Ban hành luật, quy định về quản lý chất thải nilon

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì ni lon tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 34 - 35)

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4.2.1. Ban hành luật, quy định về quản lý chất thải nilon

Bằng các công cụ pháp luật và chính sách vĩ mô, nhiều nước trên thế giới đã thành công trong việc tăng cường thu gom, xử lý, tái chế chất thải nilon để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Ở các nước châu Âu, năm 1992 đã ban hành luật thu gom và tái chế bao bì và kết quả năm 1995 lượng phế thải bao bì thu gom là 80%; ở Nhật Bản, năm 1995 đã ban hành luật thu gom và tái chế bao bì và năm 1996 đã thu gom và tái chế được 10,03 tấn nhựa phế thải, bằng 11,3% lượng nhựa phế thải. Ở Hàn Quốc tỷ lệ tái chế trong xử lý rác thải năm 1994 là 15,4%, đến năm 2000 con số này đã tăng lên 47%, ngược lại tỷ lệ chôn lấp đã giảm từ 81,1% năm 1994 xuống còn 47% năm 2000.

Năm 2007, Hội đồng thành phố San Francisco đã trở thành thành phố đầu tiên của Hoa Kỳ cấm sử dụng túi nhựa tại các siêu thị lớn nhằm thúc đẩy hoạt động tái chế. San Francisco sử dụng 181 triệu túi nilon đựng hàng hóa/năm và lệnh cấm này sẽ tiết kiệm được 450.000 galông dầu mỏ mỗi năm và loại bỏ 1400 tấn chất thải khỏi các bãi chôn lấp. Theo luật được thông qua, các siêu thị lớn và hiệu thuốc sẽ không được phép cung cấp túi nhựa sản xuất từ các sản phẩm dầu mỏ. Đến năm 2010, bang NewJersey đã loại bỏ sử dụng túi nilon. Vào tháng 1/2008, thị trưởng Michael Bloomberg của thành phố NewYork đã ký dự luật buộc người bán hàng quy mô lớn phải xây dựng các chương trình tái chế túi nilon và sử dụng túi tái chế.

Còn từ tháng 7/2010, Gabon - một quốc gia ở châu Phi - chính thức cấm sử dụng bao bì nilon trên toàn quốc, Pháp cũng đã có những động thái tương tự từ năm 2010. Các nước khác như Uganda và Nam Phi, chính phủ các nước đều đã thí nghiệm áp thuế lớn, cấm hoàn toàn hoặc cấm một phần sử dụng, sản xuất túi siêu mỏng.

Nhận thấy được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Để hạn chế việc sử dụng túi nilon, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi nilon khó

phân hủy có bề dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet (30µm), tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, tái chế.

Trong những năm qua Quốc hội đã ban hành một số văn bản pháp luật như Luật BVMT, Luật Thuế BVMT (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012). Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế BVMT. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 2149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Các luật, quy định này sẽ góp phần siết chặt công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường do bao bì khó phân hủy và những ý kiến tham vấn về định hướng, giải pháp để kiểm soát triệt để ô nhiễm do túi nilon nói riêng và CTRSH nói chung.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì ni lon tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)