Thực hiện chương trình giáo dục môi trường cho các bậc học

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì ni lon tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 72 - 83)

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

4.4.2. Thực hiện chương trình giáo dục môi trường cho các bậc học

4.4.2.1. Cách thức thực hiện

Giáo dục môi trường không phải là việc học một lần trong đời, mà là học suốt đời. Và phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành, làm sao để có thể chuyển nhận thức của cộng đồng thành ý thức để bắt tay hành động và hình thành thói quen là một điều không dễ dàng.

Cần sớm đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục trong trường học và dần trở thành một môn học bắt buộc, đặc biệt là đối với trẻ em. Tạo hứng thú cho học sinh bằng những tiết học ngoại khóa, sử dụng môi trường tự nhiên làm dụng cụ giảng dạy, hoặc có thể lồng ghép với các môn học như sinh hoc, địa lý, công nghê, Giáo dục công dân,… ở bậc học cơ sở; hoặc thông qua các môn tự nhiên, mỹ thuật, múa hát sân trường ở bậc học tiểu học,… Để tránh sự nhàm chán

trong quá trình học tập và tiếp thu của học sinh thì nên kết hợp giáo dục môi trường vào các hoạt động sinh hoạt tại trường như diễn văn nghệ 20-11, ngày 26-3,…

4.4.2.2. Lợi ích

Đây là giải pháp cấp thiết để giúp thế hệ tương lai có những nhận thức đúng về môi trường để có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó còn giúp cho các em ý thức được mức độ nguy hại của túi nilon và dần hình thành ý thức về việc hạn chế sử dụng bao bì nilon trong cuộc sống hàng ngày ngay từ khi còn bé.

Bên cạnh đó, trẻ em cũng thể tác động đến hành vi của người lớn. Trẻ em có thể “nhắc nhở” người lớn thông qua những hiểu biết của trẻ, và vì lòng tự trọng và sự tự ái, các bậc phụ huynh sẽ thay đổi thói quen của mình, hành động vì cuộc sống của chính họ.

4.4.2.3. Thuận lợi

Số lượng trường học trên địa bàn phường nhiều hơn so với các phường khác. Đây là một lợi thế để chương trình giáo dục bảo vệ môi trường dễ dàng áp dụng tại các trường học và được phổ biến rộng khắp đến các em học sinh.

Lực lượng giáo viên tại các trường học có kiến thức chuyên môn tốt, và được thường xuyên tập huấn, học tập về giảng dạy giáo dục môi trường.

Bên cạnh đó là sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền đến giáo dục môi trường trong trường học, được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004, của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Quyết định số 1363/QĐ - TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”

4.4.2.4. Khó khăn

Phương thức giáo dục như hiện nay quá rập khuôn, giáo viên chỉ bắt học tiếp nhận theo kiểu một chiều, mà không cần biết các em hiểu được bao nhiêu, nhận được gì từ những bài học ấy hay các em sẽ hành động và ứng xử ra sao với thực tế hằng ngày ở lớp, ở trường, ở nhà và ngoài xã hội. Nhiều trẻ em được học những bài học yêu thiên nhiên, cây cỏ, giữ gìn vệ sinh trường lớp nhưng về nhà hay ra ngoài

đường phố vẫn bẻ cây ngắt hoa hay xả rác một cách bình thường. Điều đó cho thấy những bài học môi trường hằng ngày mà các em học chưa phát huy tác dụng, phải chăng là do chúng ta buộc các em nhớ theo kiểu thuộc lòng mà không cho các em được thực hiện ngoài thực tế? Đó là một thực tế diễn ra hầu hết ở các vùng miền trên cả nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát, tôi rút ra kết luận như sau:

Mức phát thải bao bì nilon tại hai quận Haỉ Châu và Liên Chiểu có liên quan, chịu ảnh hưởng của thu nhập, nghề nghiệp, và quy mô hộ gia đình. Ở đây, thu nhập càng cao thì mức sử dụng càng nhiều. Về mặt quy mô hộ gia đình, những gia đình có số thành viên càng đông thì lượng sử dụng và phát sinh càng nhiều. Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa nghề nghiệp và lượng sử dụng túi nilon cũng cho thấy ngành nghề CNVC đóng vai trò phát thải nhiều nhất, tiếp đến là kinh doanh

Bao bì nilon trong cuộc sống người dân chủ yếu phát sinh từ việc đi chợ là chủ yếu. Nguyên nhân là do thói quen không dùng giỏ nhựa khi đi chợ mà chỉ sử dụng bao nilon được những người bán hàng cung cấp miễn phí. Bên cạnh đó cũng là thói quen xin thêm túi nilon để bọc ngoài của người mua hàng cũng như người bán hàng sẵn lòng cho thêm vì lo sợ mất lòng khách hàng. Người dân quá lệ thuộc vào bao bì nilon, sử dụng chúng cho mọi mục đích từ đựng thực phẩm, đựng rác đến việc đi mua cháo cho trẻ em.

Nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan đến bao bì nilon như tác hại của chúng, giá cả, các quy định về chúng,… thì khá hạn chế và chỉ ở một mức độ là biết đến chứ chưa thực sự hiểu. Và kênh/nguồn mà người dân biết đến cũng chỉ bó hẹp, chủ yếu trên truyền hình hoặc nghe người khác nói đến mà thôi. Vì vậy việc tuyên truyền cho người dân cần được thực hiện ở tất cả mọi mặt, đa phương diện mới có thể dem lại hiệu quả tôt nhất.

Người dân đã ý thức được thói quen sử dụng bao bì nilon của mình ảnh hưởng như thế nào đến môi trường nên hầu hết người dân đồng ý thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilon sang sử dụng các lợi túi khác nếu có và phù hợp.

2. Kiến nghị

Việc cắt giảm, hạn chế sử dụng bao bì nilon trong cuộc sống người dân không phải trong một sớm một chiều mà cần được thực hiện trong thời gian dài và đồng bộ.

Giải pháp đánh thuế túi nilon, chính sách trợ giá, chỉ nên thực hiện trong một thời gian nhất định vì giải pháp đánh thuế túi nilon và thực hiện thiết lập quyền sở hữu nhằm mục đích là giảm thiểu túi nilon trong thời gian nghiên cứu tìm loại túi khác thân thiện với môi trường còn giải pháp chính sách trợ giá chỉ mang mục đích trợ giúp các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất túi nilon khó phân hủy sang hướng kinh doanh túi nilon thân thiện với môi trường.

Chính quyền thành phố nói chung, tại 2 quận Hải Châu và quận Liên Chiểu nói riêng cần có nhiều chương trình thực tế nhằm tuyên truyền cho người dân về tác hại của bao bì nilon và phổ biến các giải pháp hạn chế bao bì nilon cũng như các loại túi thân thiện môi trường thay thế.

Chính quyền địa phương cần có giải pháp đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ môi trường tại phường. Ngoài ra, phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, hội có liên quan như các trường học, Hội phụ nữ,… nhằm hỗ trợ, giúp đỡ để cùng nhau thực hiện các biện pháp cắt giảm sử dụng bao bì nilon.

Người dân nên mang theo giỏ nhựa khi đi chợ, hạn chế xin thêm bao nilon khi mua hàng. Bên cạnh đó cần tham gia tốt các hoạt động tuyên truyền nếu có tổ chức. Đặc biệt đối với trẻ em ở bậc tiểu học, nhà trường cùng các thầy cô cần có sự quan tâm hơn nữa đến cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa về bảo về môi trường nhằm nâng cao nhận thức cho các em và dạt được kết quả cao trong các nội dung hoạt động

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng năm 2010, Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng

[2]. Báo cáo Tình hình quản lý CTR trên địa bàn TP Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng

[3]. Báo cáo Về việc phục vụ dự án: Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020,Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng [4]. Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật thuế Môi trường, 2010.

[5]. Báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, UBND quận Hải Châu và UBND quận Liên Chiểu

[6]. Lê Thi Tuyết Ái, Hồ Văn Luân (2013), Ảnh hưởng của bao bì tới sức khỏe người tiêu dùng, khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Nha Trang.

[7]. Luật Thuế BVMT năm 2010, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

[8]. Nguyễn Ngọc Thùy Dương, Bùi Thị Kim Huệ, Trần Ái Thi, Nguyễn Thị Ngọc Linh, Pham Thị Ngoc Hiếu (2009), Ngoại tác – tác hại của túi nilon với môi trường, Đại học Mở TPHCM.

[9]. Nguyễn Thị Trúc Mi, Nguyễn Thị Hàn Ni (2010), Tác động ngoại vi của bao nilon trong đời sống hiện nay, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. [10]. PGS.TS. Phùng Chí Sỹ (2011), Các biện pháp giảm phát thải bao bì nilông khó phân hủy tại Việt Nam, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường.

