Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. (Trang 43)

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện KBang tỉnh Gia Lai. - Công tác quản lí và bảo vệ rừng trên địa bàn huyện KBang tỉnh Gia Lai.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

13xã và một thị trấn trên địa bàn huyệnKBang: Xã Đak H'Lơ, Xã Đak Rông, Xã Đông, Xã Đak Smar, Xã Kông Lơng Khơng, Xã Kông Pla, Xã Kon Pne, Xã Krong, Xã Nghĩa An, Xã Sơn Lang, Xã Sơ Pai, Xã Tơ Tung, Xã Lơ Ku.Các công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt là hạt kiểm lâm huyện KBang.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Thu thập tổng hợp các tài liệu liên quan như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, diện tích khu vực; thống kê diện tích rừng đang được khai thác cũng như trồng mới.

Các nguồn tài liệu trên được đọc, phân tích, tổng hợp hệ thống hóa và tóm tắt trích dẫn cho việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

2.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát thực tế tình hình chặt phá rừng của người dân trên địa bàn huyện và thái độ công tác quản lí bảo vệ của cán bộ trên địa bàn.

- Phương pháp phân tích đánh giá

2.2.3. Nhóm các phương pháp thống kê

- Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp số liệu đã thu thập ở các phương pháp trên.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khảo sát hiện trạng tài nguyên rừng Huyện KBang

3.1.1. Kết quả khảo sát diện tích và sự phân bố

Qua công tác kiểm kê rừng của Tổ công tác kiểm kê rừng đã kiểm tra, nghiệm thu chất lượng và số lượng thành quả kiểm kê rừng trên địa bàn huyện. Theo đó, năm 2014 toàn huyện có: 1.841,86km2đất tự nhiêntrong đó diện tích đất có rừng cụ thể được trình bày trong bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát diện tích đất rừng và phân bố

STT Loại đất rừng Diện tích (km2

) Phân bố

1 Đất rừng tự nhiên 160,31 Xã Sơ Pai, Sơn Lang, Kon Pne, Tơ Tung, Xã Đông, Nghĩa An...

2 Đất rừng trồng 161,57 ĐăkHlơ, LơKu,

ĐăkSmar, Đăk Rong... 3 Rừng trồng chưa

thành rừng

735.7 Kon Pla, Kon Pne...

4 Đất chưa có rừng 165,44 Sơ Pai, Krong, Nghĩa

An, Đăk Rong, Thị Trấn Kbang,...

3.1.2. Hiện trạng độ che phủ rừng tính theo đơn vị hành chính

Hiện trạng độ che phủ của rừng theo đơn vị hành chính được trình bày cụ thể trong bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp độ che phủ rừng tính theo đơn vị hành chính ( tính đến tháng 12/2014) ST T Tên xã Diện tích tự nhiên (km2) Diện tích có rừng (km2) Chia ra Đất chưa có rừng Đất khác Độ che phủ rừng (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng 1 Đăk H Lơ 20,02 5,20 3,45 1,75 2,80 12,02 25,97 2 Đăk smar 126,79 45,34 23,14 22,10 24,67 56,78 35,76 3 Kông Lơng Khơng 38,45 12 6,32 5,68 5,78 20,67 31,20 4 Kông Pla 39,99 10,33 7,24 3,09 7,65 22,01 25,83 5 Kon Pne 175,74 34.21 12,17 22,04 19,34 122,19 19,4 6 Krong 312,82 19,23 8,67 10,56 12,32 281,27 6,14 7 Nghĩa An 34,73 5,50 2,23 3,27 3,89 25,34 15,83

8 Sơn Lang 335,58 40,23 12,87 27,36 12,65 282,7 11,99 9 Sơ pai 113,67 23,34 11,45 11,89 9,23 81,1 20,53 10 Tơ Tung 103,17 34,87 15,62 19,25 12,32 55,98 33,79 11 Lơ Ku 141,33 23,67 16,29 7,38 10,19 107,47 16,75 12 Đăk Rong 198,34 32,12 18,32 13,08 11,26 154,96 16,19 13 Đông 123, 02 33,54 21.34 12,02 19,32 70,16 27,26 14 Thị trấn Kbang 20,87 2,3 1,2 2,1 1,7 16,87 11,02 Tổng cộng huyện 1.841,86 321,88 160,31 161,57 165,44 1.354,54 17,47

Nhận xét: Rừng phân bố không đều trên địa bàn hyện, rừng tự nhiên với diện tích

rất thấp ở các xã. Rừng bị chặt phá để lấy đất phục vụ cho hoạt động sống của con người ( đất sản xuất, nhà ở…). Mật độ che phủ rừng thấp không đồng đều ở các địa phương.

