Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. (Trang 60 - 62)

Mặc dù đã có những nỗ lực không ngừng của các cấp, các ngành trên địa bàn, song tình trạng lén lút khai thác, vận chuyển cất giấu gỗ quý hiếm, gỗ xây dựng, tình trạng phá, lấn chiếm rừng làm nông nghiệp vẫn còn xảy ra và tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, với những nguyên nhân tồn tại cơ bản sau:

- Là một huyện miền núi, đa số nhân dân trên địa bàn là dân tộc thiểu số đời sống còn khó khăn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nhưng còn thiếu đất sản xuất nông nghiệp đã tạo sức ép lớn trên đât rừng.

- Cấp ủy, chính quyền xã chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lí, bảo vệ rừng. Một số đơn vị chủ rừng đứng chân trên địa bàn chưa sâu sát, thiếu tập trung, tinh thần trách nhiệm chưa cao,thiếu chủ động trong việc tổ chức, thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng trên lâm phần được giao quản lí.

- Công tác giáo dục, vận động tuyên truyền pháp luật về quản lí bảo vệ rừng trong cán bộ và nhân dân trên địa bàn tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa đều khắp, chưa đi vào thực tế.

- Địa bàn huyện có diện tích rừng rộng, địa hình phức tạp nhiều tuyến đường giao thông và nhiều ngõ ngách len lỏi trong các rừng khu vực gỗ quý, hiếm, gỗ xây dựng mà thị trường ưa chuộng, thường phân bố ở vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn, song nguồn nhân lực làm công tác quản lí bảo vệ rừng trên địa bàn huyện còn mỏng, điều kiện phương tiện, trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác đặt ra trên địa bàn. Trong khi đó lâm tặc ngày càng dung nhiều thủ đoạn tinh vi luôn bám sát, theo dõi sự hoạt động của lực lượng kiểm lâm và các ngành chức năng trong khi làm nhiệm vụ đã gây không ít khó khăn cho công tác tuần tra, kiểm tra, mai phục, truy quét bắt lâm tặc để xử lý.

- Tình trạng đưa phương tiện cưa xăng, xe máy, se độ chế vào rừng trái phép vần còn xảy ra ở các địa bàn nhưng hầu hết các địa phương có chủ rừng kịp thời phát hiện, xử lí theo đúng sự chỉ đạo của UBND cấp huyện theo công văn số: 548/UBND-

KL ngày 26/6/2013 “ V/v tăng cường kiểm tra, xử lí các trường hợp đưa phương tiện cơ giới vào rừng trái phép”.

- Việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong huyện có lúc, có nơi chưa đồng bộ và kịp thời; công tác phối hợp kiểm tra truy quét và xử lí lâm tặc trên các vùng giáp ranh giữa các xã, các chủ rừng tại vùng rừng giáp ranh giữa huyện KBang và các huyện khác, tình bạn chưa chặt chẽ và đồng bộ.

- Lực lượng kiểm lâm trên địa bàn chưa thực sự đồng đều về năng lực chuyên môn; có lúc có nơi chưa bám sát chặt chẽ người dân đãn đến việc nắm bắt thông tin chưa kịp thời để tham mưu và đè xuất UBND xã trong việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng được tốt hơn.

- Việc triển khai trồng rừng thay thế còn chậm, do việc bố trí địa bàn, diện tích trồng rừng thay thế còn bất cập, các chủ đầu tư chưa tích cực phối hợp triển khai thực hiện.

- Phương tiện đi lại, công cụ, thiết bị hỗ trợ cho các cán bộ chiến sĩ, lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu thốn..

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kbang- tỉnh Gia Lai. (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)