3.3.1. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về rừng
UBND huyện chỉ đạo hạt kiểm lâm phối hợp với các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, các đơn vị chủ rừng tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR. Trong năm đã tổ chức tuyên truyền tại 134 thôn, làng với 12980 lượt chủ hộ tham gia; phát 660 tờ rơi, đồng thời tổ chức cam kết an toàn lửa rừng đối với 4211 hộ sống và canh tác nương rẫy gần và liền kề rừng. Bên cạnh đó còn khuyến khích, động viên những người có uy tín trong làng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền QLBVR- PCCCR và phòng chống lâm tặc.
Hình 3.2. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về rừng
3.3.2. Công tác tổ chức tuần tra, kiểm tra truy quét lâm tặc
- UBND huyện đã thực hiện kế hoạch củng cố, duy trì thường xuyên, liên tục Tổ liên ngành kiểm tra, truy quét lâm tặc huyện, xã. Phối hợp chặt chẽ với tổ công tác của công an huyện, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng tổ chức liểm tra truy quét lâm tực tại các xã trên địa bàn huyện đặc biệt là các xã Krong, Sơ Pai, Đăk Rong, Đăk Smar, Lơ Ku, Sơn Lang… chỉ đạo hoạt động của các trạm rừng, chốt bảo vệ rừng, các tuyến đường trọng điểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lí nghiêm các trường hợp xâm haị tài nguyên rừng.
Hình 3.3. Kiểm lâm địa bàn đi kiểm tra rừng
- UBND huyện phối hợp với công an huyện triển khai kế hoạch nhắc nhở các đối tượng có biểu hiện vi phạm trong lĩnh vực quản lí bảo vệ rừng tại các xã phía bắc từ ngày 1/12/2014 đến hết ngày 31/01/2015. Qua đó đưa vào quản lí theo dõi, đấu tranh điều tra làm rõ các đối tượng đầu nâu, cầm đầu đường dây khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện. sơ bộ kết quả thực hiện: tổ chức gọi hỏi răn đe 36/ 52 đối tượng (xã Krong 29 đối tượng, thị trấn 7 đối tượng), lập bổ sung hồ sơ 60 lượt đối tượng có biểu hiện vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng tại địa bàn trọng điểm để răn đe, phòng ngừa và quản lí đối tượng; yêu cầu cam đoan, cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật vè bảo vệ, quản lí rừng. lập danh sách 37 đối tượng chấp hành xong án phạt tù can tội vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí rừng từ năm 2005 đến nay để phát hiện, củng cố hồ sơ tài liệu đối với những đối tượng chưa tiến bộ.
- Phối hợp với công an xã rà soát lập dang sách 635 hộ có cưa xăng yêu cầu cam kết không vi phạm quy định của pháp luật về quản lí phát triển bảo vệ rừng, tổ chức 110 đợt kiểm tra tạm trú, tạm vắng, phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính hơn 80 trường hợp vi phạm đăng kí tạm trú tặm vắng, lập danh sách 28 hộ gia đình nghi vẫn chứa chấp, tiếp tay cho các đối tượng từ địa phương khác đến cư trú, thực hiện hoạt
động, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép để phục vụ công tác phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm.
3.3.3. Công tác ngăn chặn xử lí tình trạng phát, lấn chiếm rừng để sản xuất, làm nương rẫy trái phép
UBND huyện đã quyết liệt chỉ đạo Hạt kiểm lâm chủ động phối hợp với các UBNND cấp xã thị trấn, các đơn vị chủ rừng tổ chức kiểm tra, kiểm soát các vùng sản xuất nương rẫy cũ gần rừng, liền rừng để chỉ đạo ngăn chạn, xử lí các hành vi phá rừng, lấn rừng để làm nưỡng rẫy trái phép. Trong năm 2014 qua kiểm tra, các đơn vị chủ rừng đã phát hiện ngăn chặn kịp thời một số hành vi nhỏ lẻ, đã lập hồ sơ chuyển giao cho kiểm lâm địa bàn, tham mưu cho Chủ tịch UBND xã xử lí theo quy định của pháp luật, đồng thời chỉ đạo các chủ rừng xây dựng kế hoạch trồng rừng trên diện tích mà nhân dân đã lấn chiếm
3.3.4. Công tác giao khoán bảo vệ rừng
Trong năm 2014, các đơn vị chủ rừngtiếp tục thực hiện khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích 16.227 ha cho 900 hộ, tại 27 làng dân tộc thiểu số. Trong đó công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ka Nak khoán 1.652 ha cho 170 hộ; công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sơ pai thực hiện khoán 1.930 ha cho 193 hộ đồng bào BaNah; công ty THNN MTV lâm nghiệp Hà Nừng thực hiện khoán 370 ha cho cộng đồng làng Hà Nừng.
