Công tác quản lí tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. (Trang 31 - 34)

1.1.4.1. Khái niệm

Quản lí rừng là gồm các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra như: sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng và lâm sản ngoài gỗ..; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất…; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các loài sinh vật.

1.1.4.2. Công tác quản lý rừng ở Việt Nam

Thực hiện ngày càng có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng.Hiện nay, Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình các lâm trường quốc doanh đứng ra chịu tráchnhiệm quản lý. Cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả.

Từ năm 1993: Luật đất đai ra đời và Nghị định 02/CP năm 1994 của chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu

dài vào mục đích lâm nghiệp đã cho ra khung pháp lý về quyền sử dụng rừng và đất rừng, đặt nền móng cho hệ thống quản lý rừng và đất rừng là: Quản lý nhà nước, quản lý tư nhân và quản lý của các tổ chức chính trị, xã hội. Cùng với những cải cách lớn về nông nghiệp và nông thôn, việc trao quyền quản lý rừng và đất rừng cho hộ gia đình và tư nhân ở miền núi đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ loại hình quản lý tư nhân.

Sau khi Nghị định số 02/CP được ban hành qua một thời gian thực hiện còn nhiều thiếu sót chưa được đáp ứng với tình hình thực tế nên Chính Phủ đã ban hành Nghịđịnh số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính Phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cáï nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp thay thế cho Nghị định số 02/CP.

Tiếp theo đó là Thông tư liên tịch giữa Bộ NN&PTNT với Tổng cục Địa chính số62/2000/TTL/BNN-TCĐC ngày 6/6/2000 hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 quy định quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ bước đầu kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ và phát triển rừng cần tổng kết thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã được triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 200/2004/NĐ–CP. Tuy còn những khó khăn và vướng mắc về cơ chế hoạt động, nhưng về cơ bản các lâm trường sau khi được sắp xếp lại đã được định hướng rõ nét hơn về cơ chế tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều lâm trường đã điều chỉnh giảm về quy mô diện tích (theo kiểu

bao chiếm đất, sử dụng hiệu quả thấp) để dành quỹ đất lâm nghiệp giao cho các tổ chức, cá nhân khác quản lý bảo vệ tốt hơn.

Thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã và đang tổ chức rà soát chiến lược phát triển lâm nghiệp, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các biện pháp tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Nhìn chung, trong thời gian qua các cấp chính quyền địa phương đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng, tuy nhiên ở một số địa phương, nhất là chính quyền cơ sở vẫn chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác này, rừng vẫn tiếp tục bị phá, bị cháy.

Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám rừng, bám dân, gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, huy động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Thời gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định tăng cường đào tạo nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất chính trị đối với lực lượng kiểm lâm. Tổ chức đưa trên 4.000 công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã để giúp chính quyền cơ sở nắm vững tình hình tài nguyên rừng và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc. Việc tuyển dụng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ hơn. Đối với những cán bộ kiểm lâm có vi phạm, dấu hiệu thoái hóa biến chất, kiên quyết xử lý kỷ luật, đưa ra khỏi ngành. Kiểm lâm đang từng bước nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, của chính quyền các cấp trong cuộc đấu tranh bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)