7. Cấu trúc của đề tài
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đà Nẵng hiện là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam (cùng với Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ). Kinh tế xã hội phát triển tương đối toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tăng gấp 4,2 lần so với năm 2003. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2003 - 2018, riêng giá trị năm 2018 ước đạt 63.960 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với năm 2003, bằng 1,39% so với cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 82,8 triệu đồng (3.677 USD), gấp gần 7 lần năm 2003 và 1,45 lần cả nước. Giai đoạn 2003-2018, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn ước đạt 188.740 tỷ đồng, tăng 14,4%/năm; trong đó, thu nội địa đạt 146.238 tỷ đồng, tăng 16,3%/năm, chiếm 77,5% trên tổng thu NSNN. Tuy nhiên năm 2019 tốc độ tăng GRDP bình quân của thành phố chỉ đạt 6,47%, thấp nhất kể từ năm 2013 đến nay (Tấn Lực, 2019).
Đà Nẵng có chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong giai đoạn 2008-2016, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về
22
môi trường đầu tư. Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới ngành dịch vụ du lịch, thương mại.
Về quy mô nền kinh tế, năm 2018 quy mô kinh tế tính theo giá hiện hành đạt 90.023 tỷ đồng, tương đương 3.909,8 triệu USD, tăng 325 triệu USD so với năm 2017. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,83% GRDP, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 29,32%, ngành dịch vụ chiếm 56,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 12,68%. Như vậy trong cơ cấu các ngành kinh tế của TPĐN, tỷ trọng ngành nông nghiệp rất nhỏ, ngành dịch vụ chiếm vai trò ưu thế phát triển.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPĐN ở mức cao, nhìn chung trong khoảng giai đoạn từ 2013 – 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng luôn ở mức trên 7%. Năm 2018 đạt 7,86%, xếp thứ 2 trong số 5 thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ sau Hải Phòng (16,27%). So sánh với các tỉnh trong khu vực (từ Thừa Thiên -Huế đến Khánh Hòa), tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 3, sau Quảng Ngãi (8,34%) và Quảng Nam (8,11%). Như vậy, với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho TPĐN trở nên phát triển hơn, trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của cả nước. Do đó, DLĐS cũng có điều kiện, môi trường thuận lợi để đầu tư phát triển.
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng
- Về hệ thống giao thông: TPĐN có đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không.
+ Hệ thống giao thông đường bộ: TPĐN có hệ thống giao thông đường bộ và hệ thống vận chuyển hành khách đường bộ rất phát triển. Có hai quốc lộ chạy qua là quốc lộ 1A và quốc lộ 14B, bên cạnh đó có các con đường nội thị chính như đường Bạch Đằng, đường Điện Biên Phủ, đường Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa - Trưrờng Sa…Có hệ thống cầu hiện đại bắc qua sông Hàn gồm có cầu Thuận Phước, cầu sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Cẩm Lệ, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý, không những có chức năng giao thông mà còn mang chức năng thẩm mỹ, điểm nhấn độc đáo về du lịch cho hai bên bờ sông Hàn. Đây là những công trình mang tính biều tượng của thành phố, khẳng định vị thế của Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - chính trị
23
- văn hóa - xã hội của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy ngành du lịch ngày càng phát triển.
+ Đường biển: Giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với cảng Tiên Sa nằm ở vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề.
+ Đường hàng không: Sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay quốc tế lớn thứ 3 cả nước, lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Sân bay có diện tích khu vực chức năng đủ tiêu chuẩn phục vụ 6 triệu lượt khách/năm (tiêu chuẩn theo quy định của Hiệp hội Vân tải Hàng không quốc tế IATA). Bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ và phù hợp với điều kiện khí hậu miền Trung.
Mạng lưới giao thông vận tải là nhân tố quan trọng hàng đầu. Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Do vây, ngành du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Chính vì lẽ đó, Đà Nẵng không ngừng phát triển mạng lưới giao thông, xây dựng và cải tạo nhiều phương tiện đi lại để cho du khách dễ dàng đến du lịch và thúc đẩy sự kết nối giữa các điểm du lịch và vùng du lịch với nhau.
- Về hệ thống thông tin hiên lạc: TPĐN là một trong ba trung tâm lớn về bưu chính – viễn thông của cả nước. Nằm trên đường cáp quang quốc tế và có đài cáp biển quốc tế nằm trên địa bàn phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn), TPĐN đủ khả năng đáp ứmg một cách đầy đủ nhất các yêu cầu của mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố và khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Nếu nói giao thông vẫn tải là nhân tố quan trọng phục vụ đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời góp phần thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế.
- Về hệ thống điện nước: TPĐN nhận điện từ nhà máy thủy điện Hòa Bình qua đường dây siêu cao áp 500 KV Bắc – Nam, lượng điện này đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tất cả các địa phương xa trung tâm thành phố đều đã có điện sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại, thành phố đang đầu tư thêm cho việc mở rộng và đổi mới hệ thống lưới dẫn điện này.
24
Hiện nay, công ty cấp nước Đà Nẵng đang quản lý ba cơ sở sản xuất nước sạch. Bao gồm: nhà máy nước Cầu Đỏ là nhà máy nước lớn với dây chuyền xử lý nước công suất đạt 120,000 𝑚3/ngày đêm; nhà máy nuớc Sân Bay là nhà máy nước vừa với công suất xử lý nước đạt 30,000 𝑚3/ngày đêm; trạm cấp nước Sơn Trà có công suất Xử Lý nước đạt 5,000𝑚3/ngày đêm.
