Phân tích thực trạng KTĐG ở trƣờng THPT thông qua điều tra khảo sát giáo

Một phần của tài liệu Xây dựng Rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi học chương “Động lực học chất điểm” (Vật lý lớp 10- Nâng cao). (Trang 51 - 52)

8. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.7.1 Phân tích thực trạng KTĐG ở trƣờng THPT thông qua điều tra khảo sát giáo

sát giáo viên.

Để khảo sát thực trạng KTĐG ở trƣờng THPT thì tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát ý kiến của giáo viên tổ vật lý trƣờng THPT Phạm Phú Thứ (Hòa Liên- Đà Nẵng).

Trong câu hỏi 1 “Trong một học kỳ các Thầy (Cô) thƣờng tổ chức các bài kiểm tra nào?” thì biết đƣợc rằng ở phổ thông trong một học kỳ có các bài kiểm tra sau: Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kỳ.

Để khảo sát cụ thể nội dung của từ bài kiểm tra trong một học kỳ thì tôi đi khảo sát câu hỏi 2. Qua khảo sát biết đƣợc rằng ở bài kiểm tra miệng thời gian sẽ là mỗi ngày sau khi học xong 1 bài, kiểm tra từ 1 2 HS, nội dung tập trung ở lý thuyết bài cũ và bài tập vận dụng, hình thức kiểm tra là tự luận. Kiểm tra 15 phút thời gian sẽ theo phân phối chƣơng trình (thƣờng 1 chƣơng), kiểm tra cả lớp, nội dung tập trung ở lý thuyết và bài tập vận dụng bậc thấp, hình thức kiểm tra là tự luận. Kiểm tra 1 tiết thời gian sẽ theo phân phối chƣơng trình (thƣờng 2 chƣơng), kiểm tra cả lớp, nội dung tập trung ở lý thuyết và bài tập, hình thức kiểm tra là tự luận & trắc nghiệm. Kiểm tra thực hành thời gian sẽ theo phân phối chƣơng trình (thƣờng 2 chƣơng), kiểm tra cả lớp, nội dung tập trung ở lý thuyết và thực hành, hình thức kiểm tra là tự luận & thí nghiệm. Kiểm tra học kỳ thời gian sẽ theo phân phối chƣơng trình, kiểm tra cả lớp, nội dung tập trung ở lý thuyết và bài tập, hình thức kiểm tra là tự luận & trắc nghiệm. Qua kết quả trên cho thấy mỗi ngày đều kiểm tra miệng nhƣng chỉ từ 1 đến 2 HS, chƣa kiểm tra hết đƣợc cả lớp có hiểu bài, học bài cũ không và các em đã kiểm tra rồi thì sẽ không học bài. Hình thức kiểm tra chủ yếu ở đây là phần tự luận làm bài tập do đó, chỉ mới kiểm tra mức độ ghi nhớ công thức vận dụng làm bài tập chƣa kiểm tra đƣợc HS có biết vận dụng kiến thức vật lý đã học vào thực tế.

Trong câu hỏi 3 khảo sát quy trình soạn bài kiểm tra, thì kết quả cho biết giáo viên sẽ dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, mục tiêu và nội dung SGK soạn ra một ma trận đề gồm nội dung câu hỏi của bài kiểm tra, thang điểm tƣơng ứng, mức độ vận dụng bậc thấp, vận dụng bậc cao, lý thuyết. Sau đó ở câu hỏi 4 khảo sát quy trình thiết kế đáp án cho bài kiểm tra thì kết quả cho biết từ ma trận đề sẽ xây dựng nên đáp án. Ở đây, đề và đáp án đƣợc giáo viên tự xây dựng và không công khai với học sinh.

Để khảo sát KTĐG ở chƣơng “Động lực học chất điểm” tôi đã đặt câu hỏi 5, 6,7,8. Ở câu hỏi 5 tôi khảo sát các câu hỏi kiểm tra chủ yếu ở mức độ nào thì kết quả cho thấy mức độ chỉ cần nhớ lý thuyết và vận dụng đƣợc công thức để làm bài tập.

Và câu hỏi 6 tôi đã hỏi “Trong chƣơng Động lực học chất điểm câu hỏi kiểm tra thƣờng chủ yếu ở nội dung nào?”, kết quả cho thấy nội dung chủ yếu là các định nghĩa, công thức và bài tập có ở SGK và SBT, câu hỏi thực tế. Để khảo sát cách đánh giá kết quả học tập của HS thì tôi đặt câu hỏi “Trong chƣơng Động lực học chất điểm thƣờng đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào gì?”. Kết quả cho thấy đánh giá dựa qua các bài kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết… mà các em đƣợc làm ở chƣơng này. Và câu hỏi 8 tôi hỏi “Sau mỗi bài học của chƣơng Động lực học chất điểm thƣờng kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh thông qua gì?”, kết quả cho thấy thƣờng kiểm tra miệng và kiểm tra các bài tập có trong SGK và SBT. Ở đây KTĐG năng lực học sinh chỉ tập trung kiểm tra khả năng ghi nhớ lý thuyết và khả năng vận dụng công thức làm bài tập còn đánh giá thông qua các điểm số của mỗi bài kiểm tra trên. GV chỉ chủ yếu cho học sinh kiểm tra bằng hình thức tự luận trên giấy không kiểm tra đƣợc khả năng hoạt động nhóm, khả năng thuyết trình, khả năng vận dụng kiến thức vật lý đã học vào cuộc sống đời thƣờng… nhƣ vậy chƣa đánh giá đƣợc một cách toàn diện năng lực của HS.

Ở câu hỏi 9 tôi khảo sát việc sau mỗi bài học xây dựng bài tập về nhà để làm nhóm nhằm kiểm tra mức độ hiểu kiến thức của cả lớp có cần thiết không thì kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.9. Sự cần thiết của việc xây dựng bài tập nhóm sau mỗi bài học

Mức độ Tỉ lệ phần trăm

Cần thiết 90%

Không cần thiết 10 %

Qua kết quả khảo sát cho thấy sau mỗi bài học GV cần thiết phải xây dựng các bài tập về nhà để HS làm nhóm nhằm kiểm tra đƣợc mức độ hiểu bài của cả lớp, khả năng làm việc nhóm, khả năng khám phá, tìm hiểu khoa học thông qua các bài tập có tính thực tiễn, gần gũi với cuộc sống HS giúp dễ hiểu, ghi nhớ kiến thức vật lý đƣợc học và gây đƣợc hứng thú học tập cũng nhƣ thấy đƣợc vai trò của Vật lý trong đời sống, kĩ thuật.

Trong câu 10, khảo sát các câu hỏi kiểm tra nhằm đánh giá năng lực học tập của HS thì kết quả cho biết các câu hỏi cần đi từ vận dụng bậc thấp (bài tập dễ) đến vận dụng bậc cao (bài tập khó) và các bài tập mang tính thực tiễn.

Một phần của tài liệu Xây dựng Rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi học chương “Động lực học chất điểm” (Vật lý lớp 10- Nâng cao). (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)