7. Cấu trúc của đề tài
3.1.1. Định hướng chung
- Định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/12/2011 coi các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch là giải pháp quan trọng hàng đầu, trong đó hướng ưu tiên lớn nhất là tập trung phát triển dòng sản phẩm du lịch biển, đảo. Với các thế mạnh nổi trội về tiềm năng du lịch biển, các sản phẩm du lịch biển đảo trong tương lai sẽ mang đến cơ hội cạnh tranh, thu hút khách du lịch quốc tế đến với du lịch Việt Nam.
- Giai đoạn 2015 - 2025, ngành Du lịch Việt Nam sẽ chuyển từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu, tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch biển, đảo. Căn cứ xu hướng phát triển cung cầu du lịch và cơ sở lưu trú du lịch của thế giới và dự báo tăng trưởng kinh tế-xã hội của Việt Nam, có thể khẳng định cơ sở lưu trú du lịch ở khu vực ven biển, đảo của nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng, bởi nhu cầu đầu tư và thị trường đầu tư vẫn rộng mở và hứa hẹn phát triển ổn định trong tương lai.
- Xem phát triển du lịch biển là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế địa phương.
- Tập trung đầu tư phát triển du lịch biển Đà Nẵng đồng bộ nhằm tạo những bước đột phá, xây dựng nề nếp văn hóa ứng xử văn minh trong nhân dân khi tham gia vào các hoạt động du lịch biển, từ đó tạo nền tảng phát triển mạnh các hoạt động du lịch biển của thành phố.
- Tranh thủ khai thác mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp văn hóa ứng xử của người dân địa phương và các hộ cá nhân kinh doanh du lịch để nâng cao chất lượng, sự tín nhiệm của du khách trong du lịch biển.
49