Độ che phủ rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, diện tích rừng tự nhiên đang bị hẹp nhanh chóng. Nguyên nhân là do sự kiểm soát không chặt chẽ của các cơ quan chức năng, rừng bị tàn phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp, nhà ở… nguyên nhân là do tình trạng di dân tự do giá một số nông sản lên cao, và người dân nơi đây chủ yếu là làm nông.

Hiện nay huyện đã có chính sách để tăng độ che phủ rừng bước đầu đã có những kết quả. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt cần có sự quản lí nghiêm minh của các cơ quan có thẩm quyền.

3.1.3. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp qua các năm

Bảng 3.3. Chi tiết rừng chức năng sử dụng năm 2013 và năm 2014

STT Tên xã Rừng đặc

dụng (ha)

Rừng phòng hộ (ha) Rừng sản xuất (ha) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014

1 Sơ pai 896,67 854,47 662,01 652,73 2 Sơn lang 778,93 728,93 732,56 732,56 3 Đông 945,21 915,21 874,92 844,62 4 Krong 379,70 334,67 541,35 521,35 5 Kong Lương Khương 1.272,65 1.252,65 879,43 869,43 6 Đăk Smar 1.932,76 1.931,76 383,83 367,83 7 Nghĩa An 892,02 859,02 58,98 45,98 8 Lơ Ku 1.265,12 1.261,12 832,91 829,91 9 Tơ Tung 939,76 919,76 890,29 870,29 10 Kông Pla 869,27 849,27 382,26 376,26 11 Kon Pne 1.152,18 1.134,18 591,45 569,25

12 Đăk Hlơ 1.888,45 1.854,45 731,29 721,29 13 Đăk Rong 384,91 368,91 1.272,67 1.268,67 14 Thị trấn Kbang 626,98 623,98 623,71 612,71 Tổng cộng 14.224,61 13.917,89 9.457,66 9.292,88

Hình 3.1. Biểu đồ diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ qua các năm 2013 và 2014

Nhận xét: Qua biểu đồ cho ta thấy diện tích rừng sản xuất cũng như rừng phòng

hộ đều giảm. Nguyên nhân của sự suy giảm trên là do công tác quản lí và bảo vệ rừng của địa bàn huyện trong thời gian qua còn nhiều bất cập, người dân chặt phá rừng làm nương rẫy, đốn củi, khai thác gỗ trái phép, do sức ép dân số.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 năm 2013 năm 2014 rừng phòng hộ rừng sản xuất

3.2. Tình hình thực hiện công tác quản lí bảo vệ rừng trên địa bàn huyện

Trước tình hình lâm tặc hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn ngày càng gia tăng, các cơ quan ban ngành liên quan đã tổ chức triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng trên và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Với nhiều nỗ lực, công tác quản lí bảo vệ rừng trên địa bàn đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:

3.3. Kết quả thực hiện công tác QLBVR trong năm 2014 3.3.1. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về rừng 3.3.1. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về rừng

UBND huyện chỉ đạo hạt kiểm lâm phối hợp với các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, các đơn vị chủ rừng tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR. Trong năm đã tổ chức tuyên truyền tại 134 thôn, làng với 12980 lượt chủ hộ tham gia; phát 660 tờ rơi, đồng thời tổ chức cam kết an toàn lửa rừng đối với 4211 hộ sống và canh tác nương rẫy gần và liền kề rừng. Bên cạnh đó còn khuyến khích, động viên những người có uy tín trong làng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền QLBVR- PCCCR và phòng chống lâm tặc.

Hình 3.2. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về rừng

3.3.2. Công tác tổ chức tuần tra, kiểm tra truy quét lâm tặc

- UBND huyện đã thực hiện kế hoạch củng cố, duy trì thường xuyên, liên tục Tổ liên ngành kiểm tra, truy quét lâm tặc huyện, xã. Phối hợp chặt chẽ với tổ công tác của công an huyện, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng tổ chức liểm tra truy quét lâm tực tại các xã trên địa bàn huyện đặc biệt là các xã Krong, Sơ Pai, Đăk Rong, Đăk Smar, Lơ Ku, Sơn Lang… chỉ đạo hoạt động của các trạm rừng, chốt bảo vệ rừng, các tuyến đường trọng điểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lí nghiêm các trường hợp xâm haị tài nguyên rừng.

