4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.3.2. Sản xuất nhiên liệu từ túi nilon
4.3.2.1. Cách thức thực hiện
Bên cạnh việc tìm kiếm và sản xuất các sản phẩm có thể thay thế bao bì nilon, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một giải pháp khác có ý nghĩa rất lớn. Đó là tái chế bao bì nilon để sản xuất nhiên liệu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học những chiếc túi nilon có thể được tái chế thành dầu diesel, khí đốt và các sản phẩm xăng dầu hữu ích khác. Các chế phẩm thông thường chiết xuất từ dầu mỏ chẳng hạn như dung môi, xăng, dầu bôi trơn, sáp, dầu động cơ và dầu thủy lực,... đều có thể “chế biến” từ túi nilon với hiệu suất lên đến 80%, nhưng lại tiêu tốn ít năng lượng cho quá trình chuyển đổi. Các nhà nghiên cứu đã có thể pha trộn lên đến 30% diesel có nguồn gốc từ nhựa vào diesel thông thường và chúng không có vấn đề về tương thích với dầu diesel sinh học.
Công nghệ tái chế rác thải nilon thành dầu đốt được thực hiện qua các quá trình tách loại tạp chất và xử lý nilon, quá trình nhiệt phân xúc tác phá vỡ cấu trúc mạch polymer của nilon và quá trình tách phân đoạn sản phẩm. Chính quyền phường, thành phố có thể mua công nghệ của các nghiên cứu hoặc các Viện để tái
4.3.2.2. Lợi ích
Với phương pháp này, sẽ mang lại hiệu quả góp phần làm giảm lượng bao bì nilon phát sinh trong thành phố cũng như tại phường, cũng như tìm ra nguồn nhiên liệu phục vụ cho cuộc sống khi mà nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Nguồn nhiên liệu tạo thành sẽ được sử dụng cho các động cơ, xe cộ.
Địa phương không còn tốn nhiều công sức trong việc xử lý rác nilon cũng như giảm diện tích bãi chôn lấp và các chất thải hữu cơ khác tại bãi chôn lấp dễ dàng bị phân hủy bởi các vi sinh vật khi không có sự ngăn cản quá trình oxi trong đất của túi nilon.
Chi phí để mua dây chuyền tái chế rác thải túi nilon sẽ được bù đắp dần trong quá trình tạo ra sản phẩm và bán cho các nhà máy, xí nghiệp. Ngoài ra còn có thể mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách của thành phố và phường.
4.3.2.3. Thuận lợi
Hiện nay dây chuyền công nghệ tái chế rác thải nilon thành nhiên liệu còn rất hạn chế trong nước nên việc đầu tư vào công nghệ này sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước, chính quyền địa phương cũng như người dân.
Chính phủ cũng rất quan tâm đến vấn đề tái chế chất thải, đặc biệt là bao bì nilon. Nếu phường có tham gia vào hoạt động này sẽ nhận được nhiều hỗ trợ và sự khuyến khích của nhà nước. Điều này được cụ thể hóa trong Luật BVMT 2005 và các Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT và Nghị quyết 41 - NQ/TW.
Thành phố Đà Nẵng cũng đã có dây chuyền công nghê này và đang hoạt động tốt trong việc tái chế bao bì nilon thành dầu đốt công suất 2,5 tấn dầu/ngày. Sản phẩm của công nghệ bao gồm: 15-25% khí gas được xử lý và sử dụng đốt cấp nhiệt cho lò nhiệt phân; 60-65% Nhiên liệu lỏng (dầu PO) có thành phần là các hydrocacbon tương tự như trong hỗn hợp xăng dầu từ dầu mỏ; 5- 10% tro than.
4.3.2.4. Khó khăn
Vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong giải pháp này, đặc biệt là chi phí đầu tư ban đầu để mua công nghệ cũng như nguồn nhân lực, kỹ sư có đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệp vận hành công nghệ.
Cơ sở hạ tầng tại địa phương là một trong những yếu tố góp phần vào sự thất bại của việc thực hiện tái chế bao nilon.
Việc phân loại bao bì nilon tại nguồn của mỗi người dân tại phường vẫn chưa được thực hiện nên việc tái chế bao nilon là khó thực hiện.