[11]. Trần Quang Ninh (2008), Tổng luận “Chất thải nhựa, túi nilon và công nghệ xử lý”, Trung tâm thông tin KH & CN Quốc gia.

[12]. Trần Thị Kiều Ngân (2012), Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nylon tại thành phố Đà Nẵng, Đại Học Đà Nẵng.

[13]. Trần Thanh Tùng (2006), Phân tích diễn biến hình thái cửa sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường số 14, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG NGƢỜI DÂN/ HỘ GIA ĐÌNH Về viêc sử dụng bao bì nilon và hoạt động hạn chế phát sinh bao bì nilon tại

một số địa điểm trên địa bàn TP Đà Nẵng

Đà Nẵng, ngày…tháng…năm 2014 Thưa ông (bà) tôi là sinh viên khoa Hóa trường đại học Sư Phạm ĐN. Hiện nay tôi đang tiến hanh khảo sát một số vấn đề liên quan đến thực trạng sử dụng bao bì nilon và các hoạt động hạn chế sử dụng bao bì nilon trên địa bàn để làm đề tài hoàn thành khóa học. Tôi mong ông (bà) có thể dành ít thời gian trả lời cho chúng tôi các câu hỏi sau đây để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

Họ tên ngƣời trả lời :………Nam/Nữ Địa chỉ : Tổ:…….. Phường: ………...Quận:……….…..………

1. Số nhân khẩu trong gia đình :………(người)

2. Nghề nghiệp :……….

3. Thu nhập hàng tháng

< 3 triệu đồng/người 3-5 triệu đồng/người >5 triệu đồng/ người

4. Trình độ học vấn:

Tiểu học . Trung học phổ thông

Trung học cơ sở . trên trung học phổ thông

5. Theo ông (bà) túi nilon có vai trò nhƣ thế nào trong cuộc sống hằng ngày?

Vô cùng quan trọng Quan trọng Bình thường Không cần thiết

6. Ông (bà) sử dụng túi nilon vào những mục đích gì?

Đi mua sắm Đựng thực phẩm Túi đựng rác Khác: ………

7. Mỗi ngày gia đình ông (bà) sử dụng khoảng bao nhiêu túi nilon

8. Với lƣợng túi nilon sử dụng, ông (bà) nghĩ là nhiều hay không?

Có Không

9. Ông bà có biết giá thành của túi nilon là bao nhiêu không?

Có Không

10. Tại chợ, siêu thị hay các cửa hàng ông (bà) mua sắm, túi nilon có đƣợc phát

miễn phí không?

Có Không

11. Ông (bà) có biết rằng “Túi nilon là mặt hàng chịu thuế cao” không? Có Không

12. Ông (bà) có bao giờ nghe nói đến tác hại của túi nilon không?

Biết rất rõ Thỉnh thoàng Chưa bao giờ

13. Ông bà nghe/biết/ tìm hiểu tác hại của bao bì nilon từ nguồn thông tin nào?

Ti vi, báo chí, truyền thanh Các buổi hội thảo, tuyên truyền Internet Thông qua người khác

14. Theo ông (bà) túi nilon ảnh hƣởng đến:

Sức khỏe con người Gây ô nhiễm môi trường Mất mỹ quan đô thị Tất cả

15. Sau khi sử dụng thì ông (bà) thƣờng xử lý thế nào với túi nilon?

Vứt sọt rác Rửa sạch để lần sau dùng lại Cả 2 phương án

16. Ông (bà) thƣờng tái sử dụng đối với những loại túi nào?

Túi mỏng có đai xách Túi dày có đai xách

Túi mỏng không có đai xách Túi dày không có đai xách

17. Với mỗi túi nilon ông bà thƣờng tái sử dụng bao nhiêu lần?

18. Tại địa phƣơng có các chƣơng trình tuyên truyền hạn chế sử dụng bao nilon không?

Có Không Thỉnh thoảng

19. Gia đình ông (bà) có tham gia các chƣơng trình đó không? Có Không Thỉnh thoảng

20. Gia đình ông (bà) đánh giá nhƣ thế nào về việc tryên truyền tác hại sử dụng

bao bì nilon cũng nhƣ hạn chế sử dụng bao bì nilon tại địa phƣơng?

