1.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Kbang được thành lập theo Quyết định số 181-HĐBT ngày 28/12/1984 của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở chia tách từ phần đất phía bắc huyện An Khê. Huyện Kbang là huyện miền núi Đông Trường Sơn, nằm về hướng Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách Thành phố Pleiku theo quốc lộ 19 và quốc lộTrường Sơn Đông khoảng 100 Km. Huyện Kbang giáp với các vùng lân cận như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Kon Plong (tỉnh Kon Tum). - Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. - Phía Nam giáp thị xã An Khê, Đăk Pơ.
- Phía Tây giáp huyện Mang Yang, Chư Păh.
Tổng diện tích tự nhiên: 1.841,86 km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp hiện tại 32.880,16 ha, chiếm 17,9%.
Kbang là cửa ngõ phía Đông bắc của tỉnh Gia Lai. Huyện được nối liền với các huyện thị phía Đông tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lắc, Lâm Đồng và phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam bằng quốc lộ Trường Sơn Đông. Đây là tiểu vùng kinh tế phía Đông của tỉnh Gia Lai; tiểu vùng được nối với các huyện phía Tây của tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên, các nước bạn Lào và Cam-Pu-Chia ở phía Tây và các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ ở phía Đồng bằng quốc lộ 19.Vị trí địa lý của huyện Kbang được thể hiện ở hình 1.2.
Hình 1.3. Bản đồ địa giới hành chính huyện KBang, tỉnh Gia Lai
Với vị trí địa lý như trên huyện Kbang có điều kiện thuận lợi trong kết nối phát triển kinh tế - xã hội với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh trong vùng, cả nước và các nước láng giềng Lào vá Cam-Pu-Chia.
1.2.1.2. Khí hậu
Vị trí địa lý có tính chất chuyển tiếp giữa vùng duyên hải với Tây Nguyên và giữa vùng núi Ngọc Linh với vùng trũng An Khê cùng với độ cao có địa hình trung bình 900 – 1000 m nên khí hậu của Kbang mang sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng đồng thời của 2 vùng khí hậu Tây Nguyên và duyên hải nên nhiệt độ điều hòa hơn. Một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Có lượng mưa trung bình từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.
1.2.1.3. Thủy văn
Vùng núi và cao nguyên phía Bắc huyện Kbang là nơi bắt nguồn của 2 con sông chính.Sông Ba, sông Côn.
Sông Ba chạy dọc trung tâm huyện theo hướng Bắc – Nam. Sông dài 374 km,
bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 1.549 mét, chảy theo hướng Bắc-Nam qua các huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum, KBang, Đắk Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa của tỉnh Gia Lai, chuyển sang hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Krông Pa (Gia Lai) rồi đi vào địa phận Phú Yên theo hướng Tây-Đông làm thành ranh giới tự nhiên giữa Sơn Hòa và Sông Hinh, giữa Sơn Hòa và Tây Hòa, giữa Tây Hòa và Phú Hòa, giữa Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn, phía Nam thành phó Tuy Hòa.Lưu vực của hệ thống sông Ba rộng 13.900 km² bao gồm cả phần phía Đông Bắc của Đăk Lăk. Các phụ lưu quan trọng nhất của sông Ba là sông Ayun (hợp lưu với Ba ở ranh giới giữa hai huyện Ayun Pa và Ia Pa), sông Krong H'Năng(hợp lưu với Ba ở ranh giới giữa Gia Lai và Phú Yên) và sông Hinh (hợp lưu huyện Sông Hinh).Sông Ba cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, với diện tích hơn 20.000 ha, vựa lúa lớn nhất miền Trung Việt Nam.
Sông Côn dài 171 km. Lưu vực sông có diện tích 2980 km² thuộc các
huyện Kbang (Gia Lai), An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn và Tuy Phước (Bình Định). Đoạn thượng nguồn có tên là Đắc Cron Bung. Và theo hướng đông nam nó chảy qua huyện Tây Sơn để rồi gặp các nhánh nhỏ bắt nguồn từ An Khê và Vân Canh tạo thành dòng lớn hơn. Đoạn giữa ở huyện Tây Sơn có tên là sông Hà Giao.Sau đó nó tiếp tục chảy qua Thị xã An Nhơn và gặp một nhánh khác từ hồ Núi Một (Vân Canh) chảy xuống.Đoạn hạ lưu chia thành vài nhánh, đổ ra đầm Thị Nại, vịnh Quy Nhơn và có tên là sông Cái.
Lưu lượng các con sông trên trong địa phận Kbang là cả một hệ thống suối dày đặc, phân bố khá đồng đều, mật độ vào khoảng 0,366 km/km2
có độ che phủ cao, lượng mưa lớn, phân bố khá đều trong năm và lớp đất Bazan giữ nước tốt nên lượng dòng chảy của các con sông suối được điều hòa cung cấp nước thường xuyên trong năm.