Ban quản lí khu BTTN Kon Chư Răng đã triển khai kế hoạch khoác bảo vệ rừng với diện tích 3.000 ha cho 138 hộ tại 05 làng; Ban QLRPH xã Nam khoán QLBVR với diện tich 4.375ha cho 203 hộ tại 6 làng và 1 cộng đồng làng. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thực hiện khoán 4.900 ha cho 196 hộ.
3.3.5. Công tác quản lí các cơ sở chế biến gỗ
Đầu năm 2014 trên địa bàn huyện có 23 cơ sở được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, khai thác, gia công,chế biến lâm sản, trong đó có: 7 doanh
nghiệp do sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép, 16 hộ kinh doanh cá thể do phòng tài chính và kế hoạch huyện và UBND huyện cấp phép.
3.3.6. Công tác quản lí lâm sản
Hạt kiểm lâm thường xuyên kiểm tra quy trình, quy phạm khai thác gỗ ( khai thác trắng) chuyển đổi mục đích sử dụng để giải quyết tái định canh cho làng Groi trên lâm phần của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sơ Pai với 01 giấy phép, 5 khoản, 1 tiểu khu. Với tổng khối lượng gỗ đã nghiệm thu đóng búa kiểm lâm: 829,903 m3
gỗ tròn từ N4-N8. Trong đó gỗ chính phẩm: 767,775 m3, gỗ tận dụng cành ngọn: 62,128 m3.
3.3.7. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng
UBNN huyện ban hành chỉ thị số 01 ngày 14/1/2014 “ V/v tăng cường triển khai các biện pháp PCCCR trên địa bàn huyện KBang năm 2014”. Trên cơ sở đó đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền các xã, các chủ rừng và nhân dân tăng cường các biện pháp PCCCR và ngăn chặn việc chặt phá rừng làm nương raayxntrais phép trên địa bàn. Thực hiện tốt phương án, kế hoạch PCCCR năm 2014 và quy chế hoạt động công tác PCCCR. Duy trì củng cố kiện toàn ban chỉ huy PCCCR từ cấp huyện đến xã.
-Chỉ đạo , tổ chức lực lượng kiểm lâm địa bàn tuần tra, canh gác trực báo động cháy rừng ở các xã, thị trấn, nhất là các vùng trọng điểm cháy, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác PCCCR, tổ chức đăng kí phương tiện và lực lượng xung kích tại chỗ dự phòng chữa cháy rừng trên địa bàn, nhất là các xã gần rừng và liền rừng, những khu vực rừng trồng, phân công cán bộ xuống vùng trọng điểm cháy để trực phòng cháy 24/24.
- Tính đến nay trên địa bàn huyện KBang chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra, chỉ có cháy ở các vùng tranh lau lách liền kề với sản xuất nương rẫy của nông dân, nhưng đã phát hiện dập lửa kịp thời.
