7. Cấu trúc của đề tài
2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng
2.2.2.1. Khách du lịch và doanh thu
Trong những năm qua, hoạt động du lịch TPĐN đã đạt được kết quả khả quan. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 22%; trong đó khách quốc tế tăng bình quân 10%/năm, khách nội địa tăng bình quân 27%/năm. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch tăng bình quân 28% và đạt 3.097 tỷ đồng năm 2010.
Năm 2011 tổng lượng khách du lịch đạt 2.350.000 lượt, tăng 33% so với năm 2010; khách nội địa 1.850.000 lượt, tăng 32% so với năm 2010, doanh thu từ du lịch đạt 4.600 tỷ đồng.
Thống kê đến hết tháng 11/2019, tổng lượt khách đến Đà Nẵng ước đạt 8,69 triệu lượt, trong đó khách nội địa chiếm 5,19 triệu lượt; tổng nguồn thu du lịch đạt gần 31 ngàn tỷ đồng (Cục thống kê TPĐN, 2019).
Năm Lượt khách nội địa (Lượt) Doanh thu (Tỷ đồng)
2011 1.850.000 3.621
2018 4.785.000 15.029
2019 5.190.000 16.927
Bảng 2.1. Tình hình khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2011-2019
(Nguồn: Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, 2019)
Có thể thấy được lượng khách du lịch nội địa đến TPĐN ngày càng tăng, điều này đã chứng tỏ sự hấp dẫn của du lịch Đà Nẵng, dù chưa có số liệu thống kê về du lịch biển, nhưng qua điều tra hầu hết du khách khi đến tham quan TPĐN đều tham
33
gia loại hình du lịch này. Du lịch biển đã đóng góp rất lớn vào việc phát triển ngành du lịch của thành phố, giúp thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với TPĐN. Trong quy hoạch phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2020. Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2020 đạt 8,1 triệu lượt khách, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 18,37%. Doanh thu đạt 10,1 ngàn tỷ đồng. Giá trị tăng thêm lĩnh vực du lịch đạt 134,86 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,25% GDP của thành phố, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011- 2020 đạt 17 - 18% năm.
Cùng với sự tăng lên của số lượng khách thì thời gian lưu trú của du khách cũng có xu hướng kéo dài hơn, tuy nhiên thời gian lưu trú bình quân của du khách tại Đà Nẵng còn thấp, đạt trung bình từ 1,5 đến 1,7 ngày, thấp hơn một số địa phương trong vùng như Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Năm 2010, doanh thu du lịch biển là 452.235 triệu dồng, chiếm 36,5% doanh thu của ngành du lịch và cùng với ngành du lịch đóng góp đáng kế vào ngân sách cũng như trong GDP của thành phố (tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của thành phố là 5,12%).
Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định ngành kinh tế du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phổ, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế, hình ảnh của Đà Nẵng, đóng góp tích cực vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế. Tuy vậy, những kết quả đạt được như hiện nay vẫn chưa cân xứng với tiềm năng và lợi thế về du lịch của thành phố.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch biển
Số lượng khách sạn ven biển tăng liên tục qua các năm. Số lượng phòng cũng tăng lên liên tục và tăng nhanh qua các năm. Năm 2019, TPĐN có 820 cơ sở lưu trú du lịch với 37.432 phòng, tăng 100 cơ sở, tương đương 5.901 phòng, so với cùng kỳ năm 2018; gấp 3 lần so với năm 2011 (Sở Du lịch TP Đà Nẵng, 2019).
Bình quân mỗi năm, TPĐN tăng gần 100 cơ sở lưu trú với khoảng 6.000 phòng. Trong số đó, số lượng khách sạn từ 1-3 sao áp đảo. Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến du lịch TPĐN, trong tổng số 800 cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng, tính đến đầu tháng 6-2019, có đến gần 650 khách sạn 1-3 sao và tương đương. Trong khi khách sạn 4-5 sao và tương đương chỉ hơn 80 cơ sở, số còn lại là biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, biệt thự - căn hộ đạt chuẩn, bãi cắm trại - nhà nghỉ có phòng cho thuê đạt chuẩn.
34
Cùng với sự tăng lên của số lượng khách sạn thì các khách sạn chất lượng cao cũng tăng lên, tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn trong tổng số khách sạn toàn thành phố. Hoạt động kinh doanh của các khách sạn giữ tốc độ tăng trưởng khá ổn định với công suất sử dụng phòng bình quân là 75%, các khách sạn ven biển và khách sạn 3 - 5 sao có công suất sử dụng phòng vào mùa hè có thể lên đến 90 - 100%.
