4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.5.2.4. Định hướng phát triển kinh tế-xã hôi của quận Liên Chiểu đến năm 2020
Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả giai đoạn 2011 - 2020 từ 12 - 13%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp 12,26%, ngành dịch vụ 14,45%, ngành nông nghiệp giảm 1,35%.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Cụ thể: ngành công nghiệp - xây dựng 66,06%, ngành dịch vụ 33,64%, ngành nông - lâm - thuỷ sản 0,3%.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt mức 3.780 USD. Kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế do quận quản lý đạt khoảng 20,7 triệu USD vào năm 2020, bình quân tăng trưởng từ 23-25%/năm.
Về xã hội
- Quy mô dân số của quận đến năm 2020 khoảng 195 nghìn người. Tốc độ tăng dân số bình quân cả giai đoạn 2011-2020 là 4,39%, trong đó, tốc độ tăng tự nhiên bình quân là 1,186%, tốc độ tăng cơ học là 3,104%.
- Tiếp tục duy trì kết quả phổ cập giáo dục, chống mù chữ, nâng cao trình độ học vấn trong nhân dân và hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010.
- Đến năm 2020 có trên 98% số hộ văn hoá, 100% khu dân cư văn hoá, có 80% số tổ dân phố văn hoá, 100% cơ quan, trường học văn hoá.
- Đến năm 2020 toàn quận có 80% số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Phấn đấu đảm bảo diện tích dành cho tập luyện thể dục thể thao từ 20- 25m2/người, mỗi phường bảo đảm có một sân thể thao phổ thông.
- Có 100% người dân của quận được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường, tiến tới thay đổi hành vi ứng xử với môi trường
Về môi trường
- Đến năm 2015, 100% dân số trên địa bàn được sử dụng nước sạch
- Đến năm 2020, 100% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý trước khi thải ra môi trường.
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rác thải là bao bì nilon phát sinh từ các hộ gia đình, cửa hàng, sạp chợ buôn bán kinh doanh tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tập trung chủ yếu 2 quận chính là quận Hải Châu – đô thị trung tâm thành phố và quận Liên Chiểu – đô thị vùng ven thành phố.
- Các biện pháp hạn chế phát sinh bao bì nilon đã và đang được thực hiện tại những địa điểm trên nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm do phát thải bao bì nilon gây ra.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các hộ gia đình, các cửa hàng, sạp chợ có tham gia buôn bán kinh doanh trên địa bàn quận Hải Châu và quận Liên Chiểu
- Khu vực nghiên cứu: Quận Hải Châu và Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
- Thời gian nghiên cứu, phát phiếu điều tra, khảo sát: 01/03/2015 – 30/03/2015
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp
Phương pháp này chủ yếu là nghiên cứu, tổng hợp các tư liệu và thông tin có liên quan như: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, và thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng từ Công Ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng, số lượng bao bì nilon được sử dụng trong nước, tác hại của túi nion.
2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Để thống kê tình hình sử dụng túi nilon hiện nay tại quận Hải Châu và quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng, tôi đã lập phiếu và tiến hành điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:
+ Mục đích sử dụng của các túi nilon tại hộ gia đình.
+ Hiểu biết của người dân về các vấn đề xung quanh túi nilon như: tác hại, túi thân thiện môi trường, túi nilon bị đánh thuế môi trường.
+ Các chương trình hành động tuyên truyền về hạn chế sử dụng bao bì nilon được tiến hành tại 2 quận
+ Nhận thức cũng như hành động của người dân về việc giảm sử dụng túi nilon, tái sử dụng túi lion.
+ Ý kiến của người dân về vấn đề sử dụng và hạn chế bao bì nilon hiện nay - Đối tượng phỏng vấn: các hộ gia đình, các chủ cửa hàng, sạp chợ tại quận Hải Châu và quận Liên Chiểu
- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu khảo sát. Tiến hành phỏng vấn 50 hộ gia đình theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp và 40 phiếu dành cho các cửa hàng, sạp chợ kinh doanh, buôn bán áp dụng cho mỗi quận.
2.2.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn và được thống kê lại và xử lý có hệ thống phục vụ cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, kết quả thu được ở các phiếu điều tra cũng được thống kê một cách đầy đủ.
