7. Cấu trúc của đề tài
2.1.1. Khái quát chung
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15°55' đến 16°14' vĩ Bắc, 107°18' đến 108°20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Với vị trí này làm cho khí hậu của thành phố không quá lạnh về mùa đông, không quá nóng về mùa hè chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên phù hợp cho hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc-Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vị trí này đã giúp Đà Nẵng trở thành nơi trung chuyển, đón tiếp, phục vụ khách du lịch cho khu vực miền Trung và cả nước, đó là động lực để thu hút khách du lịch
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dụng khác và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thủy. Mặc khác, Vịnh Đà Nẵng còn là nơi có những bãi tắm đẹp hàng đầu trên thế giới với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê... với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú...và đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển… Bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ du lịch biển.
Thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đồng Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, TPĐN có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng và bền vững.
19
20