Các CSHT khác như vệ sinh môi trường, y tế giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ... trong thời gian qua đã được quan tâm đầu tư góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Mặc dù có những khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển nhưng cơ sở hạ tầng thành phố đã thỏa mãn nhu cầu của khách về mọi phương diện. Việc phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những việc cần quan tâm của thành phố. Nó cũng chính là bộ mặt của thành phố khi muốn để lại ấn tượng cho du khách đến tham quan.
2.1.3.3. Dân cư và lao động
Năm 2019, dân số toàn TPĐN đạt 1.134.310 người, xếp thứ 39 cả nước, chiếm 1,18% dân số cả nước, mật độ dân số đạt 740 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 988.569 người, chiếm 87,2% dân số toàn quốc, dân số sống tại nông thôn đạt 145.741 người, chiếm 12,4% dân số. Đà Nẵng có số dân thành thị đứng thứ 3 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đứng thứ 5 toàn quốc sau Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngoài ra thành phố còn tiếp nhận thêm lượng dân cư từ các tỉnh thành là sinh viên, công nhân lao động, nước ngoài... đến thành phố học tập và làm việc nên tỷ lệ dân nhập cư ngày càng tăng. Dân số nam của thành phố đạt 558.982 người, trong khi đó nữ đạt 575.328 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương là 2,45%. Đà Nẵng cũng là địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất miền Trung-Tây Nguyên và cao nhất cả nước: 87,2%.
Trên địa bản thành phố có trên 37 dân tộc và người nước ngoài cùng chung sống. Trong đó, nhiều nhất là dân tộc Kinh với hơn 1 triệu người, người Hoa đông thứ hai với 2.974 người, dân tộc Cơ Tu có hơn 1000 người, cùng các dân tộc ít người khác như dân tộc Tày, Ê Đê, Mường, Gia Rai…
Năm 2019, trên địa bàn toàn thành phố có 9 tôn giáo khác nhau, chiếm 187.029 người. Trong đó, nhiều nhất là Phật giáo với 147.220 người, xếp thứ hai là Công giáo
25
với 42.690 người, đạo Tin Lành có 3.730 người, Cao Đài có 3.249 người, cùng các tôn giáo khác như Minh Sư Đạo, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Bà La Môn… Đà Nẵng là nơi có Hội thánh Tin Lành đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào năm 1911 bởi các giáo sĩ Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp ( Phúc An, 2019).
Từ số lượng dân số đông và đa dạng bản sắc văn hóa, cùng với sự mến khách của người Đà Nẵng, đặc biệt là những ngư dân sống ven biển Đà Nẵng gắn bó bao đời với biển cả và hình thành nên nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của vùng biển nơi đây. Trong tín ngưỡng dân gian ở vùng biển, các thần linh biển cả được thờ phụng rất đa dạng và phong phú, phản ánh nguyện vọng và ước mơ của ngư dân đi biển. Từ đó đã tạo nên rất nhiều phong tục, lễ hội thu hút đông đảo du khách đến thăm quan trải nghiệm.
2.1.3.4. Chính sách và vốn đầu tư phát triển du lịch biển
Công tác quy hoạch, đầu tư cho du lịch biển được quan tâm, thu hút nguồn vốn đầu tư cho du lịch và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch biển như: xây dựng các tuyến đường du lịch ven biển Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa; nâng cấp Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, hệ thống các bãi tắm công cộng…Đây là những chính sách ảnh hưởng rất lớn đến du lịch biển, tạo sự kết nối giữa các bãi biển, các điểm tham quan du lịch trong thành phố, giúp cho các hoạt động du lịch biển trở nên thuận lợi hơn.
Dự kiến đến năm 2025, thành phố sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch – dịch vụ 9 dự án: Công viên Bách Thảo (Hòa Vang), Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ hành Sơn, Trung tâm mua sắm giải trí ngầm (Ngũ Hành Sơn), Công viên khu vực cầu Nguyễn Văn Trỗi (Hải Châu), Trường quay Đà Nẵng (Hòa Vang), Cầu tàu và bến du thuyền (Sơn Trà, Hải Châu…), với tổng giá trị đầu tư dự án khoảng 10.000 tỷ đồng. Những dự án này khi đi vào hoạt động sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của du lịch biển nói riêng và du lịch TPĐN nói chung.
Các dịch vụ du lịch biển phát triển sôi động với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch, một số sản phẩm du lịch được đầu tư mới và nâng cấp như: Lễ hội pháo hoa quốc tế, Lễ hội Ẩm thực quốc tế... tiếp tục khẳng định thương hiệu du lịch Đà Nẵng. Tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ năm 2019 ước đạt 7,1 triệu lượt, tăng 22% so
26
với năm 2018, trong đó khách quốc tế ước đạt 2,2 triệu lượt, tăng 24%, doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành ước đạt 9.781 tỷ đồng, tăng 10,2%.
Các thủ tục hành chính cũng được cải cách rút ngắn thời gian, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch biển; an ninh trật tự được bảo đảm và ngày càng cải thiện về chất lượng dịch vụ, tạo được môi trường sạch đẹp, gây ấn tượng tốt trong mắt khách du lịch.
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hoạt động sai phạm được triển khai thường xuyên. Công tác tuyên truyền cho người dân cùng giữ gìn môi trường du lịch biển Đà Nẵng được quan tâm thực hiện.