2.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, hình ảnh
Phương pháp này được sử dụng nhằm làm tăng tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát tổng quan tình hình chất thải rắn sinh hoạt và rác thải nilon tại TP. Đà Nẵng nilon tại TP. Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là một thành phố đang có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, thu hút nhiều lao động cũng như khách du lịch từ khắp nơi trong và ngoài nước. Sự phát triển về kinh tế - xã hội cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đặt ra nhiều vấn đề về chất thải nói chung và chất thải rắn trong sinh hoạt nói riêng. Hàng năm, môi trường Tp. Đà Nẵng phải tiếp nhận một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư, tuyến phố, với quy mô và số lượng năm sau cao hơn năm trước.
3.1.1. Nguồn phát thải chất thải rắn sinh hoạt và rác nilon
Ở thành phố Đà Nẵng, chất thải rắn sinh hoạt được phát sinh từ các khu dân cư, chợ, trường học, cơ quan, các chợ lớn, bệnh viện đa khoa,... Rác thải từ các nguồn này chủ yếu là thức ăn thừa, hay sản phẩm thừa từ quá trình chế biến thực phẩm, giấy, rác vườn, bao gói,… Bên cạnh đó, có thể chứa một phần chất thải nguy hại như pin, acqui, bóng đèn huỳnh quang, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật,…
Rác thải đường phố và nơi công cộng chủ yếu là lá cây rụng, rác thải sinh hoạt của người dân không được đổ đúng nơi quy định và một phần do bị rơi vãi trong quá trình thu gom, vận chuyển.
Đặc biệt, túi nilon luôn có mặt trong rác thải của thành phố, chủ yếu là từ các hộ gia đình và chợ, chiếm tỉ lệ khá cao.
3.1.2. Thành phần và tính chất
Đối với rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố có hàm lượng chất hữu cơ chiếm tỉ lệ khá cao, độ ẩm lớn, và các thành phần tái sinh, tái chế là khá lớn. Các thành phần nguy hại trong rác thải sinh hoạt như: pin, acqui, bao bì chứa hoá chất bảo vệ thực vật..., không đáng kể.
Bảng 3.1 dưới đây cho biết thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng.
Bảng 3.1. Thống kê tỷ lệ thành phần rác thải của thành phố Đà Nẵng
STT Thành phần Tỷ lệ (% trọng
lượng tươi) 1 Thức ăn thừa và chất thải từ quá trình làm vườn 74,65
2 Nhựa PET 0,07 3 Nhựa PVC 0,62 4 Nhựa đa thành phần 0,42 5 Bao bì nilon 11,58 6 Da 0,83 7 Vải và các sản phẩm dệt may 3,18 8 Cao su 1,29 9 Giấy và carton 5,16 10 Gỗ 0,67 11 Thủy tinh 0,74 12 Xà bần 0,55
13 Kim loại đen 0,18
14 Kim loại màu 0,01
15 Chất thải nguy hại dùng trong gia đình (pin, acquy,
bình xịt muỗi, bóng đèn,…) 0,03
16 Chất thải y tế 0,02
Tổng cộng 100,0
3.1.3. Khối lượng chất thải rắn phát sinh và thu gom trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Nẵng
Mạng lưới thu gom được trải rộng khắp toàn thành phố kể cả những đô thị ngoại thành như Liên Chiểu. Hằng ngày bãi rác Khánh Sơn tiếp nhận 680 tấn rác cho toàn địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Tỷ lệ thu gom trên toàn Thành phố hiện nay đạt khoảng 93%.Tại sáu quận của thành phố, công tác thu gom chất thải rắn được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác tại khu vực nội thành đạt 100% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn.