Vì vậy việc khai thác nguồn nước tưới cho cây trồng bằng các công trình đập dâng và hồ chứa nhỏ rất thuận lợi, hiệu suất cao. Do bắt nguồn từ vùng núi và vùng cao nguyên ở độ cao trên 1000 m, chảy qua vùng trũng thấp dưới 600 m, nên lòng sông Ba rất sâu, dốc, có nhiều ghềnh thác. Còn các nhánh suối lớn khi đổ ra sông độ cao bị hạ thấp đột ngột thường tạo ra các thác vừa và nhỏ.Vì vậy, tiềm năng về thủy điện của các sông suối trong vùng rất lớn.
Theo khảo sát bước đầu của trung tâm tư vấn Sở công nghiệp Gia Lai trên địa bàn huyện Kbang có 7 vị trí rất thuận lợi cho xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ, từ 300 – 3500 KW, với tổng công suất lắp đặt là 8365 KW.
1.2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra đất của Phân viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp miền Trung trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 năm 2010 và điều tra bổ sung chương trình đánh giá đất đai vùng Tây Nguyên từ 2001 – 2010, trên địa bàn huyện có 7 nhóm đất chính với 15 đơn vị được liệt kê trong bảng 1.1. sau đây:
Bảng 1.1. Các loại đất chính của huyện Kbang STT Loại đất Diện tích ( ha) % tổng diện tích tự nhiên Phân bố 1 Đất phù sa 540 0.3 Ven sông Ba 2 Đất xám trên đá Granit 27251 14.9 Vùng trũng phía Nam huyện
3 Đất xám bạc màu 180 0.1 Vùng trũng phía Nam
huyện 4 Đất nâu tím , nâu
đỏ trên đá bazan
47891 26.1 Cao nguyên Kon Hà
Nừng và phía Đông Huyện
5 Đất vàng đỏ trên đá Granit và biến chất
48929 26.7 Trên đồi núi dốc (81%)
6 Đất đen 940 0.5 Vùng trũng thấp phía
Nam
7 Đất thung lũng 170 0.09 Thung lũng, đầu nguồn
các con sông, suối
8 Đất mùn 56795 30.9 Cao nguyên Kon Hà
Nừng, phía Tây – Tây Bắc huyện
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của Kbang có trữ lượng khá phong phú, dồi dào với hệ thống sông suối dày đặc, phân bố tương đối đồng đều, mật độ 0,336km/km2. Bên cạnh đó, nhờ thảm thực vật rừng có mật độ cao che phủ cộng với lượng mưa phân bố khá đều trong năm với lớp thổ nhưỡng giữ nước khá tốt nên lượng dòng chảy của các con sông, suối được điều hòa, cung cấp một lượng nước mặt ổn định, thường xuyên cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tuy nhiên, nguồn nước mặt của huyện vẫn chưa được sử dụng một cách có hiệu quả.Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân chính là do mặt bằng cần tưới có độ dốc cao trong khi các công trình thủy lợi vẫn chưa có điều kiện để làm đầy đủ.
- Nguồn nước ngầm
Gần như toàn bộ quỹ đất của huyện được hình thành trên nền đá mẹ Granit và đá Bazan, là nơi tích trữ nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm của huyện nằm ở độ sâu trung bình 4 – 5 m. Đây là tầng nước dễ khai thác, sử dụng.
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Kbang khá phong phú. Các loại khoáng sản đang trong giai đoạn phát hiện, thăm dò như: Bôxit, vàng gốc, vàng sa khoáng. Các khoáng sản đang khai thác như: Đá, sét, cát, sỏi làm nguyên vật liệu xây dựng.
- Bôxit: Phân bố trên cao nguyên Bazan cổ Kon Hà Nừng. Trữ lượng 806 triệu tấn, Đang trong giai đoạn thăm dò khai thác.
- Vàng: Vàng gốc mới phát hiện ở khu vực đầu nguồn suối SePay, hiện chưa được thăm dò chi tiết và quy hoạch khai thác. Ngoài ra, còn vàng sa khoáng dọc sông Ba.
- Vật liệu xây dựng: Khoáng sản khai thác làm vật liệu xây dựng như: đá, cát, sỏi, sét gạch ngói có nhiều ven sông Ba, vùng rìa cao nguyên và các đồi sót trong vùng trũng phía Nam huyện. Hiện nay đang được khai thác với quy mô 115.000 m3 đá, sỏi, cát và 1,8 triệu viên gạch/năm.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện khá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho huyện phát triển một số ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng làm tiền đề cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.