Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. (Trang 40 - 43)

1.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành bình quân hàng năm giai đoạn 2001 – 2005 là 11% giai đoạn 2006 – 2010 là 15,6%, cả thời kỳ 2001 – 2010 là 13,3%.

Để có được tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế nêu trên, thời kỳ 2001 – 2010 các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng: Nông nghiệp 8,4%; công nghiệp 19,2 %; dịch vụ 19,3%.Động thái tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 – 2010 của huyện năm sau luôn cao hơn năm trước.

Ước tính thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 28,9 triệu đồng, so với toàn tỉnh bằng 74%. Kbang là huyện nghèo, để có mức thu nhập bằng mức bình quân toàn tỉnh huyện cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa.

1.2.2.2.Dân số, lao động và việc làm

* Dân số

Kbang có cộng đồng dân cư nhiều dân tộc, với hai nhóm cơ bản là cộng đồng dân cư dân tộc ít người và cộng đồng người Kinh. Về cơ cấu dân cư theo dân tộc thì người kinh chiếm 52,41%; người dân tộc thiểu số chiếm 47,59% trong đó dân tộc Bahnar 39,35%.

Dân số trung bình toàn huyện năm 2014 là 63.330 người, mật độ trung bình 34 người/km2. Phân bố ở thị trấn chiếm 25,5%, khu vực nông thôn chiếm 74,5%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2014 là 1,365%.

* Lao động và việc làm

Nguồn lao động của huyện Kbang hiện nay có: 35.686 người, chiếm 57,8% dân số. Trong đó:

- Lao động trong độ tuổi: 33.112 người, chiếm 53,7% dân số. - Lao động đang làm việc: 29.161 người, chiếm 88,1% tổng số. - Lao động đang làm việc: 2.885 người, chiếm 8,7% tổng số. - Lao động làm nội trợ: 426 người, chiếm 1,3% tổng số.

- Lao động không làm việc và không có việc làm: 640 người, chiếm 1,9% tổng số.

- Lao động ngoài độ tuổi thực tế tham gia lao động: 2.574 người, chiếm 4,1% dân số.

1.2.2.2. Giáo dục, y tế

* Giáo dục

Trong những năm vừa qua ngành giáo dục của huyện có những thay đổi tích cực, cơ sở vật chất và các trang thiết bị đã đầu tư thay mới để phục vụ cho công tác giảng dạy.

- Bậc mầm non: Tổng số có 3 trường công lập gồm: 28 lớp, 871 cháu và 30 giáo viên. Công tác xã hội hoá giáo dục hệ mầm non ngày càng được nâng cao.

- Bậc tiểu học: Gồm 3 trường công lập gồm: 59 lớp, 1.581 học sinh và 80 giáo viên. Củng cố duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học.

- Bậc trung học cơ sở: Gồm 8 trường 96 lớp, 1.587 học sinh và 79 giáo viên. Công tác phổ cập trung học cơ sở cũng được củng cố và phát triển.

- Bậc trung học phổ thông: Có 2 trường60 lớp, 1.730 học sinh và 85 giáo viên.

Ngoài ra huyện còn có 1 trung tâm dạy nghề. Hằng năm trung tâm còn đào tạo hàng chục lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho toàn huyện.

* Y tế

Cùng với việc đầu tư cho giáo dục thì y tế cũng được chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng dân cư của huyện. Cho đến nay toàn huyện có1 bệnh viện đa khoa và 13 trung tâm y tế nằm trên địa bàn các xã gồm: 80 giường bệnh; 25 bác sĩ; 36 y sỹ, 20 điều dưỡng, 9 hộ sinh, 8 dược sỹ, và 12 cán bộ khác.

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)