7. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Thông tin về chuyến đi của du khách
- Số lần đến và thời gian lưu lại Đà Nẵng: Theo kết quả điều tra, có 70 khách với 70% đến Đà Nẵng trên 2 lần, 14% khách đến lần thứ 2 và lần đầu chiếm 16%. Kiểm tra giữa số lần đến Đà Nẵng với các nhóm tuổi cho thấy tỷ lệ khách đến Đà Nẵng trên 2 lần trở lên đa số thuộc nhóm dưới 25 tuổi. Đây là nhóm tuổi có sự chủ động trong chuyến đi, có điều kiện sức khỏe tốt và thích đi du lịch.
76%
22% 2%
38
Biểu đồ 2.2. Số lần du khách đến du lịch tại Đà Nẵng
- Thời gian khách lưu lại Đà Nẵng dưới 2 ngày chiếm 23%, trên 2 ngày chiếm 77%. Như vậy số lượng khách đến Đà Nẵng có thời gian lưu lại Đà Nẵng lớn cho thấy sự hấp dẫn của du lịch TPĐN cũng như sức hút của du lịch biển nơi đây.
- Mức độ hấp dẫn của các điểm du lịch biển: Hầu hết du khách đến Đà Nẵng đều quan tâm đến các điểm du lịch biển. Tỷ lệ khách cảm thấy các bãi biển Rất hấp dẫn và Hấp dẫn chiếm tới 95% trong tổng số khách khảo sát. Mức độ quan tâm của du khách được phản ánh rõ hơn thông qua việc phân tích chéo giữa thời gian khách lưu lại Đà Nẵng với thời gian dành cho việc tham quan các điểm du lịch này. Kết quả cho thấy 69% du khách dành từ 1 đến 5 tiếng đồng hồ và 23% du khách dành trên 1 ngày để tham quan, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch biển. Điều này cho thấy sức thu hút mạnh mẽ của các điểm du lịch này đối với du khách và vai trò quan trọng của nó đối với du lịch thành phố Đà Nẵng.
Biểu đồ 2.3. Nguồn tiếp cận thông tin của du khách nội địa
16%
14%
70%
Lần đầu tiên Lần thứ 2 Trên 2 lần
78 74 51 43 27 0 20 40 60 80 100
39
- Nguồn tiếp cận thông tin: Du khách tìm hiểu thông tin về các điểm du lịch biển ở Đà Nẵng từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó số khách chọn từ internet và thông qua bạn bè người thân giới thiệu chiếm tỷ lệ cao với 78% và 74%. Nguồn tiếp cận thông tin từ tivi, báo chí, các công ty du lịch giới thiệu có tỷ lệ lần lượt là 51%, 43% và 27%. Như vậy, các nguồn truyền thông hiệu quả nhất vẫn là qua internet và qua truyền miệng, điều đó cũng phản ánh những nét đặc trưng trong tập quán của người Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên cũng cần phải đẩy mạnh các kênh truyền thông khác để hiệu quả truyền thông ngày càng tốt hơn.
- Hình thức tổ chức: Xu hướng hiện nay là khách thích đi theo hình thức du lịch tự do, không mua chương trình qua các công ty du lịch, lữ hành. Khách du lịch thích được khám phá nhiều hơn và không thích ràng buộc bởi một chương trình du lịch cố định. Trong 100 khách được khảo sát thì có đến 81% khách chọn hình thức tự tổ chức, chỉ có 17% khách chọn hình thức đi theo tour của công ty lữ hành.
- Mục đích du khách: Trong 100 du khách được hỏi, mục đích đến các điểm du lịch này để tham quan, trải nghiệm chiếm tỷ lệ chủ yếu với 91%, mục đích học tập nghiên cứu xếp vị trí thứ 2 với 46%, các mục đích như thực hành nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, rèn luyện sức khỏe, nằm trong chương trình du lịch và các mục đích khác chiếm tỷ trọng nhỏ.
40