3.3.8. Công tác kiểm lâm phụ trách địa bàn
Ngay từ đầu năm 2014 UBNN huyện đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện tăng cường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn tham mưu cho chính quyền cấp xã, thị trấn củng cố kiện toàn lại hoạt động của tổ liên ngành 13 xã, thị trấn, đồng thời xây dựng phương án, kế hoạch QLBVR – PCCCR. Trong công tác tuần tra, kiểm soát, truy quét lâm tặc, kiểm lâm địa bàn đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đã tham mưu cho lãnh đạo hạt kiểm lâm và Chủ Tịch UBNN huyện xử lí các hành vi vi phạm. Ngoài ra thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng ở huyện và các đơn vị chủ rừng tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, quần chúng nhân dân trên địa bàn tại 58 thôn, làng với 3641 lượt chủ hộ tham gia, đồng thời tổ chức kí cam kết an toàn lửa rừng đối với 760 hộ dân sống và canh tác nương rẫy gần và liền kề rừng. Lực lượng kiểm lâm phụ trách địa bàn đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình, theo phương châm: Bám rừng, bám dân, bám nhiệm vụ, bảo vệ rừng tại gốc, thật sự là cầu nối giữa kiểm lâm và cính quyền địa phương. Ngoài ra, hạt kiểm lâm cũng đã thường xuyên luân chuyển và tăng cướng cán bộ kiểm lâm địa bàn về những xã có tình hình phức tạp trong công tác QLBVR như: Sơ Pai, Sơn Lang, Krong và Đăk Rong.
3.3.9. Tình hình thực hiện quy chế phối hợp quản lí bảo vệ rừng giữa huyện với các huyện giáp ranh.
UBNND huyện cùng với Hạt kiểm lâm phối hợp các ngành chức năng chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng vùng giáp ranh tăng cường phối hợp với các đơn vị đã tổ chức tuyên truyền trên địa bàn xã ở liền với vùng giáp ranh giới gồm 31 đợt tuyên truyền pháp luật về QLBVR- PCCCR và quản lí động vật rừng hoang dã, đã có 1500 lượt người tham gia, phát 150 tờ rơi bằng 2 thứ tiếng Ba Nah – Kinh, đồng thời kí cam kết lửa rừng với 550 hộ dân có nhà ở, nương rẫy sản xuất gần khu giáp ranh. Trong năm 2014, tại khu vực giáp rang đã phát hiện xử lí 9 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 29, 861 m3 gỗ tròn, xẻ N1-N5 (gỗ vắng chủ) và 01 cưa xăng.
3.3.10.Thực hiện trồng rừng thay thế
- Tính đến nay trên địa bàn huyện đã thu hồi chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng công trình, dự án với tổng diện tích 936,173 ha (trong đó dự án thủy điện An Khê – Ka Nak: 736,641 ha; dự án đường Trường Sơn Đông: 124,608 ha; Thủy điện Đăk ble: 58,496 ha; thủy điện Kroong Pa: 43,672 ha; dự án khai thác quặng sắt công ty 30/4: 32,1 ha. Giải quyết đất sản xuất cho làng Tung, làng Gút, làng Pơ Drang – xã Krong: 85 ha; các công trình dự án khác: 67,785 ha.
- Diện tích đã bố trí trồng rừng thay thế (tại công văn 366/ UBND – NL ngày 12/2/2014 và công văn số 1393/ UBNN – NL ngày 24/4/2014): 424,978 ha. Trong đó:
+Trồng rừng trên địa bàn huyện: tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lơ Ku:144,257 ha, dự án thủy điện Đăk ble: 58,496 ha, diện tích rừng chuyển mục đích để giải quyết đất sản xuất cho làng Tung, Gút, làng Pơ Drang 85 ha, công trình đường tránh đông thị trấn KBang0,761 ha.
+ Trồng rừng ngoài địa bàn huyện ( Ban quản lí rừng phòng hộ Ya Hội, ban quản lí rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, Ban quản lí rừng phòng hộ Ya Ly, Ban quản lí rừng phòng hộ Ia rsai, huyện Đức Cơ…): 280,721 ha.
+ Còn lại chưa bố trí: 511,195 ha.
- Về quỹ đất rừng thay thế trên địa bàn huyện: Diện tích đất đã thu hồi trên có ngập hồ Ka Nak ( thủy điện An Khê- Ka Nak) hiện do UBNND xã Đăk smar và xã Lơ Ku quản lí bố trí trồng rừng thay thế: 439,67 ha. Trong đó tại địa bàn xã Đăk Smar là 279,58 ha, tại địa bàn xã Lơ Ku là 160,09 ha. Ngày 17/11/2014, sở NN và PTNN tỉnh đã có công văn số: 1244/ SNN –LN giới thiệu cho BQL đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển đổi sang mục đích khác thuộc dự án hồ chứa Ia Mowrr là: 279,28 ha ( yaij xã Đăk Smar). Hiện còn lại 160,39 ha chưa bố trí..Tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lơ Ku: 144,257 ha. UBND Tỉnh đã bố trí cho DNTN Đức Tài và UBND huyện KBang trồng rừng thay thế.
