Tuyên truyền và giáo dục ý thức cho người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì ni lon tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 70 - 72)

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

4.4.1. Tuyên truyền và giáo dục ý thức cho người dân

4.4.1.1. Cách thức thực hiện

Mọi việc điều bắt nguồn từ nhận thức. Nhận thức chỉ đạo hành vi con người, nhận thức đúng thì chỉ đạo hành vi đúng, nên một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả trên là do nhận thức và thái độ của con người về các vấn đề của túi nilon còn nhiều hạn chế. Vì vậy, giải pháp hiệu quả nhất hiện nay trong việc hạn chế túi nion thải ra môi trường là tuyên truyền và giáo dục rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác động của bao bì nilon đến môi trường sống cũng như sức khỏe con người.

- Đối với các khu dân cư, tổ dân phố, làng xóm, thực hiện các cuộc vận động nhà nhà nói không với bao bì nilon, đưa vấn đề này vào các cuộc họp ở tổ dân phố, họp thôn, thông qua Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, loa phát thanh của xã, tổ dân phố để tuyên truyền cho mọi người dân về các tác động của bao bì nilon.

- Phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp xúc với túi nilon nhiều nhất, nên tuyên truyền việc sử dụng lại những túi nilon còn có thể sử dụng được trong sinh hoạt hằng ngày. Công việc này tưởng đơn giản nhưng lại hết sức cần thiết, vì giá trị của túi nilon là không cao, nên việc người dân dễ dàng bỏ đi những túi nilon mà mình tạm thời không cần thiết là lớn. Những người nội trợ trong gia đình hãy dùng túi hay giỏ đi chợ thay cho túi nilon, các loại rau, củ, quả để thẳng vào giỏ. Trường hợp không thể không dùng túi nilon thì để chung các thực phẩm cùng loại trong cùng một túi. Nếu sử dụng túi nilon thì nên sử dụng nhiều lần thay vì chỉ một lần rồi vứt đi. Khi không sử dụng bao bì nilon nữa thì gom lại, để riêng cho những người mua ve chai hay cho các cửa hàng bán rau, củ.

nilon” nhằm giảm lượng dùng túi nilon và thay bằng túi giấy, túi vải, giỏ nhựa khi đi mua sắm một cách sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Phải làm cho người dân nơi đây thực sự hiểu rõ được tác hại gây ô nhiễm do túi nilon gây nên, từ đó gây dựng ý thức tự giác không dùng túi nilon.

- Tổ chức sân khấu đơn giản để trình diễn các tiểu phẩm do công chúng tự dàn dựng và trình diễn về nội dung môi trường, tái sinh bao bì nilon: kịch, ca nhạc, thời trang, hài... Cuối mỗi tiểu phẩm có một thông điệp về việc hạn chế sử dụng túi nilon trong cuộc sống đến với người dân. Có thể dùng sân khấu này để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các vấn đề của bao bì nilon giữa các nhóm đại diện cho các cơ quan, trường học, thôn xóm,.... Từ đây, chính quyền có thể phát miễn phí các giỏ nhựa, túi sinh thái, túi vải cho người dân, dần hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường cho người dân tại phường.

4.4.1.2. Lợi ích

Sau mỗi chương trình thực tế người dân hiểu rõ hơn về tác hại của bao bì nilon đối với môi trường, sức khỏe của chính mình mà thay đổi ý thức, hạn chế sử dụng túi nilon thay vào đó là các giỏ nhựa khi đi chợ. Đây là lợi ích lớn nhất mà giải pháp này mang lại.

4.4.1.3. Thuận lợi

Chỉ có thay đổi nhận thức và thái độ của con người mới có thể giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là bao bì nilon. Hiện nay, tại phường Quảng Phú có một loa phát thanh luôn hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần. Đây sẽ là phương tiện truyền đạt thông tin, kiến thức đến với người dân dễ dàng nhất.

Bên cạnh đó, vào các ngày lễ như 8/3, 30/4, 2/9,… phường thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ chào mừng, qua đó có thể lồng ghép các tiết mục có nội dung về môi trường, thời trang tái chế để truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường nói chung và hạn chế sử dụng túi nilon nói riêng.

Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên của phường hoạt động rất hiệu quả. Chính quyền phường có thể thông qua các hội, đoàn thể này để tuyên truyền cũng sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Một ví dụ điển hình là thành phố Hội An. Năm 2008, UBND Tp. Hội An đã triển khai đề án “Không sử dụng túi nilon trên đảo Cù Lao Chàm”(xã Tân Hiệp). Tại chợ Vải, Tp. Hội An, hàng trăm người dân đã tụ tập về đây để đổi bao nilon lấy túi thân thiện môi trường. Theo chương trình, 20 bao nilon sẽ đổi một túi thân thiện môi trường được làm từ vải, thích hợp cho các bà nôi trợ. Song song với hoạt động trên, hàng trăm người cao tuổi và học sinh diễu hành trên các tuyến phố chính với cờ hoa rực rỡ cổ động cho người dân hưởng ứng “Ngày không túi nilon”.

4.4.1.4. Khó khăn

Địa bàn của phường khá rộng nên việc tuyên truyền đến với người dân gặp nhiều khó khăn.

Kinh phí cho việc tổ chức các chương trình thực tế, cấp phát miễn phí giỏ xách, túi vải cho người dân còn hạn hẹp.

Loa phát thanh của phường hoạt động trong thời gian từ 5-6 giờ chiều, mà thời gian đó người dân bận bịu việc gia đình, đồng áng nên không thể theo dõi được các tin tức được phát hàng ngày.

Cũng đã có một vài chương trình được tổ chức tại địa phương nhưng nhàm chán, không thu hút được sự quan tâm của người dân nên chưa đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì ni lon tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)