Bảng 3.2 cho biết tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố thống kê được từ năm 2009 đến năm 2013
Bảng 3.2. Lượng chất thải rắn sinh hoạt và rác thải nguy hại thu gom trên địa bàn thành phố
Năm Chất thải rắn
sinh hoạt (tấn)
Chất thải công nghiệp nguy hại (tấn) Chất thải y tế nguy hại (tấn) 2009 209.633 218.719 144.290 2010 228.700 415.291 149.563 2011 242.330 267.307 185.404 2012 252.504 404.301 209.391 2013 262.182 359 217
3.2. Kết quả khảo sát hiện trạng rác thải nilon tại quận Hải Châu và quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng Chiểu thành phố Đà Nẵng
3.2.1. Tổng quan về số lượng và thông tin thu được từ phiếu điều tra
Trong quá trình khảo sát, đa số người dân/hộ gia đình tham gia trả lời được tập trung ở mọi lứa tuổi cũng như trình độ học vấn, tỷ lệ tham gia trả lời nhiều nhất là ở độ tuổi từ 31 – 60. Phần lớn nghề nghiệp của người dân trong tại quận Hải Châu là công nhân viên và quận Liên Chiểu là kinh doanh buôn bán và mức độ kinh tế gia đình khá giả là chủ yếu.
3.2.2. Kết quả khảo sát mục đích sử dụng bao bì nilon trên địa bàn quận
Túi nilon là vật dụng khá phổ biến lại có tính năng tiện ích cao, do đó mà việc sử dụng túi nilon được xem là tất yếu và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như đi chợ, đi mua sắm, đựng thực phẩm, đựng rác… Túi nilon với thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, mỏng, nhẹ, dễ di chuyển, dễ xách khi mua hàng hóa cũng như mang về nhà.
Bảng 3.3 và biểu đồ dưới đây là kết quả khảo sát được về việc sử dụng túi nilon của người dân với những mục đích khác nhau như sau:
Bảng 3.3. Mục đích sử dụng túi nilon của người dân
Hình thức Q.Hải Châu Q.Liên Chiểu
Đựng thực phẩm 54% 75%
Đi mua sắm 69.00% 43.50%
Đựng rác 44.50% 27.50%
Khác 10.50% 6.25%
Hình 3.1. Mục đích sử dụng túi nilon của người dân
Nhìn vào biểu đồ cho thấy việc sử dụng túi nilon tập trung chủ yếu vào việc mua sắm và đựng thực phẩm khi đi chợ bởi tính tiện dụng của chúng. Đối với người dân quận Hải Châu thì sử dụng lượng túi nilon khá lớn vào việc đi mua sắm, còn đối với người dân tại quận Liên Chiểu thì dùng lượng lớn túi nilon cho việc đựng thực phẩm. Còn lượng túi nilon đựng rác cũng khá cao, tuy nhiên số lượng túi nilon đựng rác thường là dùng lại số túi nilon trong quá trình mua sắm hoặc đựng thực phẩm đã bị bẩn .
3.2.3. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng bao bì nilon
Bao bì nilon rất tiện dụng, nhất là tính năng đựng đa dạng các loại hàng hóa cả hàng khô lẫn hàng ướt. Túi nilon được làm từ loại vật liệu không thấm nước, dùng được trong những trường hợp hàng hóa là chất lỏng như nước giải khát, hàng thủy hải sản, rác thải sinh hoạt,… và khi dùng không sợ bị thấm nước, ướt mưa.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Đựng thực phẩm Đi mua sắm Đựng rác Khác 54% 69.00% 44.50% 10.50% 75% 43.50% 27.50% 6.25% Q.Hải Châu Q.Liên Chiểu
Túi nilon là loại túi dễ mua nhất, dễ có nhất do tính sử dụng rộng khắp của nó. Ngày nay, nó được sử dụng phổ biến, rộng rãi đến mức mua bất kỳ loại hàng hóa nào, cũng dễ nhận được túi từ người bán hàng, tất cả đều được cung cấp một cách miễn phí. Do đó mà lượng túi nilon sử dụng mỗi ngày là khá cao, chúng tôi đã khảo sát thông tin này từ một số hộ gia đình để có những kết quả chính xác nhất cho vấn đề này và thu được kết quả như bảng 3.4 và được thể hiện trên biểu đồ dưới đây