Đà Nẵng được ví như là thiên đường giải trí với nhiều khu vui chơi giải trí phức hợp, đa dạng. Nhiều điểm giải trí mới đưa vào hoạt động với cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều trò chơi hập dẫn luôn thu hút người dân thành phố và khách du lịch đến đây: Suối khoáng nóng núi thần tài, Bà Nà Hill, Công viên Châu Á, Hòa Phú Thành... Hệ thống nhà hàng có hơn 200 nhà hàng ăn uống, thực đơn ẩm thực phục vụ khách khá đa dạng. Tuy nhiên, các nhà hàng, quán ăn ven biển thường phục vụ các món nhậu, chủ yếu phục vụ cho khách tại chỗ, ít có nhà hàng để lại ấn tượng cho du khách. Về dịch vụ bán hàng lưu niệm, các doanh nghiệp mới chỉ kinh doanh một số loại sản phẩm từ trước đến nay là: đá mỹ nghệ Non Nước, tranh (sơn mài, vẽ, thêu...), vải tơ tắm, hải sản khô, nem tré... Ngoài ra, giá các mặt hàng lưu niệm cũng thường có sự phân biệt giữa khách quốc tế và khách nội địa. Số cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt chất lượng chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm, ăn uống của khách du lịch. Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 35 cơ sở được công nhận danh hiệu "Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch".
2.2.2.3. Lao động du lịch biển
Theo nghiên cứu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch (2017) về lao động trong ngành du lịch của TPĐN như sau:
- Về số lượng, nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch ở TPĐN giai đoạn 2011-2016 tăng rất nhanh theo từng năm. Năm 2011 có 14.141 người, đến năm 2016 là 25.083 người, tăng 77,38%, chiếm khoảng 3,2% lực lượng lao động toàn thành phố. Trong đó có 60% - 80% nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc
- Về độ tuổi, lực lượng lao động du lịch phần lớn là trẻ tuổi: độ tuổi dưới 45 chiếm 88,5%, dưới 25 tuổi chiếm 30,9%; độ tuổi 45 - 60 chỉ chiếm 11,5%, chủ yếu thuộc nhóm cán bộ quản lý, điều hành.
- Về giới tính, lao động nữ chiếm 51,71%, nam giới 48,29%. Mức độ chênh lệch giới tính dao động tùy theo công việc cụ thể, những công việc đòi hỏi sự khéo
35
léo, tỉ mỉ, cẩn thận, như các nghề thuộc nhóm ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, chăm sóc sức khỏe,... thì tỷ trọng lao động nữ cao hơn năm. Những nhóm ngành đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe, sức chịu đựng cao như lữ hành hay khu điểm du lịch (hướng dẫn viên du lịch, cứu hộ bãi biển, bảo vệ...), lao động nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn.
- Về trình độ, tỷ lệ lao động có trình độ đại học khá cao (21,57%), cao đẳng 12,66%, trung cấp 14,78%, trình độ sau đại học chỉ chiếm 0,74%. Tuy vậy, tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn thấp, chỉ 40,6%, số lao động có chuyên môn khác chiếm 59,4%, riêng lĩnh vực nhà hàng số người làm khác chuyên môn được đào tạo chiếm 83,5%. Trong những năm qua, Sở Du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý, kiểm tra, cấp mới chứng chỉ tiêu chuẩn nghề (VTOS), nhất là đối với hướng dẫn viên du lịch, yêu cầu chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trình hướng dẫn khách tham quan.
- Về trình độ ngoại ngữ, số lao động đã qua đào tạo ngoại ngữ chiếm 54,2% tổng số nhân lực du lịch. Tuy nhiên, số lao động có trình độ đại học về ngoại ngữ còn ít, hầu hết chỉ có trình độ tiếng Anh chứng chỉ tiếng Anh A, B, C. Các ngoại ngữ khác, như tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Ý..., chỉ có 2,3% tổng số lao động toàn ngành có khả năng sử dụng (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch, 2017).
2.2.2.4. Hoạt động xúc tiến quảng bá
Thời gian qua, Đà Nẵng đã đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá hình ảnh thông qua các hội chợ trong nước và quốc tế, đã tạo được nhiều dấu ấn thu hút khách du lịch. Không chỉ khách hàng ở các thị trường cũ (châu Á) mà cả những khách hàng ở các thị trường mới như: châu Úc, Mỹ…giúp họ thấy được những tiềm năng của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung để kết nối hợp tác lâu dài…Với nhiều chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư, tình hình đầu tư vào du lịch có những bước tiến đáng kể. Trong thời gian khá ngắn, thành phố đã thu hút nhiều dự án đầu tư và hình thành các khu du lịch có quy mô lớn, hiện đại, tập trung vào các lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ dưỡng biển...
36
Năm 2017 TPĐN đã tổ chức Giải dù lượn Đà Nẵng mở rộng "Bay trên Tiên Sa 2017" với hơn 100 phi công dù thuộc các Câu lạc bộ trên cả nước đã đến Đà Nẵng để tham dự, như dù lượn Hà Nội, TP HCM, Đông Bắc...
Năm 2018 Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng với vai trò là đơn vị chủ trì phối hợp với tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế cùng 15 doanh nghiệp (DN) kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng đã tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE Thành phố Hồ Chí Minh), với 35.000 khách tham quan thương mại và 450 người bán là các hãng hàng không, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, các công ty lữ hành, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
Năm 2019 lễ hội khinh khí cầu Quốc tế Đà Nẵng được tổ chức từ ngày 27/04- 01/05/2019 tại Khu Công nghệ cao và Hồ Hòa Trung, thuộc huyện Hòa Vang và các lễ hội phụ trợ tại khu vực đường Bạch Đằng. Các lễ hội trên đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong và ngoài nước đến tham quan và du lịch. Góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh du lịch biển thành phố Đà Nẵng.