Hình 3.3. Kiểm lâm địa bàn đi kiểm tra rừng

- UBND huyện phối hợp với công an huyện triển khai kế hoạch nhắc nhở các đối tượng có biểu hiện vi phạm trong lĩnh vực quản lí bảo vệ rừng tại các xã phía bắc từ ngày 1/12/2014 đến hết ngày 31/01/2015. Qua đó đưa vào quản lí theo dõi, đấu tranh điều tra làm rõ các đối tượng đầu nâu, cầm đầu đường dây khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện. sơ bộ kết quả thực hiện: tổ chức gọi hỏi răn đe 36/ 52 đối tượng (xã Krong 29 đối tượng, thị trấn 7 đối tượng), lập bổ sung hồ sơ 60 lượt đối tượng có biểu hiện vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng tại địa bàn trọng điểm để răn đe, phòng ngừa và quản lí đối tượng; yêu cầu cam đoan, cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật vè bảo vệ, quản lí rừng. lập danh sách 37 đối tượng chấp hành xong án phạt tù can tội vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí rừng từ năm 2005 đến nay để phát hiện, củng cố hồ sơ tài liệu đối với những đối tượng chưa tiến bộ.

- Phối hợp với công an xã rà soát lập dang sách 635 hộ có cưa xăng yêu cầu cam kết không vi phạm quy định của pháp luật về quản lí phát triển bảo vệ rừng, tổ chức 110 đợt kiểm tra tạm trú, tạm vắng, phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính hơn 80 trường hợp vi phạm đăng kí tạm trú tặm vắng, lập danh sách 28 hộ gia đình nghi vẫn chứa chấp, tiếp tay cho các đối tượng từ địa phương khác đến cư trú, thực hiện hoạt

động, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép để phục vụ công tác phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm.

3.3.3. Công tác ngăn chặn xử lí tình trạng phát, lấn chiếm rừng để sản xuất, làm nương rẫy trái phép

UBND huyện đã quyết liệt chỉ đạo Hạt kiểm lâm chủ động phối hợp với các UBNND cấp xã thị trấn, các đơn vị chủ rừng tổ chức kiểm tra, kiểm soát các vùng sản xuất nương rẫy cũ gần rừng, liền rừng để chỉ đạo ngăn chạn, xử lí các hành vi phá rừng, lấn rừng để làm nưỡng rẫy trái phép. Trong năm 2014 qua kiểm tra, các đơn vị chủ rừng đã phát hiện ngăn chặn kịp thời một số hành vi nhỏ lẻ, đã lập hồ sơ chuyển giao cho kiểm lâm địa bàn, tham mưu cho Chủ tịch UBND xã xử lí theo quy định của pháp luật, đồng thời chỉ đạo các chủ rừng xây dựng kế hoạch trồng rừng trên diện tích mà nhân dân đã lấn chiếm

3.3.4. Công tác giao khoán bảo vệ rừng

Trong năm 2014, các đơn vị chủ rừngtiếp tục thực hiện khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích 16.227 ha cho 900 hộ, tại 27 làng dân tộc thiểu số. Trong đó công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ka Nak khoán 1.652 ha cho 170 hộ; công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sơ pai thực hiện khoán 1.930 ha cho 193 hộ đồng bào BaNah; công ty THNN MTV lâm nghiệp Hà Nừng thực hiện khoán 370 ha cho cộng đồng làng Hà Nừng.

Ban quản lí khu BTTN Kon Chư Răng đã triển khai kế hoạch khoác bảo vệ rừng với diện tích 3.000 ha cho 138 hộ tại 05 làng; Ban QLRPH xã Nam khoán QLBVR với diện tich 4.375ha cho 203 hộ tại 6 làng và 1 cộng đồng làng. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thực hiện khoán 4.900 ha cho 196 hộ.

3.3.5. Công tác quản lí các cơ sở chế biến gỗ

Đầu năm 2014 trên địa bàn huyện có 23 cơ sở được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, khai thác, gia công,chế biến lâm sản, trong đó có: 7 doanh

nghiệp do sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép, 16 hộ kinh doanh cá thể do phòng tài chính và kế hoạch huyện và UBND huyện cấp phép.

