảo sátđánh giá mức độ hiểu biết và vận dụng KNS của HS khối 4,5 tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ và trường Tiểu học Phan Thanh

0 20 40 60 80 100 120

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10

Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ Trường Tiểu học Phan Thanh

Qua bảng 2 và biểu đồ 2 chúng tôi nhận thấy mức độ hiểu biết và vận dụng KNS của HS khối 4,5 tại hai trường có sự chênh lệch khá lớn.

Chúng tôi thiết kếcác tình huống theo nhiều chủ đề, đòi hỏi HS vận dụng hiểu biết và sử dụng vốn KNS của mình để xử lí chúng. Các tình huống xoay quanh nhiều kĩ năng thuộc các nhóm kĩ năng của chương trình Poki: kĩ năng xử lí xung đột, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sửdụng thuốc đúng cách, kĩ năng ứng xử với mọi người xung quanh, kĩ năng học tập hiệu quả, kĩ năng ứng phó với tin đồn, kĩ năng quản lí tài chính, kĩ năng sinh tồn,…

Hệthống các câu hỏi được sắp xếp theo thứtựmức độ khó tăng dần.

Ởmức độ1: Nhận biết (tình huống 1,2,3) chúng tôi thiết kếcác tình huống được đánh giáở mức độ sơ giản với các kĩ năng: kĩ năng xử lí xung đột, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chăm sóc sức khỏe. Do đó, hầu hết HS của hai trường đều xử lí tốt. Tuy nhiên, số lượng HS trảlời đúng ở trường Tiểu học Phan Thanh chiếm tỉlệ cao hơn.

- Tình huống 1: BạnỚt và bạn Hấu Hấu đang đánh nhau đểtranh giành chiếc xe đồ chơi mới mua. Bạn Chanh Leo là bạn thân củaỚt và Hấu Hấu, vậy bạn ấy có nên lại can ngăn các bạn không?

Tỉ lệ HS xử lý được tình huống ở trường Tiểu học Phan Thanh là 92,5%, trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệlà 62,5%. Tỉlệchênh lệch là 30%.

- Tình huống 2: Cô bạn thân của mẹ Poki đến tìm mẹ bạn nhưng mẹ đang bận, Poki có nên mời cô vào nhà uống nước, chờmẹra không?

Tỉ lệ HS trả lời đúng ở trường Tiểu học Phan Thanh là 95%, trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệlà 67,5%. Tỉlệchênh lệch là 28,5%.

- Tình huống 3: Bạn Đường bị cảm cúm nhưng bạn ấy rất ghét uống thuốc. Hôm đó, bố mẹ đi vắng, đến lúc uống thuốc, cậu ấy định uống hết túi thuốc một lần cho xong và nghĩ làm như thế bệnh sẽ nhanh khỏi. Em có đồng ý với việc làm của bạn không?

Tỉ lệ HS trả lời đúng ở trường Tiểu học Phan Thanh là 100%, trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệlà 97,5%. Tỉlệchênh lệch là 2,5%

Sự chênh lệch trên cho thấy chương trình Poki đã mang lại hiệu quả cao. HS được giáo dục theo Poki có khả năng nhận biết và xử lí những tình huống gần gũi với thực tế cuộc sống.

mức độth2: Thông hiểu (tình huống 4, 5,6) có sự chênh lệch khá lớn và tỉ lệ ấy cao hơn mức độ 1(nhận biết).

- Tình huống 4:Trước khi bắt tay làm bài kiểm tra cuối kì, em nên làm gì?

Tỉ lệ HS trả lời đúng ở trường Tiểu học Phan Thanh là 85%, trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệlà 52,5%. Tỉlệchênh lệch là 32,5%;

- Tình huống 5: Sắp đến sinh nhật của Vy, Khánh muốn tặng bạn ấy một món quà bất ngờ nhưng chưa biết nên tặng gì. Khánh nên hỏi ai để biết được món quà bạnấy nên tặng Vy?

Tỉ lệ HS trả lời đúng ở trường Tiểu học Phan Thanh là 82,5%, trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệlà 65%. Tỉ lệchênh lệch là 17,5%

- Tình huống 6: Câu nào dưới đây là đúng?

Tất cảnhững người thấy cảm xấu hổ, ngại ngùng là do bắt chước bốmẹcủa họ.

Người hay ngại ngùng, xấu hổ là thường không biết lắng nghe.

 Ai cũng có lúc sẽ cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ vì một tình huống khó xử nào đó.

Tỉ lệ HS trả lời đúng ở trường Tiểu học Phan Thanh là 97,5%, trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệlà 72,5%. Tỉlệchênh lệch là 25,6%.

Những kĩ năng mà emđánh giá HS ở mức độ này đó là: kĩ năng học tập hiệu quả, kĩ năng đồng cảm và thấu hiểu.

Từ đó cho thấy HS trường Tiểu học Phan Thanh có những kĩ năng thấu hiểu, đồng cảm và kĩ năng học tập hiểu quả tốt hơn so với HS trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ. Chúng tôi sửdụng những tình huống dễbắt gặp trong cuộc sống hàng ngày của các em để đánh giá khả năng tiếp nhận, phân tích và xử lí vấn đề. Điều này có nghĩa là các em phải

đọc, suy nghĩ để hiểu được vấn đề đặt ra của tình huống và sau đó tìm cách giải pháp tốt nhất.

Mức độ3: Vận dụng thấp (tình huống 7,8)

- Tình huống 7: Việc làm nào sau đây giúp em tiết kiệm điện?

Tận dụng không khí lạnh của tủlạnh bằng cách mởtủlâu cho mát phòng.

Để tivi liên tục hoạt động để khỏi phải bật lại, vì khi khởi động lại sẽtốn nhiều năng lượng điện.

Mởcửa sổphòng vào ban ngày cho sáng thay vì bật đèn.

Tỉ lệ HS trả lời đúng ở trường Tiểu học Phan Thanh là 100%, trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệlà 80%. Tỉ lệchênh lệch là 20%.

- Tình huống 8: Các bạn trong lớp đồn rằng: “ Trong nhà vệ sinh trường mình có ma”. Poki nên làm gì trong trường hợp đó?

Tỉ lệ HS trả lời đúng ở trường Tiểu học Phan Thanh là 90%, trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệlà 37,5%. Tỉlệchênh lệch là 62,5%.

Học KNS là học những kiến thức, lí thuyết và sau đó đem vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống. Chúng tôi thiết kế những tình huống chứa đựng kĩ năng sử dụng tài

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH POKI VÀO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN THANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 65 -75 )

×