Các giải pháp về mặt xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. (Trang 64 - 67)

Hệ thống và phổ biến kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ phát triển rừng cần phải được giữ gìn và phổ biến sâu rộng hơn trong cộng đồng các dân tộc. KBang là huyện có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống vì vậy cần nâng cao hiểu biết của người dân về lợi ích của việc bảo vệ rừng và tác hại của việc phá rừng.

Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyên lâm chưa phát triển. Đời sống kinh tế thấp một phần do trình độ kỹ thuật canh tác thâm canh và kỹ thuật chăn nuôi thấp của người dân. Vì vậy, vần tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cho đồng bào có điều kiện phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện địa phương, hoạt động khuyến nông khuyến lâm cần hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cụ thể: có tổ chức khuyến nông, khuyến lâm đủ năng lực hoạt động thường xuyên tại các thôn, làng để hướng dẫn đồng bào kỹ thuật trồng chăm sóc các loại cây trồng vật nuôi. Ngoài ra cần bồi dướng kiến thức, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về quản lí kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin thị trường giá cả để các hộ định hướng chính xác trong sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu xây dựng những mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao. Rừng nghèo có hiệu quả kinh tế thấp và nếu không có những giải pháp thích hợp làm giàu rừng đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của rừng thì tình trạng nghèo nàn và giá trị kinh tế thấp của rừng còn kéo dìa trong nhiều năm. Chúng vẫn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn bị lấn chiếm, bị thu hẹp và ảnh hưởng đến tính bền vững của rừng. Với quan điểm bảo vệ và phát triển rừng phải dựa vào sự giàu có của rừng thì việc xây dựng những mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao được coi là giải pháp khoa học

công nghệ hiệu quả để khích lệ người dân bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung của việc xây dựng mô hình trình diễn phải bao gồm trồng mới hoặc trồng them những loài có giá trị kinh tế cao, trong đó có cả cây gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân về sản phẩm rừng, và nhu cầu sản xuất hàng hóa, nhờ đó giảm được áp lực vào rừng.

Hiện nay đa số đồng bào đan tộc thiểu số sử dụng phương thức sản xuất quảng canh mà năng suất của các loại cây trồng nông nghiệp thấp. Điều này không những ảnh hưởng đến đời sống người dân, gia tăng nhu cầu diện tích canh tác mà còn hướng người dân vào rừng để bổ sung nguồn thu nhập cho mình. Cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi trong hệ canh tác nông nghiệp và coi đó như một nhân tố làm giảm sức ép của đời sống người dân vào tài nguyên rừng. Những biện pháp kỹ thuật đó có thể phải hướng vào cải tiến kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lương thực sang cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cải thiện tập đoàn vật nuôi và nhất là đại gia súc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu về tình trạng công tác quản lí, bảo vệ rừng của hyện Kbang, tỉnh Gia Lai tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Số lượng và chất lượng rừng của huyện ngày càng giảm một cách nghiêm trọng.

- Công tác bảo vệ, quản lí tài nguyên rừng tuy đã được quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn là một huyện miền núi, đa số nhân dân trên địa bàn là dân tộc thiểu số đời sống còn khó khăn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nhưng còn thiếu đất sản xuất nông nghiệp đã tạo sức ép lớn trên đât rừng.

- Cấp ủy, chính quyền xã chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lí, bảo vệ rừng. Một số đơn vị chủ rừng đứng chân trên địa bàn chưa sâu sát, thiếu tập trung, tinh thần trách nhiệm chưa cao,thiếu chủ động trong việc tổ chức, thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng trên lâm phần được giao quản lí.

- Công tác giáo dục, vận động tuyên truyền pháp luật về quản lí bảo vệ rừng trong cán bộ và nhân dân trên địa bàn tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa đều khắp, chưa đi vào thực tế.

2. Kiến nghị

Đểcông tác quản lí, bảo vệ rừng của huyện Kbang đạt kết quả tốt cần lưu ý những điểm sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. phát triển trình độ quản lí đội ngũ.

- Đầu tư trang thiết bị nhằm phục vụ tốt công tác quản lí, bảo vệ rừng. - Tuyên truyền, pổ biến pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng cho người dân và cho họ thấy rõ vai trò to lớn của rừng trong cuộc sống của chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài giảng phân loại và điều tra rừng, Th S Nguyễn Tiến Thanh

[2]Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học năm, 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường. [3] Báo cáo tình hình công tác quản lí bảo vệ rừng năm 2014 và nhiệm vụ, giải pháp

thực hiện năm 2015 của UBNN Huyện Kbang.

[4] Đặng Đình Bôi, 2002. Lâm sản ngoài gỗ, Chương trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội. [5] Nguyễn Duy Chuyên, 1994,Những giá trị kinh tế và môi trường của các hệ sinh

thái rừng trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam.

[6] GS. Thế Đạt, Sinh thái học và các hệ kinh tế – sinh thái ở Việt Nam. Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa.

[7] TS. Lê Quốc Tuấn, khoa học môi trường,Khoa môi trường và tài nguyên, Đại học

Nông Lâm.

[8] The role of forest protected areas in adaptation to climate change S.Mansourian, A.Belokurov and P.J.Stephenson.

[ 9] http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx ?ItemID=11909 8. http://xahoihock33.pro-forums.in/t34-topic 9.

[10] http://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-giang-rung-va-quan-ly-tai-nguyen-rung-25119. [12] http://vi.wikipedia.org/wiki/K%27Bang

[13] Trang thông tin điện tửu Gia Lai www. Gialai.gov.vn [14]http://www.fao.org/docrep/011/i0670e/i0670e13.htm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)