Bảng 3.4. Số lượng túi nilon được sử dụng trên địa bàn
Số lƣợng Q. Hải Châu Q. Liên Chiểu
Dưới 5 cái 48% 34%
Từ 6-10 cái 36% 12%
Trên 10 cái 16% 54%
Hình 3.2. Số lượng túi nilon được sử dụng
Mức độ sử dụng bao bì nilon trên địa bàn quận Hải Châu với số lượng trên 10 cái/ ngày chiếm tỉ lệ khá cao chiếm 54% trong khi đó quận Liên Chiểu chỉ chiếm 16%. Chủ yếu người dân trên địa bàn quận Liên Chiểu sử dụng số lượng từ 6-10 cái/ ngày. Có lẽ do mức sống người dân quận Hải Châu cao hơn so với người dân tại quận Liên Chiểu nên việc sử dụng lượng túi nilon mỗi ngày là nhiều hơn để phục vụ cho các nhu cầu mua sắm, đóng gói…
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Dưới 5 cái Từ 6-10 cái Trên 10 cái
48% 36% 16% 34% 12% 54% Q. Hải Châu Q. Liên Chiểu
3.2.4. Kết quả khảo sát tình hình phát thải bao bì nilon theo mức thu nhập
3.2.4.1. Quận Hải Châu
Mức độ phát thải bao bì nilon của người dân trong quận một phần chịu ảnh hưởng của mức thu nhập. Mức độ phát thải túi nilon tại phường theo các nhóm thu nhập có sự khác biệt rõ rệt.
Biểu đồ sau sẽ cho ta thấy rõ mức độ phát thải và sự chênh lệch về phát thải của các nhóm thu nhập của người dân
Hình 3.3. Mức độ phát thải túi nilon theo thu nhập người dân Q. Hải Châu
Trong đó: Nhóm A: thu nhập < 3 triệu đồng/người/tháng. Nhóm B: thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/người/tháng. Nhóm C: thu nhập > 5 triệu đồng/người/tháng.
Thu nhập càng cao thì số lượng bao nilon sử dụng trong một ngày càng nhiều. Với nhóm thu nhập > 5 triệu đồng/người/tháng, số lượng bao sử dụng trên 10 cái chiếm tỉ lệ cao nhất với 50%, sau đó là 33,33% từ 6 – 10 cái, thấp nhất là dưới 10 cái với 16,67%.
Ở nhóm thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/người/tháng thì ngược lại. Số lượng sử dụng dưới 5 cái chiếm tỉ lệ cao nhất với 64,40%, thấp nhất là trên 10 cái với 8,47%, còn lại là từ 6 – 10 cái. 0 10 20 30 40 50 60 70 Nhóm A Nhóm B Nhóm C 22,22% 64,4% 16,67% 44,44% 27,12% 33,33% 33,33% 8,47% 50% Dưới 5 cái Từ 6 - 10 cái Trên 10 cái
Nhóm thu nhập thấp nhất < 3 triệu đồng, số lượng sử dụng từ 6 – 10 cái là cao nhất với 44,44%, tiếp đến là trên 10 cái với 33,33%, thấp nhất là 22,22% dưới 5 cái.
3.2.4.2. Quận Liên Chiểu
Biểu đồ sau sẽ cho ta thấy rõ mức độ phát thải và sự chênh lệch về phát thải của các nhóm thu nhập của người dân tại quận Liên Chiểu
Hình 3.4. Mức độ phát thải túi nilon theo thu nhập người dân Q.Liên Chiểu
Trong đó: Nhóm A: thu nhập < 3 triệu đồng/người/tháng. Nhóm B: thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/người/tháng. Nhóm C: thu nhập > 5 triệu đồng/người/tháng.
Quận Liên Chiểu là đô thị vùng ven thành phố nên tình hình kinh tế cũng như mức thu nhập của người dân không cao bằng mức thu nhập của người dân quận Hải Châu. Nhìn vào biểu đồ ta vẫn thấy được số lượng sử dụng bao bì nilon của người dân có mức thu nhập trên 5 triệu đồng sử dụng lượng bao bì nilon trên 10 cái vẫn là khá cao chiếm 63,63% còn ở 2 mức còn lại thì không đáng kể. Đối với mức thu nhập dưới 3 triệu đồng thì sử dụng lượng bao bì nilon ít hơn, đa số sử dụng dưới