- Tình hình triển khai thực hiện: UBNN huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, phòng nông nghiệp và PTNT huyện và các cơ quan đơn vị lien
quan kiểm tra kiểm soát cụ thể quỹ đất, dự kiến phương án, giải pháp thực hiện trồng rừng thay thế trên long hồ Ka nak. Tuy nhiên đến nay đơn vị thuộc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh giới thiệu thực hiện trồng rừng vẫn chưa liên hệ làm việc với huyện.
Việc bố trí diện tích trồng rừng còn bất cập, do các công trình dự án chuyển mục đích sử dụng trên địa bàn huyện Kbang lại được bố trí trồng rừng thay thế tại các địa phương khác ( Đức Cơ, Chư Pah…) và ngược lại một số công trình dự án chuyển mục đích sử dụng rừng ngoài địa bàn lại bố trí trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện, nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn cho đơn vị chủ đầu tư và địa phương.
Hình 3.4. Thanh niên huyện Kbang trong công tác trồng rừng bảo vệ môi trường
3.4. Tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng
Tổng số vụ vi phạm 151 vụ. Trong đó năm 2013 chuyển sang năm 2014 xử lí 10 vụ vi phạm tăng 63 vụ so với năm 2013.
Tang vật, phương tiện tạm giữ gồm: 419, 250 m3
nhóm 1-7 tròn, xẻ các loại 4.269 kg cành, nhánh, gốc, rễ trắc và 5,5 kg động vật hoang dã: rắn, kỳ đà. Phương tiện: 13 ô tô, 76 xe máy, 12 cưa xăng, 01 rìu, 03 cưa lận, 02 mô tô điện.
Trong đó:
- Khai thác rừng trái phép:54 vụ = 192,624 m3 nhóm 1-6 gỗ tròn, xẻ các loại( xảy ra trên địa bàn công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kroong Pa 42 vụ; Công Ty Lâm
nghiệp Ka Nak 02 vụ; công ty lâm nghiệp Sơ Pai 04 vụ; Công Ty lâm nghiệp Trạm Lập 02 vụ; xã Nghĩa An 01 vụ; xã Sơ Pai 01 vụ).
- Hành vi mua bán, vận chuyển cất giữ lâm sản trái phép: 89 vụ = 206,437 m3 nhóm 1-6 tròn, xẻ các loại và 3.069 kg gỗ, rễ từ N1- N6.
- Vi phạm chung về QLBVR: 03 vụ (xã Krong).
- Chế bến lâm sản trái quy định 03 vụ = 1,105 m3 nhóm 1 tròn, xẻ 1200 kg rễ trắc N1.
Hình 3.5: Người dân sử dụng cưa xăng để cưa đốn cây rừng
Nguyên nhân của việc gia tăng các vụ vi phạm: có thời điểm giá trị lợi nhuện từ gỗ Hương, cành nhánh, rễ trắc rất lên cao nên đã thu hút nhiều đối tượng vi phạm đã liều lình, lén lúc xâm nhập vào các khu rung ở xa trung tâm, vùng giáp ranh giữa các huyện, tỉnh liền kề để khai thác gỗ và tận dụng lại một số cành nhánh, gốc, rễ trắc nhóm 1 còn sót lại trong rừng là chủ yếu, lợi dụng đường sông, suối, dung xe máy để chở tập kết vận chuyển theo đường tiểu ngạch ra khỏi địa bàn và một số hành vi khác như đưa công cụ máy móc, phương tiện vào rừng trái phép, nhân dân địa phương một
số địa phương thiếu đất sản xuất đã lấn chiếm rừng, mở rộng diện tích canh tác trên diện tích nương rẫy cũ. Từ đó làm cho việc vi phạm lâm luật tăng lên nhiều so với những năm trước..