3.3.6. Công tác quản lí lâm sản

Hạt kiểm lâm thường xuyên kiểm tra quy trình, quy phạm khai thác gỗ ( khai thác trắng) chuyển đổi mục đích sử dụng để giải quyết tái định canh cho làng Groi trên lâm phần của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sơ Pai với 01 giấy phép, 5 khoản, 1 tiểu khu. Với tổng khối lượng gỗ đã nghiệm thu đóng búa kiểm lâm: 829,903 m3

gỗ tròn từ N4-N8. Trong đó gỗ chính phẩm: 767,775 m3, gỗ tận dụng cành ngọn: 62,128 m3.

3.3.7. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

UBNN huyện ban hành chỉ thị số 01 ngày 14/1/2014 “ V/v tăng cường triển khai các biện pháp PCCCR trên địa bàn huyện KBang năm 2014”. Trên cơ sở đó đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền các xã, các chủ rừng và nhân dân tăng cường các biện pháp PCCCR và ngăn chặn việc chặt phá rừng làm nương raayxntrais phép trên địa bàn. Thực hiện tốt phương án, kế hoạch PCCCR năm 2014 và quy chế hoạt động công tác PCCCR. Duy trì củng cố kiện toàn ban chỉ huy PCCCR từ cấp huyện đến xã.

-Chỉ đạo , tổ chức lực lượng kiểm lâm địa bàn tuần tra, canh gác trực báo động cháy rừng ở các xã, thị trấn, nhất là các vùng trọng điểm cháy, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác PCCCR, tổ chức đăng kí phương tiện và lực lượng xung kích tại chỗ dự phòng chữa cháy rừng trên địa bàn, nhất là các xã gần rừng và liền rừng, những khu vực rừng trồng, phân công cán bộ xuống vùng trọng điểm cháy để trực phòng cháy 24/24.

- Tính đến nay trên địa bàn huyện KBang chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra, chỉ có cháy ở các vùng tranh lau lách liền kề với sản xuất nương rẫy của nông dân, nhưng đã phát hiện dập lửa kịp thời.

3.3.8. Công tác kiểm lâm phụ trách địa bàn

Ngay từ đầu năm 2014 UBNN huyện đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện tăng cường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn tham mưu cho chính quyền cấp xã, thị trấn củng cố kiện toàn lại hoạt động của tổ liên ngành 13 xã, thị trấn, đồng thời xây dựng phương án, kế hoạch QLBVR – PCCCR. Trong công tác tuần tra, kiểm soát, truy quét lâm tặc, kiểm lâm địa bàn đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đã tham mưu cho lãnh đạo hạt kiểm lâm và Chủ Tịch UBNN huyện xử lí các hành vi vi phạm. Ngoài ra thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng ở huyện và các đơn vị chủ rừng tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, quần chúng nhân dân trên địa bàn tại 58 thôn, làng với 3641 lượt chủ hộ tham gia, đồng thời tổ chức kí cam kết an toàn lửa rừng đối với 760 hộ dân sống và canh tác nương rẫy gần và liền kề rừng. Lực lượng kiểm lâm phụ trách địa bàn đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình, theo phương châm: Bám rừng, bám dân, bám nhiệm vụ, bảo vệ rừng tại gốc, thật sự là cầu nối giữa kiểm lâm và cính quyền địa phương. Ngoài ra, hạt kiểm lâm cũng đã thường xuyên luân chuyển và tăng cướng cán bộ kiểm lâm địa bàn về những xã có tình hình phức tạp trong công tác QLBVR như: Sơ Pai, Sơn Lang, Krong và Đăk Rong.

3.3.9. Tình hình thực hiện quy chế phối hợp quản lí bảo vệ rừng giữa huyện với các huyện giáp ranh.

UBNND huyện cùng với Hạt kiểm lâm phối hợp các ngành chức năng chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng vùng giáp ranh tăng cường phối hợp với các đơn vị đã tổ chức tuyên truyền trên địa bàn xã ở liền với vùng giáp ranh giới gồm 31 đợt tuyên truyền pháp luật về QLBVR- PCCCR và quản lí động vật rừng hoang dã, đã có 1500 lượt người tham gia, phát 150 tờ rơi bằng 2 thứ tiếng Ba Nah – Kinh, đồng thời kí cam kết lửa rừng với 550 hộ dân có nhà ở, nương rẫy sản xuất gần khu giáp ranh. Trong năm 2014, tại khu vực giáp rang đã phát hiện xử lí 9 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 29, 861 m3 gỗ tròn, xẻ N1-N5 (gỗ vắng chủ) và 01 cưa xăng.

3.3.10.Thực hiện trồng rừng thay thế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)