Chưa tổ chức Có tổ chức, hoạt động không hiệu quả Có tổ chức nhưng ít, không thu hút Có tổ chức rộng rãi và hiệu quả

21. Ông (bà) có đang sử dụng túi thân thiện thay cho túi nilon không?

Có Không

22. Theo ông (bà) chúng ta có nên thay đổi thói quen sử dụng túi nilon không?

Có Không

23. Theo ông (bà) để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truền về tác hại và hạn

chế sử dụng bao bì nilon cũng nhƣ ý thức bảo vệ môi trƣờng thì hình thức tổ chức nào là phù hợp ?

Phát tờ rơi, tài liệu Tổ chức chương trình, hoạt động thực tế Loa, đài phát thanh Khác……….

24. Ông (bà) có ý tƣởng nào nhằm hạn chế sử dụng bao bì nilon hiện nay không?

……… ……… Trân trọng cám ơn ông (bà) đã dành thời gian trả lời câu hỏi của chúng tôi.

Đà Nẵng, ngày…...tháng…..năm 2015

NGƢỜI LẤY Ý KIẾN NGƢỜI ĐƢỢC LẤY Ý KIẾN

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT CÁC HỘ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH/BUÔN BÁN Về viêc sử dụng bao bì nilon và hoạt động hạn chế phát sinh bao bì nilon tại

một số địa điểm trên địa bàn TP Đà Nẵng

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2015

Thưa ông (bà) tôi là sinh viên khoa Hóa trường đại học Sư Phạm ĐN. Hiện nay tôi đang tiến hanh khảo sát một số vấn đề liên quan đến thực trạng sử dụng bao bì nilon và các hoạt động hạn chế sử dụng bao bì nilon trên địa bàn để làm đề tài hoàn thành khóa học. Tôi mong ông (bà) có thể dành ít thời gian trả lời cho chúng tôi các câu hỏi sau đây để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

Họ tên ngƣời trả lời :………Nam/Nữ Địa chỉ cửa hàng (sạp chợ) ……… Mặt hàng kinh doanh: ………..

1. Theo ông (bà) mặt hàng mà cửa hàng đang kinh doanh có thực sự cần thiết

phải sử dụng túi nilon không?

Vô cùng cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

2. Cửa hàng ông (bà) sử dụng hết bao nhiêu túi nilon mỗi ngày?

0,5-1 kg 1-2 kg >2 kg

Giá cho mỗi kg là bao nhiêu ?...

3. Tai cửa hàng ông (bà) túi nilon có đƣợc phát miễn phí cho khách hàng hay

không?

Có Không

4. Trong thực tế nhiều ngƣời mua hàng thƣờng xin thêm túi nilon để bọc

ngoài, ông (bà) có cho thêm không?

Có Không

5. Ông (bà) có biết rằng “Túi nilon là mặt hàng chịu thuế cao” không?

6. Ông (bà) có bao giờ nghe nói đến tác hại của túi nilon không?

Biết rất rõ Thỉnh thoàng Chưa bao giờ

7. Ông bà nghe/biết/ tìm hiểu tác hại của bao bì nilon từ nguồn thông tin nào?

Ti vi, báo chí, truyền thanh Các buổi hội thảo, tuyên truyền Internet Thông qua người khác

8. Theo ông (bà) túi nilon ảnh hƣởng đến:

Sức khỏe con người Gây ô nhiễm môi trường Mất mỹ quan đô thị Tất cả

9. Cửa hàng ông (bà) có sử dụng bao bì nilon đã qua sử dụng để chứa đựng hàng hóa cho khách hàng không?

Có Không

Nếu CÓ thì khoảng bao nhiêu phần trăm ………%

10. Ông (bà) thƣờng tái sử dụng đối với những loại túi nào?

Túi mỏng có đai xách Túi dày có đai xách

Túi mỏng không có đai xách Túi dày không có đai xách

11. Tại địa phƣơng có các chƣơng trình tuyên truyền hạn chế sử dụng bao nilon không?

Có Không Thỉnh thoảng

12. Cửa hàng ông (bà) có tham gia các chƣơng trình đó không? Có Không Thỉnh thoảng

13. Cửa hàng ông (bà) đánh giá nhƣ thế nào về việc tryên truyền tác hại sử dụng bao bì nilon cũng nhƣ hạn chế sử dụng bao bì nilon tại địa phƣơng?

Chưa tổ chức Có tổ chức, hoạt động không hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì ni lon tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 72 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)