Các hoạt động khác hạn chế phát sinh bao bì nilon

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì ni lon tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 59 - 63)

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4.3. Các hoạt động khác hạn chế phát sinh bao bì nilon

Theo kết quả khảo sát, việc tuyên truyền nói về các vấn đề của bao bì nilon đến với người dân còn nhiều hạn chế. Chỉ có 14 phiếu điều tra trả lời tại các cuộc họp tổ dân phố có nhắc đến việc hạn chế bao bì nilon trong cuộc sống. Tuy nhiên không nói rõ được các chương trình đó là chương trình gì. Bên cạnh việc số lượng tổ chức không nhiều là mức độ hiệu quả của các chương trình được người dân đánh giá thể hiện qua biểu đồ trong hình

Hình 3.10. Mức độ tổ chức tuyên truyền

Các chương trình tuyên truyền của địa phương có nhưng ít, không thường xuyên là cao nhất 57,5%, và 28,5% là nhàm chán, không đạt hiệu quả như mong muốn và chỉ được phổ biến tại một số nơi. Việc tổ chức có hiệu quả vẫn chưa đạt được.

Bên cạnh việc tổ chức các chương trình tuyên truyền của địa phương là các hành động thực tế của người dân nhằm hạn chế sử dụng bao bì nilon hàng ngày. Cách mà người dân thường dùng nhiều nhất là sử dụng giỏ nhựa khi đi chợ cũng như việc sử dụng lại túi nilon. Nhiều người dân cho rằng cách tốt nhất để tuyên truyền về việc hạn chế bao bì nilon trong cuộc sống là tổ chức các chương trình hoạt động thực tế bên cạnh việc phát tờ rơi, tài liệu và loa đài để người dân được hiểu sâu hơn từ đó có những hành động thiết thực hơn cắt giảm sử dụng bao bì nilon nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Và việc làm này cần được thực hiện đồng bộ trong cộng đồng dân cư cùng với sự hỗ trợ của địa phương mới đạt được kết quả tốtnhất. 57,5% 14% 0% 28,5% Có tổ chức nhưng ít Có tổ chức, hoạt động bình thường Có tổ chức, hoạt động rộng rãi, hiệu quả Có tổ chức nhưng nhàm chán

CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ PHÁT SINH BAO BÌ NILON

4.1. Giải pháp về chính sách

4.1.1. Cách thức thực hiện

Chính quyền địa phương cần có những hoạt động khuyến khích, hỗ trợ để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào đây và hoạt động trong các lĩnh vực tái chế túi nilon, hoặc sản xuất bao bì tự hủy thân thiện môi trường.

Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức trách nhiệm cần có những hoạt động, hội thảo, sự kiện để cùng nhau nhìn nhận về mức độ nghiêm trọng mà bao bì nilon gây nên, tìm kiếm các giải pháp khắc phục cũng như cách triển khai thực hiện nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Một vấn đề nữa là, hiện nay không thiếu những loại túi thân thiện môi trường, chính quyền phải tạo điều kiện cho những sản phẩm này đến được với người dân bằng cách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, đại lý có sản xuất và kinh doanh mặt hàng này, và các ưu đãi khác,… Như vậy việc nghiên cứu và sản xuất các loại túi này mới được đại trà ra thị trường với giá chấp nhận được.

Chính quyền địa phương cần sớm có quy định cấm các cửa hàng phát bao nilon miễn phí cho khách hàng và khuyến khích họ chuyển từ bao bì chất dẻo sang bao bì giấy, cactông và các vật liệu khác dễ phân hủy. Nếu các cửa hàng vi phạm sẽ bị phạt tiền.

Cần tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ nhân viên về tác hại của bao bì nilon, cách thức hạn chế chúng.

4.1.2. Lợi ích

Các ưu đãi của chính quyền đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp về vốn vay, thuế, tiền thuê mặt bằng,… sẽ tạo điều kiện cho việc sản xuất và phổ biến các loại túi thân thiện môi trường đến được với người dân dễ dàng hơn, mà giá cả không quá đắt so với bao bì nilon.

Từ những kiến thức mà các đợt tập huấn mang lại, các cán bộ này sẽ là những người hướng dẫn, phổ biến kiến thức cho người dân về các vấn đề của bao bì nilon,

tuyên truyền cho người dân sẽ phần nào thay đổi thói quen sử dụng chúng trong cuộc sống của người dân.

Một khi các cửa hàng không phát bao nilon miễn phí cho khách hàng thì người dân sẽ mang vật dụng từ nhà của mình khi đi mua sắm, từ đó sẽ hạn chế được lượng túi nilon thải bỏ hàng ngày.

4.1.3. Thuận lợi

Sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất túi thân thiện môi trường phù hợp với chức năng quản lý nhà nước và đã được luật định (Khoản 6, Điều 5; Mục c, khoản 2, Điều 111, Luật Bảo vệ môi trường 2005 và được cụ thể hóa tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT và Nghị quyết 41 - NQ/TW với “cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế và trợ giá đối với hoạt động môi trường”).

Trong những năm qua Quốc hội đã ban hành một số văn bản pháp luật như Luật BVMT, Luật Thuế BVMT (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012) và một số quy định có liên quan khác. Đây là cơ sở để chính quyền thực hiện các chính sách cụ thể phù hợp tại địa phương và đời sống của cộng đồng dân cư nơi đây.

Một số quốc gia trên thế giới đã thành công khi thực hiện các chính sách tương tự nói trên. Ví dụ cụ thể là tại đất nước Trung Quốc. Từ ngày 1/7/2008 đã chính thức cấm sản xuất bao bì nilon loại có chiều dày 0,025mm và cấm các cửa hàng bán lẻ, cấp miễn phí bao bì nilon cho khách hàng. Các cửa hàng bán lẻ có thể bị phạt đến 10 nghìn nhân dân tệ (tương đương 1.460 USD) nếu vi phạm luật. Trước khi lệnh cấm được áp dụng năm 2008, nước này sử dụng khoảng 3 nghìn tỷ bao bì nilon mỗi ngày. Sau khi thục hiện lệnh cấm, số lượng bao bì nilon được sử dụng mỗi năm giảm đi 24 tỷ bao bì.

4.1.4. Khó khăn

Thành phố cần phải đảm bảo các quy định, lệnh cấm tại phường được thực hiện nghiêm chỉnh. Để các chính sách và quy định đó có hiệu lực đòi hỏi có hai bước trong quá thi đó trình thực là Giám sát và Xử phạt. Trong khi đó, lực lượng nhân viên, cán bộ thực hiện việc giám sát này còn thiếu và chưa có kinh nghiệm

Tình hình phát triển kinh tế tại địa phương không đảm bảo để có thể tiến hành đồng bộ các lệnh cấm cũng như phổ biến đại trà bao bì tự hủy cho người dân dù giá cả đã được hỗ trợ.

Các buổi hội thảo, sự kiện, hoạt động thảo luận về bao bì nilon cần có sự tham gia của các chuyên gia, những người có kiến thức chuyên môn. Cán bộ của phường hiện đang thiếu về cả nhân lực và kiến thức, kinh nghiệm để có thể hoạt động trong lĩnh vực này.

4.2. Giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì ni lon tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)